- Các loại vật liệu, phụ tùng thay thế;
b. Nguyên tắc
4.1.2 Nguyên tắc kế toán tài sản cố định
Kế toán TSCĐ cần tôn trọng các nguyên tắc sau:
- Kế toán TSCĐ phải thực hiện phân loại TSCĐ theo đúng quy định của nhà nước, phải lập hồ sơ theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ theo từng địa điểm quản lý, sử dụng và được tổng hợp đầy đủ trong sổ kế toán.
- Kế toán về mặt giá trị của TSCĐ phải phản ánh đầy đủ cả 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ.
- Nguyên giá của TSCĐ được xác định như sau:
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành do mua sắm bao gồm giá mua và các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử.
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành do xây dựng mới là giá trị công trình bàn giao theo quyết toán được duyệt.
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành do được cấp là giá trị ghi trong “Biên bản giao nhận TSCĐ” và chi phí lắp đặt, chạy thử (nếu có).
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành do nhận biếu tặng, viện trợ, phát hiện thừa trong kiểm kê là giá trị do hồi đồng đánh giá quyết định.
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định là tổng số tiền chi phí thực tế bỏ ra để có được TSCĐ vô hình đó, cụ thể:
Giá trị quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị sử dụng 1 diện tích mặt đất, mặt nước trong một thời gian cụ thể nhất định.
Giá trị bằng phát minh sáng chế là chi phí do đơn vị phải trả cho công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế hoặc mua lại bản quyền bằng phát minh sáng chế của các nhà nghiên cứu.
Giá trị bản quyền tác giả là số tiền thù lao cho các tác giả khi tác phẩm được nhà nước công nhận và cho phép tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình.
Giá trị phần mềm vi tính là số chi phí trả cho việc lập trình (thuê lập trình) các phần mềm áp dụng cho đơn vị.
Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình hình thành TSCĐ vô hình trước hết được tập hợp vào tài khoản 241 “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang”. Khi kết thúc quá trình đầu tư phải xác định tổng chi phí thực tế theo từng TSCĐ để hạch toán vào tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình.
- Nguyên giá của TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau: + Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của nhà nước.
+ Cải tạo, nâng cấp làm tăng thêm năng lực và kéo dài thời gian sử dụng. + Tháo dỡ, hoặc xây lắp trang bị thêm một hay một số bộ phận của TSCĐ. 4.2. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
4.2.1. Tài khoản, chứng từ sử dụng
a. Chứng từ sử dụng
Kế toán TSCĐ sử dụng các chứng từ chủ yếu sau: - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu C50 - HD) - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu C51- HD) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu C52 - HD)
b. Tài khoản sử dụng
Kế toán TSCĐ ở các đơn vị HCSN sử dụng tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình”, Nội dung, kết cấu tài khoản 211 - TSCĐ hữu hình.
TK 211 - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm, xây dựng cơ bản, được cấp, nhận viện trợ, biếu tặng
- Điều chỉnh tăng nguyên giá do xây lắp thêm hoặc do cải tạo, nâng cấp
- Các trường hợp khác làm tăng nguyên giá của TSCĐ hữu hình
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển, nhượng bán, thanh lý
- Điều chỉnh giảm nguyên giá do thao dỡ bớt một số bộ phận của TSCĐ
- Các trường hợp làm giảm nguyên giá của TSCĐ hữu hình khác Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có
ở đơn vị
TK 211 được mở các tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết cho từng loại TSCĐ như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, phương tiện quản lý….