Bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 77 - 79)

7. Kết cấu luận án

2.6.3. Bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng

Việc nghiên cứu công tác quản lý ngành và các mô hình doanh nghiệp thành công đem lại những gợi ý hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp bán lẻ không chỉ tại Hải Phòng. Một số bài học có thể rút ra từ các mô hình quản lý và phát triển doanh nghiệp bán lẻ đối với Hải Phòng như sau:

Thứ nhất, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch giữa các loại hình doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp, cư dân địa phương, chính quyền và lợi ích của cả nền kinh tế. Môi trường kinh doanh minh bạch giúp cho thị trường “thanh lọc” được những doanh nghiệp yếu kém, thúc đẩy sự sáng tạo trong kinh doanh, đảm bảo tính phát triển bền vững của thị trưởng qua cơ chế thị trường.

Thứ hai, cơ quan chính quyền địa phương phải thực hiện việc quy hoạch phát triển ngành dựa trên phân tích nhu cầu thực tế. Thiết kế quy hoạch phải được tính trên nhu cầu thực tế của cư dân địa phương, xu hướng phát triển ngành để từ đó có những quy hoạch chi tiết, sát thực với nhu cầu địa phương.

68

Thứ ba, chính quyền địa phương phải không để xảy ra những “liên kết thân hữu” với một số doanh nghiệp. Các liên kết thân hữu thường dẫn đến bóp méo chính sách, làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thiếu tính công bằng và nuôi dưỡng những doanh nghiệp yếu kém.

Thứ tư, chính quyền địa phương cần thúc đẩy tinh thần tự do kinh doanh và đảm bảo tự do kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Cơ quan quản lý chỉ tạo ra luật chơi công bằng giữa các doanh nghiệp, thương nhân và đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong thực tế. Những vấn đề khác sẽ chịu sự điều tiết, chi phối bởi thị trường.

Thứ năm, các doanh nghiệp tại Hải Phòng phải hướng tới cung cấp dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành công đều cho thấy việc cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp là một chìa khóa quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp.

Thứ sáu, các doanh nghiệp phải có định hướng vào khách hàng. Lấy khách hàng làm trung tâm của quá trình cung cấp hàng hóa/dịch vụ của mình. Định hướng vào khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu tốt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Thứ bẩy, các doanh nghiệp bán lẻ trong từng ngành hàng cần tham gia tạo ra chuỗi liên kết để bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này càng trở lên quan trọng hơn trong bối cảnh các cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đến gần khi TPP được phê chuẩn tại các quốc gia trong thời gian tới, Việt Nam ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại hơn.

69

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 77 - 79)