Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược CẠNH TRANH của CÔNG TY FURNITURE TECHNOLOGY TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 46 - 47)

Các học thuyết kinh tế thị trường, dù ở trường phái nào đều thừa nhận rằng,

cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung – cầu và giá cả hàng hóa, dịch vụ là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản

của cơ chế thị trường, cạnh tranh là linh hồn của sản phẩm.

Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau về cạnh tranh. Có thể dẫn ra một số quan điểm như sau:

Sức cạnh tranh là tổng hòa các đặc tính về tiêu dùng và giá trị vượt trội của sản phẩm trên thị trường, có nghĩa là sự vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại trong điều kiện cung vượt cầu.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt

trội của nó so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường.

Lại có quan điểm cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực

nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại do chủ thể sản xuất và cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường vào thời gian nhất định.

Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa trên đều thiếu một yếu tố cơ bản mà người

tiêu dùng quan tâm nhất, đó là tương quan giữa chất lượng và giá cả.

Với cách tiếp cận trên, sữc cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn. Tức là:

𝐊𝐊 = 𝐐𝐐 𝐆𝐆⁄ (2.1)

Trong đó: Q – lợi ích tiêu dùng (hay còn gọi là giá trị sử dụng).

G – giá cả tiêu dùng, bao gồm chi phí để mua và chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Trên thực tế, mỗi hộ tiêu dùng có cách lựa chọn hàng hóa riêng cho mình. Tuy nhiên, có những tiêu chí chung cho tất cả các loại sản phẩm, hàng hóa mà nhà sản xuất phải đáp ứng ở mức tối thiểu thì mới có thể đem sản phẩm của mình ra thị trường. Đó là: đối với hàng xuất khẩu phải đáp ứng tối thiểu tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Còn ở Lào, phải đẩm bảo tiêu chuẩn quốc gia (LIS: ´º¡)… Ví dụ, sản xuất thiết bị điện sử dụng điện áp 110 V thì khó bán hơn tại thị trường Lào…

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược CẠNH TRANH của CÔNG TY FURNITURE TECHNOLOGY TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 46 - 47)