Đánh giá chính thức

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 116 - 123)

7. Kết cấu luận án

3.3.2. Đánh giá chính thức

Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo cho thấy thang đo được thiết lập để đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều đạt tính tin cậy cần thiết. Tác giả tiếp tục đánh giá độ giá trị (validity) của từng thang đo trong mẫu nghiên cứu chính thức. Các thang đo được đánh giá bằng phân tích khẳng định nhân tố (CFA) với mô hình đo lường và mô hình tới hạn để đánh giá giá trị hội tụ, tính tương thích của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế và giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Tính tin cậy của thang đo được đánh giá lại một lần nữa bằng hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích. Kết quả đánh giá từ mẫu chính thức (n =282) đối với cả mô hình đo lường và mô hình tới hạn như sau:

3.3.2.1. Kết quả đánh giá các mô hình đo lường cho từng nhân tố

Mô hình đo lường là mô hình chỉ xem xét các thang đo riêng lẻ mà chưa xem xét quan hệ của các nhân tố với nhau (chưa xem xét giá trị phân biệt). Kết quả đánh giá mô hình đo lường của từng nhân tố từ dữ liệu chính thức như sau:

Kết quả phân tích khẳng định nhân tố “năng lực marketing”

Thang đo nhân tố “năng lực marketing” là một thang đo đa hướng bao gồm bốn thành phần (1) đáp ứng khách hàng, (2) chất lượng mối quan hệ; (3) thích ứng với môi trường vĩ mô và (4) phản ứng với đối thủ cạnh tranh. Kết quả phân tích bằng phân tích khẳng định nhân tố cho thấy mô hình đo lường tương thích với dữ liệu thực tế khi: Chi-square =1.563 nhỏ hơn 3, CFI = 0.936, TLI =0.925, IFI = 0.937 đều lớn hơn 0.9, RMSEA = 0.054 nhỏ hơn 0.08 (hình 3.9). Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 cho thấy các thang đo của từng nhân tố đều đạt giá trị hội tụ. Các hệ số

107

tương quan giữa các nhân tố đều nhỏ hơn đơn vị (1) cho thấy các nhân tố trong thang đo đạt giá trị phân biệt. Hay nói cách khác biến quan sát của thang đo biến “năng lực marketing” đều đạt tính tin vậy và độ giá trị cần thiết của các thang đo khái niệm nghiên cứu.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS

Hình 3.9 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo năng lực marketing

Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo năng lực sáng tạo

Kết quả phân tích khẳng định nhân tố với thang đo “năng lực sáng tạo” cho thấy hệ số Chi-square/df =1.134 nhỏ hơn 3, CFI = 0.998, TLI =0.995, IFI = 0.998 đều lớn hơn 0.9, RMSEA = 0.026 nhỏ hơn 0.08 (hình 3.10). Điều đó cho thấy thang đo nhân tố “năng lực sáng tạo” tương thích với dữ liệu nghiên cứu thực tế. Các trọng số nhân tố đều lớn hơn 0.5 (hình 3.10) cho thấy các biến quan sát trong thang đo đạt giá trị hội tụ.

108

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS

Hình 3.10 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo năng lực sáng tạo

Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo năng lực thích nghi

Kết quả phân tích khẳng định nhân tố với nghiên cứu chính thức đối với thang đo “năng lực thích nghi” sau khi đã hiệu chỉnh quan hệ sai số giữa cặp biến TN1 – TN4 cho thấy: Chi –square/df = 0.662 nhỏ hơn 3, CFI = 1.000, TLI = 1.008, IFI = 1.001 đều lớn hơn 0.9, RMSEA = 0.000 nhỏ hơn 0.08 (hình 3.11). Điều đó cho thấy thang đo nhân tố “năng lực thích nghi” tương thích với dữ liệu nghiên cứu thực tế. Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 (hình) cho thấy thang đo nhân tố “năng lực thích nghi” đạt giá trị hội tụ.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả

Hình 3.11 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo năng lực thích nghi

Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo định hướng kinh doanh

Thang đo “định hướng kinh doanh” được thiết lập là một thang đo đa hướng bao gồm hai thành phần (1) năng lực chủ động và (2) năng lực mạo hiểm. Kết quả

109

phân tích từ dữ liệu nghiên cứu chính thức cho thấy các hệ số: Chi-square/df = 1.076 nhỏ hơn 3, CFI = 0.998, TLI = 0.996, IFI =0.998 đều lớn hơn 0.9, RMSEA = 0.020 nhỏ hơn 0.08 (hình 3.12). Điều đó cho thấy thang do nhân tố “định hướng kinh doanh” tương thích với dữ liệu nghiên cứu thực tế. Các trọng số nhân tố của từng biến quan sát đều lớn hơn 0.5 cho thấy thang đo đạt giá trị hội tụ. Hệ số tương quan giữa hai nhân tố trong thang đo nhỏ hơn đơn vị (r=0.64) cho thấy hai nhân tố trong cùng thang đo đạt giá trị phân biệt. Hay nói cách khác thang đo nhân tố “định hướng kinh doanh” đạt tính tin cậy và độ giá trị cần thiết để đo lường khái niệm nghiên cứu.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả

Hình 3.12 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo định hướng kinh doanh

Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh được xây dựng là một thang đo đơn hướng, kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra thực tế cho thấy: Chi-square/df = 3.221 lớn hơn 3, CFI = 0.951, TLI =0.902, IFI = 0.952 đều lớn hơn 0.9, RMSEA = 0.108 lớn hơn 0.08 (hình 3.13). Mặc dù không phải tất cả các chỉ số thích hợp mô hình đều đạt nhưng theo Hair và cộng sự (2006) trong phân tích khẳng định nhân tố đạt từ 3 đến 4 chỉ số thì mô hình vẫn có thể được xem là tương thích với dữ liệu thực tế. Do đó trong nghiên cứu này thang đo nhân tố kết quả kinh doanh vẫn được xem là tương thích với dữ liệu thực tế. Các hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát đều lớn hơn 0.5 cho thấy thang đo đạt giá trị hội tụ.

110

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả

Hình 3.13 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo kết quả kinh doanh

3.3.2.2. Kết quả phân tích khẳng định nhân tố với mô hình tới hạn cho tất cả các nhân tố

Phân tích khẳng định nhân tố với mô hình đo lường (đo lường cho từng nhân tố riêng biệt) không kiểm tra được giá trị phân biệt giữa các nhân tố, không xem xét được tính tương thích của mô hình với dữ liệu thị trường trong trường hợp các nhân tố có quan hệ qua lại với nhau. Để kiểm tra giá trị phân biệt cần sử dụng mô hình tới hạn là mô hình các nhân tố thiết lập được tự do quan hệ qua lại với nhau. Kết quả phân tích CFA sau khi đã điều chỉnh các mối quan hệ khả dĩ giữa các biến quan sát trong mô hình qua chỉ bảo của hệ số MI cho thấy: Chi-square/df =1.410 nhỏ hơn 3, CFI =0.903, IFI= 0.905 lớn hơn 0.9, RMSEA = 0.046 nhỏ hơn 0.08. Điều đó cho thấy mô hình lý thuyết tương thích với dữ liệu thực tế. Các trọng số nhân tố của từng biến quan sát đều lớn hơn 0.5 nên có thể xem mô hình đạt giá trị hội tụ (hình 3.14).

111

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả

Hình 3.14 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố mô hình tới hạn (chuẩn hóa)

Các hệ số tương quan đều nhỏ hơn 1, kiểm định hiệp phương sai và tương quan giữa các cặp biến đều có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05, bảng 3.30). Điều đó cho thấy có thể xem các nhân tố trong mô hình đạt giá trị phân biệt.

