Doanh nghiệp bán lẻ và các loại hình bán lẻ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 44)

7. Kết cấu luận án

2.1.2.Doanh nghiệp bán lẻ và các loại hình bán lẻ

2.1.2.1. Doanh nghiệp bán lẻ

Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác, mục tiêu của các doanh nghiệp đều hướng tới việc sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường. Bán lẻ là hình thức kinh doanh thương mại, doanh nghiệp bán lẻ đầu tư tiền, mua sắm hàng hóa và phân phối chúng tới tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho mình.

Cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cũng hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Các mặt hàng kinh doanh của các doanh nghiệp là những mặt hàng không cấm, kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện phụ thuộc vào quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp định nghĩa “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Bán lẻ là một phần của hoạt động thương mại, phản ánh mối quan hệ buôn bán hàng hóa/dịch vụ giữa những nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ hoặc các thương gia với người tiêu dùng cuối cùng. Tùy theo từng lĩnh vực ngành hàng, hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp có thể là hoạt động kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện. Như vậy, có thể khái quát khái niệm về doanh nghiệp bán lẻ như sau: “Doanh nghiệp bán lẻ là doanh nghiệp thực hiện chức năng phân phối hàng hóa/dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng, có đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật về vốn, tư cách pháp nhân, điều kiện kinh doanh”

31

2.1.2.2. Các loại hình doanh nghiệp bán lẻ

Hiện nay các loại hình doanh nghiệp bán lẻ rất đa dạng từ các hình thức bán trực tiếp đến các hình thức bán online. Theo truyền thống phân loại các nhà nghiên cứu phân loại các loại hình bán lẻ theo các tiêu thức như: (1) chủng loại hàng hóa được bán; (2) sự quan tâm tương đối về giá cả; (3) tính chất phục vụ; (4) loại hình sở hữu của hàng và (5) mức độ tập trung của các cửa hàng [15].

Bảng 2.1 Các phương thức phân phân loại cửa hàng bán lẻ Chủng loại hàng hóa Sự quan tâm tương đối về giá cả Tính chất phục vụ Loại hình sở hữu Mức độ tâp trung các cửa hàng Cửa hàng chuyên doanh Cửa hàng bách hóa tổng hợp Siêu thị Cửa hàng bán hàng tiêu dùng thường ngày Khu vực phức hợp thương mại Cửa hàng hạ giá Kho – cửa hàng Phòng trưng bày bán hàng theo catalog Bán hàng theo đơn Máy bán hàng tự động Bán hàng có chiết khấu Bán hàng lưu động Bán hàng qua mạng internet Mạng lưới công ty Mạng lưới những người bán lẻ tự nguyện Hợp tác xã tiêu thụ Liên hiệp những người được quyền ưu đãi Tập đoàn bán lẻ Khu vực kinh doanh trung tâm Trung tâm thương mại khu vực Trung tâm thương mại quận/huyện Chợ Nguồn: [15] Trong đó:

Chia theo tiêu chí về chủng loại hàng hóa có (1) cửa hàng chuyên doanh; (2) cửa hàng bách hóa tổng hợp; (3) siêu thị; (4) cửa hàng phục vụ nhu cầu thường ngày; (5) tổ hợp thương mại và (6) cửa hàng dịch vụ lẻ.

Cửa hàng chuyên doanh: Là cửa hàng chuyên bán một số chủng loại hàng hóa, nhưng rất phong phú như cửa hàng sách, dụng cụ thể thao, quần áo, Các chuyên gia cho rằng cửa hàng chuyên doanh là một xu thế của bán lẻ hiện đại do quá trình phân

32

khúc thị trường, chuyên môn hóa hàng hóa. Tuy nhiên, các cửa hàng chuyên doanh có thể gặp bất lợi khi mặt hàng chuyên doanh trở nên không còn thịnh hành.

Cửa hàng bách hóa tổng hợp: Là loại cửa hàng bán một nhóm các chủng loại hàng hóa thường bao gồm quần áo, đồ gia dụng, dụng cụ bếp… Mỗi nhóm hàng hóa phân theo chủng loại thường có bộ phận chuyên trách.

Các siêu thị: Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn, khối lượng hàng hóa lớn thỏa mãn được nhiều nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Thông thường các siêu thị có số mặt hàng rất đa dạng thuộc các nhóm ngành hàng khác nhau. Siêu thị có thể thuộc về một chủ cá thể nhưng cũng có thể thuộc về mạng lưới.

Cửa hàng phục vụ nhu cầu thường ngày: thường là các cửa hàng nhỏ phục vụ các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày ở gần các khu dân cư, có tốc độ quay vòng cao. Cửa hàng phục vụ tồn tại dựa trên tính thuận tiện, thường bán các mặt hàng mua không chủ động hoặc giá trị thấp.

Tổ hợp thương mại: Là tổ hợp của nhiều của hàng, siêu thị bao gồm nhiều chủng loại ngành hàng.

