Thực trạng về định hướng kinh doanh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103 - 106)

7. Kết cấu luận án

3.2.5. Thực trạng về định hướng kinh doanh

Định hướng kinh doanh là một thang đo đa hướng bao gồm hai thành phần (1) năng lực chủ động và (2) năng lực mạo hiểm. Kết quả đánh giá cho thấy cả hai thành phần này đối với các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng được đánh giá ở mức trung bình thấp. Trong đó:

Về năng lực chủ động:

Đối với nhân tố “năng lực chủ động”, kết quả đánh giá của doanh nghiệp cho thấy điểm đánh giá ở mức trung bình thấp với điểm trung bình đánh giá là 3.227 (SD = 0.483). Trong đó:

Khía cạnh về “kiên định thực hiện các biện pháp tấn công đối thủ kinh doanh” được đánh giá ở mức trung bình với điểm đánh giá là 3.298 (SD =0.723). Điều này cho thấy các doanh nghiệp hiện nay vẫn có ít các biện pháp chủ động tấn công các đối thủ kinh doanh hay việc sử dụng các biện pháp khác nhau để tấn công đối thủ kinh doanh không được thực hiện thường xuyên.

Khía cạnh “doanh nghiệp thường xuyên đưa ra các sản phẩm/dịch vụ mới trước đối thủ cạnh tranh” cũng được đánh giá ở mức trung bình thấp với điểm trung bình là 3.319/5 (SD = 0.684). Điều này cho thấy mức độ khó khăn khi đưa ra các sản phẩm/dịch vụ mới trước các đối thủ khác của các doanh nghiệp bán lẻ do đặc

94

trưng hoạt động trong lĩnh vực thương mại nơi khả năng bắt chước dễ dàng xảy ra hơn trong lĩnh vực sản xuất.

Ở khía cạnh “doanh nghiệp thường xuyên chủ động thực hiện các hoạt động tấn công đối thủ cạnh tranh” cũng được đánh giá ở mức trung bình thấp với điểm đánh giá trung bình là 3.213 (SD = 0.668). Điều này cho thấy các doanh nghiệp cũng không thường xuyên thực hiện các hoạt động có tính chất tấn công vào đối thủ để giành thị trường.

Ở khía cạnh “doanh nghiệp thường xuyên đưa các sản phẩm/dịch vụ mới trước các đối thủ cạnh tranh” cũng được đánh giá ở mức trung bình thấp với điểm trung bình là 3.319 (SD = 0.684). Điều này cho thấy các doanh nghiệp cũng không có nhiều lợi thế về việc đưa sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường trước các đối thủ kinh doanh khác.

Bảng 3.14 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với nhân tố năng lực chủ động

Chỉ tiêu đánh giá Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Khoảng tin cậy 95% Cận trên

Cận dưới

1. Thực hiện các biện pháp “tấn công” các

đối thủ cạnh tranh. 3.298 0.723 3.213 3.383

2. Thường xuyên đưa ra sản phẩm/dịch vụ

mới trước các đối thủ cạnh tranh. 3.319 0.684 3.239 3.399 3. Thường xuyên chủ động thực hiện các

hoạt động tấn công vào đối thủ cạnh tranh. 3.213 0.668 3.135 3.291

4. Đánh giá chung về nhân tố “năng lực

chủ động” 3.277 0.483 3.220 3.333

95

Hình 3.7 Điểm đánh giá các tiêu chí trong nhân tố năng lực chủ động

Về nhân tố năng lực mạo hiểm

Đối với nhân tố “năng lực mạo hiểm”, kết quả đánh giá cũng cho thấy mức độ chấp nhận mạo hiểm của các doanh nghiệp ở mức trung bình thấp với điểm đánh giá trung bình là 3.260 (SD = 0.523). Trong đó:

Khía cạnh “doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện các hoạt động kinh doanh có tính rủi ro cao” được đánh giá ở mức trung bình thấp với điểm trung bình là 3.131 (SD = 0.716). Điều này cho thấy các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay thường không sẵn sàng chấp nhận các hoạt động kinh doanh có tính rủi ro cao.

Khía cạnh “doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận những khó khăn của thị trường để đạt mục tiêu kinh doanh” được đánh giá tốt hơn với điểm đánh giá trung bình là 3.567 (SD = 0.785). Điều này cho thấy các doanh nghiệp có mức sẵn sàng cao hơn với việc chấp nhận các khó khăn của thị trường để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Khía cạnh “doanh nghiệp mạo hiểm thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm tận cụng các cơ hội trước trước các đối thủ khác” có điểm đánh giá ở mức trung bình thấp là 3.082 (SD = 0.678). Điều này cho thấy khả năng chấp nhận mạo hiểm trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng khá thấp (bảng 3.15).

96

Bảng 3.15 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với nhân tố năng lực mạo hiểm

Chỉ tiêu đánh giá Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Khoảng tin cậy 95% Cận trên

Cận dưới

1. Sẵn sàng thực hiện các hoạt động kinh

doanh có tính rủi ro cao. 3.131 0.716 3.047 3.215 2. Sẵn sàng chấp nhận những khó khăn của

thị trường để đạt được mục tiêu kinh doanh. 3.567 0.785 3.475 3.659 3. Mạo hiểm thực hiện các hoạt động kinh

doanh nhằm tận dụng các cơ hội trước các đối thủ khác..

3.082 0.678 3.002 3.161

4. Đánh giá chung về nhân tố “năng lực

mạo hiểm” 3.260 0.523 3.199 3.321

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả

Hình 3.8 Điểm đánh giá các tiêu chí nhân tố năng lực mạo hiểm

Như vậy, nhìn chung các doanh nghiệp bán lẻ hiện tại có định hướng kinh doanh thấp ở cả nhân tố năng lực chủ động và năng lực mạo hiểm trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103 - 106)