112

Bảng 3.30 Kết quả đánh giá giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình Quan hệ các biến Cov R S.E. C.R. p-value

ST <--> TN 0.162 0.676 0.030 5.470 < 0.001 ST <--> KQ 0.137 0.652 0.027 5.142 < 0.001 ST <--> MAR 0.119 0.684 0.024 4.909 < 0.001 ST <--> KD 0.098 0.763 0.021 4.633 < 0.001 TN <--> KQ 0.105 0.505 0.023 4.628 < 0.001 TN <--> MAR 0.151 0.872 0.027 5.580 < 0.001 TN <--> KD 0.075 0.591 0.017 4.313 < 0.001 KQ <--> MAR 0.069 0.458 0.017 3.966 < 0.001 KQ <--> KD 0.074 0.670 0.017 4.412 < 0.001 MAR <--> KD 0.054 0.581 0.014 3.954 < 0.001

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả Ghi chú: ST – Năng lực sáng tạo; TN – Năng lực thích nghi; MAR – Năng lực marketing; KD – Định hướng kinh doanh; KQ – Kết quả kinh doanh

Kết quả phân tích độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích cho thấy các nhân tố là thang đo đơn hướng và thành phần của nhân tố là thang đo đa hướng đều đạt yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp (>= 0.7, bảng 3.31). Điều này cho thấy các thang đo nhân tố ở phân tích mẫu chính thức cũng đạt tính tin cậy cần thiết.

Bảng 3.31 Độ tin cậy tổng hợp

Nhân tố λ λ2 1- λ2 Độ tin cậy tổng hợp

Đáp ứng khách hàng (N=5) DU5 <--- DU 0.451 0.203 0.797 0.743 DU4 <--- DU 0.499 0.249 0.751 DU3 <--- DU 0.688 0.473 0.527 DU2 <--- DU 0.773 0.598 0.402 DU1 <--- DU 0.595 0.354 0.646 Chất lượng mối quan hệ (N=4)

QH4 <--- QH 0.808 0.653 0.347

0.857 QH3 <--- QH 0.705 0.497 0.503

QH2 <--- QH 0.764 0.584 0.416 QH1 <--- QH 0.817 0.667 0.333 Môi trường vĩ mô (N=5)

MT5 <--- MT 0.466 0.217 0.783

0.791 MT4 <--- MT 0.739 0.546 0.454

MT3 <--- MT 0.683 0.466 0.534 MT2 <--- MT 0.689 0.475 0.525

113

Nhân tố λ λ2 1- λ2 Độ tin cậy tổng hợp

MT1 <--- MT 0.692 0.479 0.521 Phản ứng với đối thủ cạnh tranh (N=6)

PU6 <--- PU 0.604 0.365 0.635 0.820 PU5 <--- PU 0.637 0.406 0.594 PU4 <--- PU 0.608 0.370 0.630 PU3 <--- PU 0.73 0.533 0.467 PU2 <--- PU 0.697 0.486 0.514 Năng lực sáng tạo (N=4) PU1 <--- PU 0.664 0.441 0.559 0.747 ST4 <--- ST 0.682 0.465 0.535 ST3 <--- ST 0.735 0.540 0.460 ST2 <--- ST 0.568 0.323 0.677 ST1 <--- ST 0.617 0.381 0.619 Năng lực thích nghi (N=4) TN4 <--- TN 0.720 0.518 0.482 0.819 TN3 <--- TN 0.767 0.588 0.412 TN2 <--- TN 0.699 0.489 0.511 TN1 <--- TN 0.728 0.530 0.470 Năng lực chủ động (N=3) CD3 <--- CD 0.613 0.376 0.624 0.712 CD2 <--- CD 0.608 0.370 0.630 CD1 <--- CD 0.788 0.621 0.379 Năng lực mạo hiểm (N=3)

MH3 <--- MH 0.627 0.393 0.607

0.734 MH2 <--- MH 0.599 0.359 0.641

MH1 <--- MH 0.838 0.702 0.298 Kết quả kinh doanh (N=5)

KQ5 <--- KQ 0.683 0.466 0.534 0.774 KQ4 <--- KQ 0.689 0.475 0.525 KQ3 <--- KQ 0.505 0.255 0.745 KQ2 <--- KQ 0.639 0.408 0.592 KQ1 <--- KQ 0.663 0.440 0.560

Nguồn: Tính toán của tác giả

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)