Đánh giá sơ bộ tính tin cậy của các chỉ tiêu đo lường các nhân tố trong mô hình

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 109 - 116)

7. Kết cấu luận án

3.3.1. Đánh giá sơ bộ tính tin cậy của các chỉ tiêu đo lường các nhân tố trong mô hình

mô hình

Như đã trình bày trong chương 1, để đánh giá sơ bộ tính tin cậy của các thang đo đã xây dựng được cho từng nhân tố trong mô hình tác giả sử dụng kiểm định tính tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, hệ số tương quan biến tổng và phân tích khám phá nhân tố lần lượt cho từng nhân tố. Những thang đo đơn hướng được đánh giá lần lượt, những thang đo đa hướng (năng lực marketing, định hướng kinh doanh) được phân tích riêng cho từng thành phần. Mẫu nghiên cứu sử dụng cho đánh giá sơ bộ là 117 người thuộc Ban giám đốc các công ty có hoạt động bán lẻ tại Hải Phòng. Kết quả đánh giá lần lượt cho từng nhân tố như sau:

3.3.1.1 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo năng lực marketing

Trong nghiên cứu này thang đo năng lực marketing được xây dựng là một thang đo đa hướng với bốn thành phần bao gồm (1) đáp ứng khách hàng; (2) chất lượng mối quan hệ; (3) thích ứng với môi trường vĩ mô và (4) phản ứng với đối thủ cạnh tranh. Kết quả đánh giá tính tin cậy của bộ câu hỏi đo lường cho từng thành phần từ dữ liệu nghiên cứu sơ bộ như sau:

Kết quả đánh giá tính tin cậy thang đo nhân tố “đáp ứng khách hàng”:

Nhân tố “đáp ứng khách hàng” trong nghiên cứu này được thiết kế từ năm biến quan sát khác nhau từ DU1 đến DU5. Kết quả đánh giá tính tin cậy bằng kiểm định Cronbach Alpha cho thấy hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (0.758), tất cả các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (bảng 3.21). Điều này cho thấy, các biến quan sát đo lường nhân tố “đáp ứng khách hàng” đạt tính nhất quán nội tại và không có biến quan sát nào là biến rác cần phải loại ra khỏi

100

thang đo. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.783), các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p – value < 0.05), phương sai giải thích lớn hơn 50% (51.667) và tất cả các biến quan sát đều hội tụ thành một nhân tố duy nhất. Điều đó cho thấy, sử dụng phân tích khám phá nhân tố là phù hợp và thang đo nhân tố “đáp ứng khách hàng” là một thang đo đơn hướng.

Bảng 3.21 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố đáp ứng khách hàng Kiểm định Cronbach Alpha Phân tích khám phá nhân tố Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến Factor

loading KMO p-value

Phương sai giải thích Nhân tố “đáp ứng khách hàng”: α =0.758, N =5 DU1 0.540 0.714 0.735 0.783 .000 51.667 DU2 0.612 0.686 0.792 DU3 0.596 0.689 0.780 DU4 0.493 0.726 0.675 DU5 0.417 0.753 0.593

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “chất lượng mối quan hệ”:

Nhân tố “chất lượng mối quan hệ” trong nghiên cứu này được thiết lập từ bốn biến quan sát từ QH1 đến QH4 để bao trùm hết các khía cạnh cần đo lường. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng kiểm định Cronbach Alpha cho thấy hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (0.868), các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (bảng 3.22). Điều này cho thấy các biến quan sát được xây dựng để đo lường nhân tố “chất lượng mối quan hệ” đạt tính tin cậy cần thiết và không có biến nào cần phải loại khỏi thang đo đánh giá. Kết quả phân tích khám phá nhân tố cho thấy sử dụng phân tích khám phá nhân tố với dữ liệu nghiên cứu là phù hợp: Hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.772), các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05), phương sai giải thích lớn hơn 50% (72.094%) và các biến quan sát hội tụ duy nhất thành một nhân tố (bảng 3.22). Điều này cho thấy thang đo nhân tố “chất lượng mối quan hệ” là một thang đo đơn hướng.

101

Bảng 3.22 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố chất lượng mối quan hệ Kiểm định Cronbach Alpha Phân tích khám phá nhân tố Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến Factor loading KMO p- value Phương sai giải thích

Nhân tố “chất lượng mối quan hệ”: α = 0.868, N =4

QH1 0.714 0.837 0.840

0.772 0.000 72.094

QH2 0.753 0.819 0.872

QH3 0.748 0.821 0.862

QH4 0.680 0.849 0.822

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “ thích ứng với môi trường vĩ mô”:

Nhân tố “thích ứng với môi trường vĩ mô” được xây dựng từ năm biến quan sát từ MT1 đến MT5. Kết quả đánh giá qua mẫu sơ bộ bằng kiểm định Cronbach Alpha cho thấy các biến quan sát sử dụng để đo lường thang đo nhân tố đạt tính nhất quán nội tại và không có biến quan sát nào cần phải loại bỏ, hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (0.785), các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (bảng 3.23). Phân tích khám phá nhân tố cũng cho thấy hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.776), kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05), các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5 và các biến quan sát hội tụ về một nhân tố duy nhất (bảng 3.23). Điều đó cho thấy, sử dụng phân tích khám phá nhân tố là phù hợp và thang đo nhân tố “môi trường vĩ mô” là thang đo đơn hướng.