Các cửa hàng dịch vụ lẻ: Là những đơn vị cung cấp dịch vụ không phải các hàng hóa hữu hình. Các dạng của cửa hàng dịch vụ lẻ như khách sạn, nhà nghỉ, ngân hàng, câu lạc bộ sức khỏe…Đây là những đơn vị cung cấp chủ yếu dịch vụ mà không phải các hàng hóa hữu hình.

Chia theo tiêu chí về sự quan tâm tương đối về giá cả các loại hình bán lẻ có thể được chia thành (1) cửa hàng hạ giá; (2) kho – cửa hàng; (3) cửa hàng giới thiệu sản phẩm theo catalogue.

Cửa hàng hạ giá: Là những cửa hàng bán những hàng hóa tiêu chuẩn theo giá thấp hơn bằng cách giảm định mức lợi nhuận và tăng khối lượng bán hàng. Cửa hàng hạ giá thường dựa trên ưu thế về khối lượng bán để hạ mức giá xuống.

Kho – cửa hàng: Kho cửa hàng là một hình thức doanh nghiệp thương mại hạ giá với khối lượng dịch vụ hạn chế và bỏ qua mọi rườm rà với mục đích bán nhiều hàng hóa hơn theo một mức giá hạ. Dạng kho – cửa hàng không phổ biến ở các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nhưng khá phổ biến ở các nước phát triển.

Cửa hàng giới thiệu sản phẩm theo catalogue:

Chia theo tính chất của gian hàng các loại hình bán lẻ có thể được chia thành các dạng (1) bán lẻ theo đơn đặt hàng; (2) bán qua máy bán hàng tự động; (4) phục

33

vụ theo đơn có chiết khấu; (5) bán hàng lưu động và (6) bán hàng qua mạng internet.

Bán lẻ theo đơn đặt hàng: Là kênh bán trực tiếp nhận đặt hàng theo đơn và vận chuyển tới địa chỉ khách hàng, phương thức đặt hàng qua điện thoại, email. Phương thức này khá phổ biến ở các nước phát triển nhưng tại Việt Nam còn khá hạn chế.

Bán qua máy tự động: Bán qua máy tự động là một loại hình bán hàng khá phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên hình thức này chỉ được thực hiện trong các tổ hợp giải trí tại các thành phố lớn tại Việt Nam do tâm lý mua hàng và thói quen mua hàng.

Phục vụ theo đơn có chiết khấu: Đây là hình thức phục vụ những nhóm khách hàng đặc biệt. Những nhóm khách hàng này được nhận ưu đãi từ nhà bán lẻ khi mua các hàng hóa/dịch vụ nhất định.

Bán hàng lưu động: Là hình thức bán hàng không cố định, các nhà bán lẻ đến từng nhà để giới thiệu và bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.

Bán hàng qua mạng internet: Bán hàng qua mạng internet là một hình thức bán hàng ngày càng trở lên phổ biến. Thông tin về hàng hóa/dịch vụ được cung cấp qua internet qua các website bán hàng, các diễn đàn, mạng xã hội. Các hình thức sơ khai của bán hàng qua internet chỉ xem internet như công cụ cung cấp thông tin. Ngày nay, có rất nhiều hình thức mua bán, giao dịch qua internet có sự kết nối giữa người bán, người mua, ngân hàng, nhà cung cấp tiện ích thanh toán…

Chia theo loại hình sở hữu có thể chia các hình thức bán lẻ thành (1) công ty nhượng quyền; (2) các hợp tác xã bán hàng; (3) tổ chức của những người có quyền ưu đãi và (4) tập đoàn bán lẻ.

Công ty nhượng quyền: hay mua bán thương quyền là việc chia sẻ quyền thương mại về cung cấp hàng hóa dịch vụ nào đó. Đây là hình thức hai hay nhiều doanh nghiệp đồng sở hữu và kiểm soát, bán những chủng hàng tương tự nhau và bên bán hàng phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định từ bên nhượng quyền.

Hợp tác xã bán hàng: Là một hình thức công ty bán lẻ hình thành do sự góp vốn của người tiêu dùng, cư dân địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức của những người có quyền ưu đãi: Là hình thức liên kết theo hợp đồng giữa những người sở hữu và những người được hưởng quyền ưu đãi mà những nhóm đối tượng khác không được hưởng.

34

Các tập đoàn bán lẻ: Tập đoàn bán lẻ là công ty chuyên về bán lẻ lớn, thường được tổ chức ở dạng chuỗi. Tập đoàn bán lẻ có thể đơn sở hữu nhưng phần nhiều được điều hành dưới dạng các công ty cổ phần.

Phân chia theo dạng tập trung của cửa hàng có thể chia thành các nhóm như (1) khu vực kinh doanh trung tâm; (2) trung tâm thương mại khu vực; (3) trung tâm thương mại quận/huyện; (4) trung tâm thương mại phường/xã. Cách phân loại này có tính chất khu vực và đôi khi không đồng nhất về quy mô.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 44)