• 32THi32Tệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hoá và xã
hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore và Thailand, để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu
vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước
thành viên. Sau hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình hợp tác kinh
tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991 khi Thái Lan đề phát thành lập khu vực thương mại tự do thì khối mậu dịch ASEAN
mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội
họp chính thức để tăng cường hợp tác. Lào và Myan mar gia nhập tổ chức này ngày 23
tháng 7 năm 1997 và trở thành thành viên thứ tám. Tính đến năm 1999, ASEAN gồm
có 10 quốc gia thành viên (chỉ chừa Đông Timo chưa kết nạp).
ASEAN bao gồm một diện tích đất: 4,46 triệu KmP
2
P
, là 3% tổng diện tích đất của trái đất và có một dân số khoảng 600 triệu người, 8,8% dân số thế giới. Vùng biển
của ASEAN là ba lần lớn hơn so với đất. Trong năm 2010 kết hợp GDP danh nghĩa
tạiASEAN đã phát triển thành 1,8 nghìn tỷ USD. Nếu ASEAN là một thực thể duy
nhất, quốc gia đó sẽ xếp hàng trong các nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, sau Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Nga, Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Brazil, Anh
và Ý
• Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của
ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa
các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện giảm dần thuế quan xuống 0-5%,
loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa
thủ tục hải quan giữa các nước.
Hoàn cảnh ra đời: vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN trước những thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực của toàn hiệp hội. Những thách thức đó là:
-Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày
càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc
tế.
-Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới, đặc biệt khu
vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ và khu vực mậu dịch tự do Châu Âu của EU, NAFTA sẽ
trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hóa ASEAN khi thâm
nhập vào những thị trường này.
-Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và giành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên
thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước
Đông Âu đã trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN phải
mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.
Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái Lan,
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một Khu
vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA).
Hội nhập vào nền kinh té thế giới cho phép các DNV&N phát triển nhanh hơn. Là một nước chậm phát triển, tổng cầu của Lào thấp dẫn đến cơ hội để các DN tích luỹ không cao. Hội nhập sẽ giúp cho các DN khả năng hợp tác thu hút vốn đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ, thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường. Nâng cao mức tích luỹ.
-Toàn cầu hóa sẽ đẩy mạnh giao lưu, làm cho quan hệ trao đổi ngày càng thông thoáng bên trong, mở rộng bên ngoài. Với tư cách là người tiêu thụ các thiết bị
kỹ thuật, máy móc và là khách hàng của một số dịch vụ quốc tế, các DNV&N sẽ dễ
dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với giá cả thấp hơn. Đồng thời thị trường rộng lớn hơn sẽ giúp cho các DN giảm bớt được sức ép do chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn lại.
-Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, khoảng cách không gian dần dần cải thiện, thông qua mạng lưới viễn thông toàn cầu các DNV&N có khả năng tiếp cận được thị trường xa xôi.