Phân tích mô hình cấu trúc để đánh giá ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh tới kết quả

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 123 - 129)

7. Kết cấu luận án

3.3.3. Phân tích mô hình cấu trúc để đánh giá ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh tới kết quả

tranh tới kết quả kinh doanh và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Để kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu tác giả sử dụng phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và đánh giá tính vững của mô hình

114

bằng phân tích bootstrap. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu chính thức thu được như sau:

3.3.3.1. Kết quả phân tích mô hình SEM và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Kết quả phân tích với dữ liệu nghiên cứu chính thức cho thấy các hệ số Chi – square/df =1.616 < 3; CFI =0.845, TLI = 0.842; IFI = 0.857 đều nhỏ hơn 0.9; RMSEA = 0.057 < 0.08 (hình 3.15). Điều này cho thấy mô hình lý thuyết xây dựng chưa thực sự tương thích với dữ liệu thực tế.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS

Hình 3.15 Phân tích mô hình cấu trúc (chuẩn hóa) lần thứ nhất

Kết quả ước lượng tác động của các biến theo mô hình lý thuyết cho thấy quan hệ giữa các biến cho thấy biến năng lực thích nghi (TN) và biến năng lực marketing có p-value lớn hơn 0.1 (nhỏ nhất với biến TN là 0.202, bảng 3.23). Hay nói cách khác

115

quan hệ giữa các nhân tố này với kết quả kinh doanh là không rõ ràng. Các quan hệ này được bỏ ra khỏi mô hình và tiếp tục ước lượng để thu được mô hình tốt nhất.

Bảng 3.32 Kết quả ước lượng quan hệ giữa các biến lần thứ nhất Quan hệ giữa các biến Hệ số Beta chuẩn hóa S.E. C.R. p-

value MAR <--- KD 0.586 0.188 4.182 <0.001 ST <--- MAR 0.217 0.155 1.794 0.073 ST <--- TN 0.276 0.065 3.503 <0.001 ST <--- KD 0.569 0.267 3.676 <0.001 KQ <--- TN 0.113 0.066 1.275 0.202 KQ <--- KD 0.432 0.297 2.270 0.023 KQ <--- ST 0.330 0.165 1.821 0.069 KQ <--- MAR -0.104 0.140 -0.867 0.386

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS

Kết quả sau khi lần lượt bỏ các quan hệ giữa các biến trong mô hình không có ý nghĩa thống kê ở mức 10% với các quan hệ trong mô hình tác giả thu được mô hình cuối cùng (hình 3.16) có: Chi-square/df = 1.405 < 3, CFI = 0.904, IFI = 0.906 lớn hơn 0.9, TLI = 0.896 rất gần 0.9; RMSEA = 0.046 < 0.08 (hình). Điều này cho thấy mô hình sau điều chỉnh đã tương thích với dữ liệu thực tế, các quan hệ giữa các biến trong mô hình khả dĩ hơn.

116

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS

Hình 3.16 Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc (chuẩn hóa) lần cuối cùng

Kết quả ước lượng các quan hệ giữa các biến trong mô hình cuối cùng cho thấy các mối quan hệ nhân quả giữa năng lực marketing – năng lực thích nghi và năng lực marketing giải thích được gần 78% sự thay đổi của năng lực thích nghi (TN =0.881MAR; R2 = 0.777); năng lực thích nghi – định hướng kinh doanh trong đó năng lực thích nghi giải thích được gần 40% sự thay đổi của định hướng kinh doanh (KD =0.616 TN; R2 =0.380); năng lực marketing và định hướng kinh doanh đến năng lực sáng tạo, hai nhân tố này giải thích được gần 70% sự thay đổi của năng lực sáng tạo (ST =0.560KD + 0.376MAR; R2 = 0.684); Kết quả kinh doanh chịu ảnh hưởng trực tiếp của năng lực sáng tạo và định hướng kinh doanh, hai biến

117

này giải thích được hơn 50% sự thay đổi của kết quả kinh doanh (KQ = 0.429KD + 0.326ST; R2 =0.503) và các quan hệ này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10% (bảng 3.33). Hay nói cách khác bằng phân tích từ dữ liệu thực nghiệm ta chấp nhận các giả thuyết H1, H2, H4, H6, H7, H8 và bác bỏ các giả thuyết H3, H5.

