Kế toán giảm TSCĐ vô hình

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán công (Trang 37 - 39)

II: Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh.

4.3.2.2 Kế toán giảm TSCĐ vô hình

1. Kế toán giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán:

- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp hoặc dự án ở đơn vị hành chính sự nghiệp thuần túy, kế toán ghi:

Nợ TK 466: Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (số hao mòn lũy kế của TSCĐ)

Có TK 213: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ vô hình

Nếu có số thu thanh lý, nhượng bán hạch toán vào tài khoản 511 (5118)

- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ ở đơn vị sự nghiệp có thu, hoặc nguồn vốn vay căn cứ vào các chứng từ hạch toán như sau:

+ Căn cứ vào biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 214: Số hao mòn lũy kế của TSCĐ

Nợ TK 5118: Phản ánh giá trị còn lại

Có TK 213: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ vô hình + Phản ánh số thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 111, 112: Nếu thu bằng tiền mặt, TGNH - KB Nợ TK 152, 153: Thu hồi bằng NVL, CCDC

Có TK 5118: Thu sự nghiệp khác

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp + Phản ánh chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 5118: Thu sự nghiệp khác

Nợ TK 3113: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112: Nếu chi bằng tiền tiền mặt, TGNH - KB

+ Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp ghi:

Nợ TK 5118: Thu sự nghiệp khác

Có TK 421: Chênh lệch thu chi chưa xử lý 2. Khi điều động TSCĐ đang sử dụng cho đơn vị khác:

Nợ TK 466: Giá trị còn lại

Nợ TK 214: Số hao mòn lũy kế của TSCĐ

Có TK 213: Giảm nguyên giá TSCĐ vô hình

3. Khi phát hiện TSCĐ thiếu khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân, căn cứ vào biên bản, kế toán hạch toán như sau:

- Ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 466: Phản ánh giá trị còn lại

Nợ TK 214: Phản ánh số hao mòn lũy kế của TSCĐ Có TK 213: Giảm nguyên giá TSCĐ vô hình - Phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ phải thu hồi ghi: Nợ TK 3118: Phản ánh số còn phải thu hồi

Có TK 5118: Phản ánh số còn phải thu hồi

- Khi có quyết định xử lý cụ thể thì tất toán số phải thu đó trên TK 3118. 4.4 KẾ TOÁN HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc được ghi giảm nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (do toàn bộ chi phí mua sắm trước đây đã được đưa vào chi phí hoạt động hay chi phí dự án) dưới hình thức trích khấu hao. Như vậy, khấu hao chính là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ bị hao mòn. Mục đích của việc trích khấu hao là thu hồi lại vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng hoặc đã hết thời hạn sử dụng có ích.

Tất cả TSCĐ được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tại đơn vị đều phải tính hao mòn TSCĐ hàng năm. Hao mòn TSCĐ được tính một năm 1 lần vào tháng 12 hàng

năm trước khi khóa sổ kế toán (hao mòn TSCĐ sử dụng cho hoạt động sự nghiệp được tính tròn năm, những TSCĐ tăng hoặc giảm trong năm nào, kế toán tính hoặc

thôi không tính ngay trong năm đó). TSCĐ tăng, giảm trong năm này thì năm sau

mới tính hao mòn hoặc thôi không tính hao mòn. Các TSCĐ đã tính hao mòn đủ

nhưng vẫn còn sử dụng thì không phải tính hao mòn.

- Các loại TSCĐ sau đơn vị không phải tính hao mòn:

+ TSCĐ đặc biệt (vô giá) như các cổ vật, các bộ sách cổ, hiện vật trưng bày ở viện bảo tàng, lăng, tẩm…

+ TSCĐ thuê ngoài, sử dụng tạm thời + TSCĐ giữ hộ, cất trữ hộ nhà nước

- Đối với TSCĐ của đơn vị HCSN sử dụng vào mục đích SXKD phải trích

khấu hao tính vào chi phí SXKD và phải theo dõi chi tiết việc trích khấu hao TSCĐ

theo chế độ quản lý, và khấu hao tài sản của bộ tài chính. * Phương pháp tính hao mòn TSCĐ

Mức hao mòn hàng

năm của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x

Tỷ lệ hao mòn (% năm)

Hàng năm, trên cơ sở số hao mòn tăng, số hao mòn giảm phát sinh trong năm, đơn vị tính tổng hao mòn cho năm đó.

Số hao mòn tăng năm N = Nguyên giá TSCĐ tăng năm N x Tỷ lệ tính hao mòn (%) x Số tháng TSCĐ tăng phải tính hao mòn trong năm 12 tháng Số hao mòn giảm năm N = Nguyên giá TSCĐ giảm năm N x Tỷ lệ tính hao mòn (%) x Số tháng TSCĐ giảm phải tính hao mòn trong năm 12 tháng

Về nguyên tắc: TSCĐ tăng, giảm tháng trước thì tháng sau là tháng tính thêm hao mòn hay thôi không tính hao mòn.

Những TSCĐ đầu tư bằng các nguồn kinh phí được khai thác cho mục đích

kinh doanh thì phải tính khấu hao. Số khấu hao được ghi tăng nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sự nghiệp.

Ví dụ: Cho tài liệu về một đơn vị sự nghiệp thuần túy như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

Năm 2015 có biến động về TSCĐ như sau:

1. Hao mòn của TSCĐ đến ngày 1/1/2015 là 1.200.000

2. 26/5: Mua TSCĐ sử dụng cho bộ phận sử nghiệp với nguyên giá 216.000, tỷ lệ hao mòn 8%.

3. 8/9: Mua TSCĐ thuộc bộ phận dự án, nguyên giá 500.000, tỷ lệ hao mòn 10%

Yêu cầu: Xác định mức hao mòn TSCĐ năm 2015. Biết rằng năm 2014 không có biến động gì về TSCĐ.

Hướng dẫn Mức hao mòn TSCĐ năm 2015 là: 1.200.000

Việc tính hao mòn tăng TSCĐ giảm tài sản cố định năm 2015 sẽ được tính vào năm 2016

Mức hao mòn năm 2016 = 1.200.000 + 216.000 x8% + 500.000 x 10% = 1.267.280

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán công (Trang 37 - 39)