C ỦA ÔNG TY ĐẾN NĂM 2020
4.3 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
∗ Cơ sở đề xuất giải pháp:
-Các doanh nghiệp chưa chú ý đến tầm quan trọng của nguồn nhân lực.
-Nguồn nhân lực nhìn chung chưa ổn định.
-Chưa có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.
∗ Thực hiện:
Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Chămpasắc ngày càng được
nâng cao. Tuy nhiên nhìn chung các doanh nghiệp chưa có chế độ, chính sách thỏa
đáng để giữ người tài, hiệu qủa sử dụng nguồn nhân lực chưa cao và chưa nhận thức
hết tầm quan trọng của nguồn nhân lực đến sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp cần lưu ý đến tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập cạnh
tranh của ngành càng diễn ra nhanh chóng và gay gắt.
Sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là sự phát
triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Khối lượng thông tin và
tri thức của nhân loại tăng nhanh với gia tốc lớn. Điều này vừa khiến cho vòng đời của
thông tin nhanh chóng bị rút ngắn lại, thông tin nhanh chóng bị lạc hậu, nhưng với
khối lượng đồ sộ của thông tin bắt buộc hoạt động của con người phải tăng tốc, phải
được nâng cấp để bắt kịp sự biến đổi này.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nguồn vốn tư bản, nguồn lao động dồi
dào v.v … hiện không còn là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững, lợi thế
cạnh tranh mà yếu tố chính tạo nên sự phát triển lâu dài và bền vững đó chính là nguồn vốn trí thức, nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Những tiêu chuẩn về nguồn nhân lực ngày nay có chiều hướng thay đổi từ cần
cù, trung thành, có trách nhiệm chuyển sang có tính sáng tạo, có khả năng xử lý vấn
đề, có khả năng phân tích, có tinh thần đồng đội, có khả năng ăn nói diễn đạt, có kỹ năng giao tiếp v.v … Do đó các doanh nghiệp cần lưu ý về những đặc tính này của nguồn nhân lực, đặc biệt là trong đội ngũ kinh doanh của mình.
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc cạnh tranh giữa các quốc gia rất
gay gắt và do đó việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài
cũng khá gay gắt, phần thắng chỉ nghiêng về các quốc gia/doanh nghiệp có nguồn nhân lực có chất lượng cao, được đào tạo tốt. Do đó vấn đề tuyển chọn nguồn nhân lực trong khâu đầu vào của doanh nghiệp cần được chú trọng cao, nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của doanh nghiệp sau đó.
Doanh nghiệp cần phái có chính sách phù hợp để ổn định nguồn nhân lực bởi
vì đa số các doanh nghiệp thuê lao động theo mùa khi có nhu cầu, do đó rất bị động
trong việc kiểm soát nguồn nhân lực. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ không
thực hiện việc ký kết hợp đồng dài hạn với công nhân viên và không có chính sách
thỏa mãn nhằm thu hút, giữ nhân tài, do đó sự thay đổi nguồn nhân lực trong công ty
là rất lớn, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp…
Cần phải có chương trình bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao trình độ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Cần phải có quỹ để đào tạo nguồn nhân
lực, tạo nên môi trường hoạt động ngày càng chuyên nghiệp… Nhằm để đào tạo tốt
nguồn nhân lực, các doanh nghiệp nên cử cán bộ tham gia những khóa đào tạo nghiệp
vụ ngắn hạn, trung hạn và dài han, kết hợp với các tổ chức, trung tâm đào tạo để tiến
hành phối hợp đào tạo cho cán bộ công nhân viên của mình.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể hỗ trợ về mặt tài chính cho cán bộ công nhân
viên tham gia các khoá học về ngoại ngữ, vi tính, nghiệp vụ v.v…
∗ Hiệu qủa giải pháp:
-Giúp doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực và coi trọng
việc ổn định nguồn lực trong công ty trong việc quyết định năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
-Nguồn nhân lực được nâng cao theo hướng chuyên môn hóa, am hiểu về kiến
thức chuyên môn và nghiệp vụ.
