Thực trạng doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 89)

7. Kết cấu luận án

3.1.2. Thực trạng doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng

Chợ truyền thống

Chợ truyền thống là hệ thống chợ phát sinh của quá trình phát triển dân cư để trao đổi hàng hóa trong khu vực và giữa các khu vực khác nhau. Chợ truyền thống phát triển dựa trên quá trình định cư, các hoạt động buôn bán phường hội đã có trong lịch sử. Sản phẩm buôn bán của chợ truyền thống rất đa dạng từ các mặt hàng tiêu dùng đến những mặt hàng giá trị cao. Trong lịch sử thương mại, chợ truyền thống giữ một vai trò quan trọng bởi nó là nơi cung cấp hàng hóa, thực hiện chức năng trao đổi và là mầm mống của nền kinh tế thị trường. Chợ là nơi hình thành giá cả, thông tin hàng hóa giúp người tiêu dùng và thương nhân thực hiện chức năng của mình. Trước khi hình thành những hình thức kinh doanh mới, các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại chợ truyền thống là kênh trao đổi hàng hóa chính của thành phố.

Theo thống kê hiện nay, chợ truyền thống tại Hải Phòng chủ yếu là chợ tạm, chợ chuyên doanh (hoa quả, hàng tiêu dùng), chợ tổng hợp. Cả thành phố tính đến năm 2014 có 143 chợ thu hút khoảng hơn 12.000 hộ kinh doanh, chiếm khoảng 40% tổng số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn. Diện tích chợ vào khoảng trên 400.000m2 [47].

Theo một kết quả khảo sát của Nguyễn Trung Hiếu [16] với 20 chợ truyền thống tại bốn quận là Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền và Kiến An trên địa bàn thành phố cho thấy có đến gần 90% số người được hỏi vẫn thường xuyên mua sắm tại các chợ truyền thống và gần 80% cho rằng chợ truyền thống là phù hợp với hoạt động mua sắm của họ. Điều này cho thấy, trong tương lai gần bên cạnh việc phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại thì vai trò của chợ truyền thống còn rất quan trọng. Việc duy trì và phát triển chợ truyền thống cần được nghiên cứu xem xét một cách kĩ lưỡng, cẩn trọng. Hệ thống quy hoạch ngành bán lẻ phải hướng tới phân luồng hệ thống cung cấp giữa các loại hình bán lẻ. Đối với các chợ truyền thống cần nâng cấp hạ tầng, quản lý theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hơn.

Hệ thống các siêu thị lớn, trung tâm thương mại

Bên cạnh hệ thống chợ truyền thống là một đô thị lớn nên Hải Phòng cũng sớm hình thành các hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân và theo kịp xu thế phát triển các hệ thống bán lẻ hiện đại trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Hiếu [16] Hải Phòng hiện có sáu (06) trung tâm thương mại và 17 siêu thị, chiếm khoảng hơn 10% thị phần bán hàng hóa các loại. Cũng trong kết quả này điều tra cho thấy có 37.4% người được hỏi cho biết thường xuyên mua sắm tại các siêu thị và các trung tâm thương mại

78

gần nơi họ sinh sống. Tuy nhiên, mức độ hài lòng với dịch vụ và hàng hóa cung cấp tại các siêu thị và trung tâm thương mại chưa cao khi có đến 35% khách hàng được khảo sát không thấy hài lòng với hàng hóa và chất lượng dịch vụ tại các siêu thị và trung tâm thương mại. Nhìn chung, hệ thống các siêu thị lớn, trung tâm thương mại sẽ là tương lai của ngành bán lẻ bởi xu thế tích hợp và chuyên nghiệp hóa sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới do khách hàng ngày càng trở lên đòi hỏi cao hơn về dịch vụ, hàng hóa. Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến cho rằng cần đưa những sản phẩm/dịch vụ phù hợp hơn về giá cả, mức độ đa dạng của hàng hóa và cả vị trí thuận lợi cho hoạt động mua sắm.

Hệ thống cửa hàng tự chọn

Theo thống kê của thành phố đến năm 2014 Hải Phòng có 225 cửa hàng tự chọn với tổng diện tích khoảng gần 10.000m2; có 15 hệ thống cửa hàng kinh doanh theo chuỗi với diện tích từ 40 – 50m2/cửa hàng. Những cửa hàng này đã ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng [47].

Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Trung Hiếu [16], đối với hệ thống cửa hàng tự chọn và kinh doanh theo chuỗi có đến gần 70% số người được hỏi cho rằng số lượng hiện tại là phù hợp và chỉ có khoảng 12% số người được hỏi không hài lòng với chất lượng phục vụ tại các cửa hàng tự chọn hay chuỗi của hàng. Cũng theo khảo sát này một số lý do chính đưa ra về mức không hài lòng với dịch vụ từ các cửa hàng này chủ yếu liên quan đến giá cao hơn chợ truyền thống và mức độ đa dạng của hàng hóa thấp hơn.

Nhìn chung, việc phát triển hệ thống cửa hàng tự chọn và kinh doanh theo chuỗi là cần thiết. Tuy nhiên, cần xây dựng quy hoạch đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà cung cấp, khách hàng và thành phố. Đối với thành phố cần có khảo sát kỹ lưỡng và cẩn trọng để xây dựng quy hoạch cho các kênh bán lẻ. Đối với các nhà kinh doanh cần xem xét mức độ phủ kênh để đảm bảo lợi ích kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng thương hiệu cho cửa hàng, chuỗi kinh doanh của mình.

Các hộ kinh doanh bán lẻ truyền thống

Loại hình cửa hàng bản lẻ truyền thống hộ gia đình cũng là một loại hình phổ biến không chỉ ở Hải Phòng mà còn ở tất cả các địa phương. Mặc dù không có con số điều tra chính thức về cửa hàng gia đình truyền thống hiện nay nhưng mức độ phổ biến của nó là rất lớn. Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Trung Hiếu [16] có đến 100% số người được hỏi cho biết tại khu vực họ sinh sống có các cửa hàng bán lẻ truyền thống loại này. Tuy nhiên, kết quả khảo sát này cũng cho thấy xu hướng mua sắm của khách hàng cho thấy có sự dịch chuyển khá lớn. Khách hàng hiện nay

79

có xu hướng mua sắm nhiều hơn tại các trung tâm mua sắm hiện đại như các siêu thị, trung tâm thương mại. Tuy nhiên các cửa hàng này vẫn có vai trò quan trọng bởi tính tiện lợi nó.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 89)