Chọn mẫu và phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu luận án

1.4.4. Chọn mẫu và phương pháp điều tra

Tổng thể của nghiên cứu này được xác định là toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ tại Hải Phòng. Tuy nhiên, việc điều tra tổng thể là việc

Đánh giá và bổ sung thang đo

Hoàn thiện cuối cùng

Hiệu chỉnh ngữ nghĩa

22

làm bất khả thi nên trong luận án này tác giả sử dụng cách chọn mẫu. Theo Hair và cộng sự [69] cỡ mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu định lượng là 100. Đối với những nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy Tabchnick & Fidell [98] đưa ra công thức lấy mẫu tối thiểu là: n>= 50 + 8p, trong đó n là cỡ mẫu, p là số biến độc lập. Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra cỡ mẫu cụ thể mà phụ thuộc vào số biến quan sát trong mô hình nghiên cứu. Quy tắc thông thường được áp dụng là quy tắc nhân 5, tức là số mẫu tối thiểu bằng số biến quan sát nhân với 5. Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời (dẫn theo [81]). Suanders và cộng sự [92] đưa ra quy tắc lấy mẫu phụ thuộc vào tổng thể nghiên cứu theo sai số đo lường hay sai số biến như sau:

Bảng 1.1 Kích cỡ mẫu cho kích thước tổng thể khác nhau

Tổng thể (population)

Sai số biên ( Margin of error)

5% 3% 2% 1% 50 44 48 49 50 100 79 91 96 99 150 108 132 141 148 200 132 168 185 196 250 151 203 226 244 300 168 234 267 291 400 196 291 343 384 500 217 340 414 475 750 254 440 571 696 1.000 278 516 706 906 2.000 322 696 1.091 1.655 5.000 357 879 1.622 3.288 10.000 370 964 1.936 4.899 100.000 383 1.056 2.345 8.762 1.000.000 384 1.066 2.395 9.513 10.000.000 384 1.067 2.400 9.595 Nguồn: [92]

Trong nghiên cứu này tác giả lấy mẫu theo sai số biên 5% theo quy tắc của Suanders và cộng sự [92]. Với tổng thể các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng là gần 800 doanh nghiệp, tác giả lấy cỡ mẫu 250 là phù hợp. Mẫu này được lấy thành hai giai đoạn. Giai đoạn một, tác giả lấy 100 mẫu để đánh giá sơ bộ thang đo nghiên cứu. Giai đoạn hai sau khi đánh giá thang đo nghiên cứu tác giả lấy thêm 150 mẫu nữa để tiến hành đánh giá chính thức.

23

Phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua phát bảng hỏi trực tiếp. Đối tượng xác định trả lời bảng câu hỏi là thành viên Ban giám đốc các công ty hoặc chủ các đơn vị kinh doanh bán lẻ trên địa bàn thành phố. Điều tra này được thực hiện với sự giúp đỡ của Sở Công thương Thành phố Hải Phòng, các phỏng vấn viên là sinh viên năm 3, ngành Quản trị Du lịch trường Đại học Hải Phòng. Danh sách các doanh nghiệp bán lẻ được lựa chọn lấy ra ngẫu nhiên từ danh sách tất cả các doanh nghiệp còn đang hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Một lớp tập huấn về điều tra cũng được thực hiện cho các phỏng vấn viên trước khi tiến hành điều tra. Kết quả tác giả phát đi lần thứ nhất 150 phiếu điều tra cho đánh giá sơ bộ và lần thứ hai là 250 phiếu cho đánh giá chính thức. Cả hai lần thu về được 282 phiếu hợp lệ đạt tỷ lệ hồi đáp 70%.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)