4.3.2 Giải pháp Marketing:
Trong kinh doanh, việc chiếm lĩnh thị trường để làm chủ và chi phối thị trường là điều kiện bắt buộc trong ý trí và hành động của mọi công ty. Chiếm lĩnh thị trường bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó chiếm lĩnh thị trường bằng chiến lược marketing có tính chất quyết dịnh thành công hay thất bại của công ty.
Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu và vận dụng marketing là một tất
yếu khách quan và cấp bách. Điều đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:
-Một trong những nguyên tắc của hoạt động kinh doanh là dựa vào quy luật số đông. Do đó hoạt động kinh doanh để giúp cho công ty thỏa mãn và đáp ứng tốt nhu
cầu của khách hàng ở mọi lúc mọi nơi từ đó thu hút được nhiều khách hàng đến mua
sản phẩm của công ty.
-Sản phẩm đồ gỗ của Công ty Furniture Technology là sản phẩm hữu hình, dễ
bị các đối thủ cạnh tranh sao chép bắt trước. Xuất phát từ những đặc điểm này, các
hoạt động marketing trở nên cực kỳ quan trọng. Đó là những nỗ lực và giải pháp đưa
ra về chính sách sản phẩm, giá cả sản phẩm hợp lý, tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu
làm nổi bật những đặc tính, lợi ích sản phẩm cũng như các dịch vụ bán hàng nhằm
nâng cao thế mạnh cạnh tranh cho sản phẩm, xây dựng niềm tin và nhận thức của
khách hàng với sản phẩm của công ty.
-Sự cạnh tranh giữa các công ty chế biến kinh doanh gỗ trên thị trường ngày càng gay gắt. Trong thị trường cạnh tranh, một quy luật tất yếu là chiến thắng sẽ giành cho các công ty tạo được uy tín, củng cố được niềm tin với khách hàng và có hiệu quả kinh doanh cao. Khi tham gia vào ngành chế biến kinh doanh gỗ, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn và quyết định của họ dựa trên tên tuổi, uy tín, chất lượng dịch vụ
của công ty. Vì vậy những nỗ lực hướng tới khách hàng, hoạt động marketing góp
phần đắc lực trong việc tạo dựng uy tín, nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty.
-Về mặt cơ cấu tổ chức, hiện nay ở Công ty Furniture Technology chưa có bộ
phận đảm nhiệm marketing (phòng marketing) riêng. Do đó phải thiết lập phòng
marketing và xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm, năng động và
có tinh thần lao động cao. Phòng marketing phải xây dựng hệ thống công việc để đạt
được kết quả mà công ty đang mong đợi, phải phân bổ công việc cho nhân viên sao cho họ tận dụng tốt nhất khả năng và năng lực của mình.
Trên cơ sở những lý luận trên chúng ta thấy vai trò quan trọng của hoạt động marketing đối với mỗi công ty trong xu thế hội nhập kinh tế, đồng thời cũng nhận thấy
rằng hoạt động marketing cũng rất là phức tạp, nó đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực cao.
Trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh ngày càng đầu tư nhiều hơn cho công tác
marketing và nhu cầu của khách hàng thay đổi từng ngày thì Công ty càng cần phải
thực hiện tốt hơn nữa chiến lược marketing của mình để phục vụ khách hàng tốt hơn.
4.3.3 Giải pháp tài chính - kế toán:
Bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn tồn tại và phát triển đều cần có nguồn lực,
trong đó là tài lực hay nguồn lực tài chính. Nguồn tài chính của công ty có thể có nhiều hình thức: nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay … nguồn tài chính đóng vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của công ty.