Bảng 3.23 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố thích ứng với môi trường vĩ mô

Kiểm định Cronbach Alpha Phân tích khám phá nhân tố Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến Factor

loading KMO p-value

Phương sai giải thích

Nhân tố “môi trường vĩ mô”: α = 0.785, N =5

MT1 0.569 0.743 0.743 0.776 0.000 54.064 MT2 0.591 0.736 0.757 MT3 0.535 0.754 0.717 MT4 0.658 0.713 0.809 MT5 0.461 0.777 0.640

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “phản ứng với đối thủ cạnh tranh”:

102

Thang đo nhân tố “phản ứng với đối thủ cạnh tranh” là một thành phần của năng lực marketing và được đo lường bằng sáu biến quan sát từ PU1 đến PU6. Kết quả đánh giá tính tin cậy của thang đo nhân tố bằng kiểm định Cronbach Alpha cho thấy hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (0.822), các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (bảng 3.24). Điều đó cho thấy, thang đo nhân tố “phản ứng với đối thủ cạnh tranh” đạt tính tin cậy cần thiết và không có biến quan sát nào cần loại khỏi thang đo. Kết quả phân tích khám phá nhân tố cho thấy các hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.811), kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05), các hệ số factor loading đếu lớn hơn 0.5 và các biến quan sát hội tụ thành một nhân tố duy nhất (bảng 3.24). Điều đó chứng tỏ, sử dụng phân tích khám phá nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và thang đo nhân tố “phản ứng với đối thủ cạnh tranh” là một thang đo đơn hướng.

Bảng 3.24 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố phản ứng với đối thủ cạnh tranh

Kiểm định Cronbach Alpha Phân tích khám phá nhân tố Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến Factor

loading KMO p-value

Phương sai giải

thích

Nhân tố “phản ứng với đối thủ cạnh tranh”: α = 0.822, N =6

PU1 0.536 0.804 0.672 0.811 0.000 53.113 PU2 0.516 0.810 0.659 PU3 0.628 0.784 0.759 PU4 0.539 0.803 0.691 PU5 0.65 0.78 0.783 PU6 0.663 0.776 0.796

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả 3.3.1.2. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực thích nghi”.

Thang đo nhân tố “năng lực thích nghi” được xây dựng là một thang đo đơn hướng bao gồm bốn biến quan sát từ TN1 đến TN4 trong nghiên cứu này. Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha cho thấy thang đo đạt tính tin cậy cần thiết, hệ số Cronbach Alpha tính toán được lớn hơn 0.6 (0.776), không có biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 nên các biến đều được giữ lại (bảng 3.25). Kết quả phân tích khám phá nhân tố cho thấy các hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.650), kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05), các hệ factor

103

loading đều lớn hơn 0.5 (bảng 3.25). Điều đó cho thấy thang đo nhân tố “năng lực thích nghi” đạt tính tin cậy cần thiết và thực sự là một thang đo đơn hướng.

Bảng 3.25 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực thích nghi Kiểm định Cronbach Alpha Phân tích khám phá nhân tố Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến Factor

loading KMO p-value

Phương sai giải

thích

Nhân tố “năng lực thích nghi”: α = 0.776, N =4

TN1 0.510 0.755 0.727

0.650 0.000 60.277

TN2 0.625 0.697 0.804

TN3 0.662 0.681 0.830

TN4 0.535 0.750 0.739

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả 3.3.1.3. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực sáng tạo”

Nhân tố “năng lực sáng tạo” trong nghiên cứu được thiết lập bằng bốn biến quan sát từ ST1 đến ST4. Kết quả đánh giá tính tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach Alpha cho thấy hệ số Cronbach Alpha lơn hơn 0.6 (0.747), các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (bảng 3.26). Điều đó cho thấy, các biến quan sát đo lường nhân tố “năng lực sáng tạo” đạt tính nhất quán nội tại và không có biến quan sát nào cần phải loại khỏi thang đo nghiên cứu. Phân tích khám phá nhân tố cho thấy các hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.739), kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê, các hệ số factor loading lớn hơn 05, phương sai giải thích lớn hơn 50% (57.077%) và các biến quan sát đều hội tụ về một nhân tố duy nhất (bảng 3.26). Điều đó chứng tỏ rằng, sử dụng phân tích khám phá nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và thang đo nhân tố “năng lực sáng tạo” là một thang đo đơn hướng.