Bảng 3.33 Kết quả ước lượng tác động giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Quan hệ các biến Hệ số Beta

chuẩn hóa S.E. C.R. p-value R2

TN <--- MAR 0.881 0.182 6.616 <0.001 0.777 KD <--- TN 0.616 0.067 4.919 <0.001 0.380 ST <--- KD 0.560 0.264 4.024 <0.001 0.684 ST <--- MAR 0.376 0.154 3.365 <0.001 KQ <--- KD 0.429 0.307 2.303 0.021 0.503 KQ <--- ST 0.326 0.149 1.906 0.057

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS 3.3.3.2. Đánh giá tính vững của mô hình nghiên cứu

Để đảm bảo tính vững của mô hình nghiên cứu cuối cùng tác giả sử dụng kiểm định bằng phương pháp bootstrap để đánh giá độ chệch (bias) của ước lượng mẫu gốc với hai mẫu có hoàn lại là 500 và 1000. Kết quả phân tích từ dữ liệu cho thấy độ chệch giữa giá trị ước lượng mẫu nghiên cứu gốc và các mẫu có hoàn lại rất nhỏ (bảng 3.34). Do đó, có thể kết luận mô hình nghiên cứu cuối cùng là vững và đáng tin cậy, có thể sử dụng mô hình để suy diễn cho tổng thể thị trường.

118

Bảng 3.34 Kết quả kiểm định tính vững của mô hình bằng kiểm định bootstrap

Quan hệ các biến lượng Ước

Ước lượng

bằng bootstrap

Bias SE-Bias CR

Mẫu có hoàn lại n1 = 500

TN <--- MAR 0.881 0.876 -0.005 0.002 -2.500 KD <--- TN 0.616 0.601 -0.015 0.004 -3.750 ST <--- KD 0.560 0.563 0.003 0.005 0.600 ST <--- MAR 0.376 0.375 -0.001 0.005 -0.200 KQ <--- KD 0.429 0.406 -0.022 0.012 -1.833 KQ <--- ST 0.326 0.342 0.016 0.012 1.333 Mẫu có hoàn lại n2 = 1000

TN <--- MAR 0.881 0.875 -0.006 0.002 -3.000 KD <--- TN 0.616 0.602 -0.014 0.003 -4.667 ST <--- KD 0.560 0.564 0.004 0.004 1.000 ST <--- MAR 0.376 0.374 -0.002 0.004 -0.500 KQ <--- KD 0.429 0.414 -0.015 0.008 -1.875 KQ <--- ST 0.326 0.334 0.008 0.008 1.000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS

3.3.4. Kết quả đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động tổng hợp của các nhân tố năng lực động doanh nghiệp tới kết quả kinh doanh

Mặc dù hai nhân tố “năng lực marketing” và “năng lực thích nghi” không có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng chúng lại có quan hệ gián tiếp qua các nhân tố khác. Để đánh giá những tác động này tác giả sử dụng hệ số tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp. Kết quả phân tích cho thấy cả bốn nhân tố đều có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó ảnh hưởng lớn nhất là nhân tố “định hướng kinh doanh” (λ = 0.611), tiếp theo là nhân tố “năng lực marketing” (λ =0.455), “năng lực thích nghi” (λ = 0.377) và cuối cùng là nhân tố “năng lực sáng tạo” (λ =0.326) (bảng 3.35)

119

Bảng 3.35 Hệ số tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của các nhân tố tới kết quả kinh doanh

Biến phụ thuộc Loại tác động Năng lực marketing Năng lực thích nghi Định hướng kinh doanh Năng lực sáng tạo Năng lực thích nghi Trực tiếp 0.881 0.000 0.000 0.000 Gián tiếp 0.000 0.000 0.000 0.000 Tổng hợp 0.881 0.000 0.000 0.000 Định hướng kinh doanh Trực tiếp 0.000 0.616 0.000 0.000 Gián tiếp 0.543 0.000 0.000 0.000 Tổng hợp 0.543 0.616 0.000 0.000 Năng lực sáng tạo Trực tiếp 0.376 0.000 0.56 0.000 Gián tiếp 0.304 0.345 0.000 0.000 Tổng hợp 0.680 0.345 0.56 0.000 Kết quả kinh doanh Trực tiếp 0.000 0.000 0.429 0.326 Gián tiếp 0.455 0.377 0.183 0.000 Tổng hợp 0.455 0.377 0.611 0.326

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)