Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu luận án

1.4.1. Quy trình nghiên cứu

Để trả lời được các câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, nghiên cứu này được thực hiện theo quy trình gồm tám (08) bước dựa trên các quy trình nghiên cứu phổ biến của Kothari [75], Creswell [60], Suanders và cộng sự [92], Nguyễn Đình Thọ [41] như sau:

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu

Các bước nghiên cứu được diễn giải như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Đây là bước đầu tiên để tiến hành nghiên cứu. Cụ thể ở đây vấn đề nghiên cứu được xác định là những nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp; tác động của những nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh động này với kết quả kinh doanh trong ngành bán lẻ; mức độ ảnh hưởng của những nhân tố năng lực cạnh tranh tới kết quả kinh doanh và có thể có những biện pháp nào để nuôi dưỡng và phát triển năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay:

Xác định vấn đề nghiên cứu Xác định khoảng trống nghiên cứu Thiết kế mô hình nghiên cứu Xây dựng thang đo nháp Đánh giá sơ bộ thang đo Thu thập dữ liệu chính thức Phân tích dữ liệu chính thức Hoàn thiện, báo

17

Bước 2: Xác định khoảng trống nghiên cứu. Từ các vấn đề nghiên cứu được xác định, tác giả tiến hành tập hợp và nghiên cứu các nghiên cứu trước đây về đánh giá năng lực cạnh tranh của các tác giả trên thế giới và tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, các nghiên cứu sử dụng các mô hình đánh giá cạnh tranh truyền thống không còn thực sự phù hợp trong môi trường biến động nhanh chóng hiện nay. Các nghiên cứu tại Việt Nam mới dừng lại là các đánh giá nghiệp vụ và các thiết kế mô tả đơn giản chưa trả lời được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cạnh tranh tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cần thiết thiết lập những mô hình phân tích dựa trên lý thuyết về năng lực động và những đánh giá định lượng bằng các phương pháp hiện đại để lượng hóa ảnh hưởng của từng nhân tố tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 3: Thiết kế mô hình nghiên cứu. Căn cứ trên việc xác định các khoảng trống nghiên cứu từ các nghiên cứu trước đây. Thông qua phân tích cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu tiên nghiệm tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá được mối quan hệ giữa các nhân tố năng lực cạnh tranh động tới kết quả kinh doanh trong điều kiện ngành bán lẻ tại Hải Phòng. Mô hình được đề xuất xem xét ảnh hưởng của bốn nhóm nhân tố chính tới kết quả kinh doanh (1) năng lực marketing; (2) năng lực sáng tạo; (3) định hướng kinh doanh và (4) năng lực thích nghi.

Bước 4: Xây dựng thang đo nháp. Căn cứ trên mô hình nghiên cứu đã được thiết kế tác giả tiến hành phát triển các thang do ban đầu để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình. Các thang đo này được tiến hành tham khảo từ các nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam. Các thang đo được hiệu chỉnh và đánh giá bổ sung thông qua thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm trước khi tiến hành đánh giá sơ bộ và chính thức thông qua quá trình điều tra

Bước 5: Đánh giá sơ bộ thang đo. Các thang đo cho các nhân tố sau khi được xây dựng sẽ được tiến hành đánh giá sơ bộ tính tin cậy và thích hợp thông qua nghiên cứu sơ bộ với cỡ mẫu dự kiến 100. Các thang đo của từng nhân tố sẽ được tiến hành đánh giá tính nhất quán nội tại bằng hê số Cronbach Alpha và tính đơn hướng qua phân tích khám phá nhân tố.

Bước 6: Thu thập dữ liệu chính thức. Sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ thang đo, những thang đo không đạt yêu cầu trong các nhân tố sẽ được loại ra. Bảng câu hỏi sau khi loại đi những thang đo không phù hợp được hiệu chỉnh và tiến hành điều tra chính thức (n=200).

18

Bước 7: Phân tích dữ liệu chính thức. Dữ liệu chính thức sẽ được làm sạch và tiến hành phân tích bằng các phương pháp thống kê đa biến như phân tích khẳng định nhân tố, phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính, phương pháp bootstrap, phân tích phương sai, để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

Bước 8: Hoàn thiện, báo cáo chính thức. Cuối cùng các kết quả nghiên cứu sẽ được tổng hợp và trình bày thành các báo cáo chính thức trình bày trong luận án.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)