Bảng 3.26 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực sáng tạo Kiểm định Cronbach Alpha Phân tích khám phá nhân tố Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến Factor

loading KMO p-value

Phương sai giải thích

Nhân tố “năng lực sáng tạo”: α = 0.747, N =4

ST1 0.516 0.703 0.733

0.739 0.000 57.077

ST2 0.499 0.713 0.718

ST3 0.598 0.657 0.795

ST4 0.566 0.678 0.774

104

3.3.1.4. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “định hướng kinh doanh”

Trong nghiên cứu này cùng với nhân tố năng lực marketing, nhân tố “định hướng kinh doanh” cũng được xây dựng là một thang đo đa hướng với hai thành phần là (1) năng lực chủ động và (2) năng lực mạo hiểm. Kết quả đánh giá tính tin cậy của các thang đo cho từng nhân tố từ dữ liệu nghiên cứu như sau:

a, Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực chủ động”:

Nhân tố “năng lực chủ động” được thiết kế bằng ba biến quan sát từ CD1 đến CD3. Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo bằng kiểm định Cronbach Alpha cho thấy các biến quan sát đo lường đạt tính nhất quán nội tại và không có biến quan sát nào cần loại khoải thang đo. Hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (0.697) và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (bảng 3.27). Phân tích khám phá nhân tố cho thấy hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.583), kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05), các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5, phương sai giải thích lớn hơn 50% (62.442%) và các biến quan sát đều hội tụ về một nhân tố duy nhất (bảng 3.27). Điều đó chứng tỏ sử dụng phân tích khám phá nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và thang đo nhân tố “năng lực chủ động” là thang đo đơn hướng.

Bảng 3.27 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực chủ động Kiểm định Cronbach Alpha Phân tích khám phá nhân tố Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến Factor

loading KMO p-value

Phương sai giải thích Nhân tố “năng lực chủ động”: α = 0.697, N =3 CD1 0.652 0.411 0.879 0.583 0.000 62.422 CD2 0.444 0.687 0.736 CD3 0.454 0.676 0.746

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả

b, Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực mạo hiểm:

Thang đo “năng lực mạo hiểm” trong nghiên cứu này được thiết lập từ ba biến quan sát từ MH1 đến MH3. Kết quả đánh giá sự tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha cho thấy hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (0.756), các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (bảng 3.28). Điều đó cho thấy, thang đo nhân tố “năng lực mạo hiểm” đạt tính nhất quán nội tại và không có biến quan sát nào là biến rác cần phải loại khỏi thang đo đã được thiết lập. Phân tích

105

khám phá nhân tố cho thấy các hệ số KMO lớn 0.5 (0.643), kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05), các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5, phương sai giải thích lớn hơn 50% (67.321%) và các biến quan sát đều hội tụ thành một nhân tố duy nhất (bảng 3.28). Điều đó cho thấy sử dụng phân tích khám phá nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và thang đo nhân tố “năng lực mạo hiểm” là một thang đo đơn hướng.

Bảng 3.28. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực mạo hiểm Kiểm định Cronbach Alpha Phân tích khám phá nhân tố Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến Factor

loading KMO p-value

Phương sai giải thích

Nhân tố “năng lực mạo hiểm”: α = 0.756, N =3

MH1 0.687 0.551 0.882

0.643 0.000 67.321

MH2 0.524 0.742 0.775

MH3 0.552 0.710 0.800

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả 3.3.1.5. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “kết quả kinh doanh”

“Kết quả kinh doanh” trong nghiên cứu này được đo lường bằng năm biến quan sát từ KQ1 đến KQ5. Bằng kiểm định Cronbach Alpha từ dữ liệu nghiên cứu sơ bộ cho thấy hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (0.738), các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng đều lớn hơn 0.3 (bảng 3.29). Điều đó chứng tỏ thang đo nhân tố “kết quả kinh doanh” được đo lường bằng các biến quan sát đã được xây dựng đạt tính nhất quán nội tại và không có biến quan sát nào cần loại khỏi thang đo lường. Phân tích khám phá nhân tố cho thấy các hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.751), kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05), các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5, phương sai giải thích xấp xỉ 50% (48.928%) và các biến quan sát đều hội tụ thành một nhân tố duy nhất (bảng 3.29). Mặc dù phương sai giải thích không vượt quá 50% cần phải loại đi biến quan sát có fator loading nhỏ. Tuy nhiên, ở đây chỉ là đánh giá sơ bộ, thang đo còn tiếp tục được đánh giá chính thức bằng phân tích khẳng định nhân tố nên tác giả không thực hiện việc loại biến. Mặt khác, các biến quan sát đều là những khía cạnh quan trọng về mặt nội dung nên tiếp tục được giữ lại. Thang đo nhân tố “kết quả kinh doanh” vẫn được xem là đạt tính tin cậy và là một thang đo đơn hướng.

106

Bảng 3.29 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố kết quả kinh doanh Kiểm định Cronbach Alpha Phân tích khám phá nhân tố Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến Factor

loading KMO p-value

Phương sai giải thích

Nhân tố “kết quả kinh doanh”: α = 0.738, N =5

KQ1 0.460 0.707 0.665 0.751 0.000 48.928 KQ2 0.505 0.690 0.703 KQ3 0.413 0.724 0.608 KQ4 0.556 0.670 0.750 KQ5 0.567 0.665 0.760

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)