Công ty Furniture Technology phải có lượng vốn đủ lớn và phải quản lý vốn
có hiệu quả bởi vì nguồn lực tài chính quyết định đến khả năng thực hiện các cam kết
với khách hàng và khả năng thương lượng với nhà cung ứng. Nguồn vốn là cơ sở
quyết định đến khả năng tiếp nhận và tổ chức thực hiện những đơn đặt hàng lớn. Nó có
vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách giá, góp phần phát triển sản phẩm
mới, thị trường mới, mở rộng quy mô kinh doanh, năng lực tài chính quyết định đến
khả năng đầu tư của công ty.
Hệ thống tài chính - kế toán buộc phải thay đổi theo quy mô của công ty. Khi công ty còn nhỏ về quy mô thì tài chính có thể hạn hẹp, kế toán có thể đơn giản. Nhưng khi khi công ty được mở rộng quy mô hoạt động thì tiềm lực về tài chính cần mở rộng là điều không tránh khỏi, hệ thống kế toán chặt chẽ là điều bắt buộc.
Công ty mở rộng sản xuất - kinh doanh có nghĩa là nhu cầu về tài chính tăng. Người quản lý tài chính phải có chiến lược huy động vốn, cũng có thể tận dụng chính sách tín dụng mà nhà cung cấp mang đến.
Chiến lược tài chính-kế toán không chỉ đòi hỏi đáp ứng một cách đày đủ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh mà hơn thế nữa nó phải đảm bảo yêu cầu đủ một cách hợp lý, phân bổ kịp thời với hiệu quả cao với mục đích tối thiểu hoá chi phí và tối đa
hoá lợi ích. Đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm giá thành sản phẩm, công ty có
thể định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Năng lực tài chính của Công ty Furniture Technology còn rất hạn hẹp do vậy
cần phải thực hiện một chiến lược tăng vốn hợp lý, cũng như công tác quản trị sử dụng vốn có hiệu quả.
4.3.4 Giải pháp cho nguồn cung ứng đầu vào:
∗ Cơ sở đề xuất giải pháp:
-Giá cả nguyên liệu gỗ, ván ép, ván MDF và phụ liệu, phụ kiện cao.
-Doanh nghiệp không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào.
-Doanh nghiệp thường khó xác định được nhu cầu nguyên liệu gỗ hàng năm.
∗ Thực hiện:
-Doanh nghiệp cần phải chủ động trong nguồn nguyên liệu gỗ, phải đảm bảo
nguồn nguyên liệu đúng chất lượng, thời gian cung cấp kịp thời cho sản xuất. Để thực
hiện tốt khâu chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho sản xuất, Công ty Furniture Technology
cần thực hiện tốt khâu thống kê và dự báo nhu cầu cho từng năm cho từng loại gỗ, từ
đó có thể chủ động hơn trong khâu thu mua.
-Trong khâu tổ chức thu mua nguyên liệu gỗ thường qua rất nhiều khâu trung
gian, do đó chất lượng không đảm bảo, giá cả đội lên rất cao. Mặt khác, trong khâu tổ
chức thu mua nguyên liệu gỗ, thường thì các cơ quan nghiệp vụ liên quan áp dụng
cách đấu thầu với trữ lượng lớn và gồm nhiều chủng loại gỗ khác nhau, ảnh hưởng tới
nguồn lực tài chính của Công ty Furniture Technology. Do đó, đòi hỏi Công ty
Furniture Technology phải linh hoạt trong việc đấu thầu thu mua nguyên liệu bằng
cách liên kết với các đơn vị khác trong ngành để có sự lựa chọn loại gỗ cho phù hợp
với nhu cầu sử dụng.
-Thực hiện chức năng tự nhập khẩu nguyên - phụ liệu như: ván ép, ván MDF,
phụ liệu các loại (sơn, sơn PU, giấy nhám …) và phụ kiện các loại (ổ khoá, bàn lề,
đinh vít …). Giá những nguyên - phụ liệu này đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
giá thành sản phẩm của Công ty Furniture Technology mà hiện nay Công ty Furniture
Technology đang tổ chức thu mua qua các cửa hàng nhập khẩu trong nước, theo ước
tính ban đầu thì các cửa hàng này đang chiếm lợi nhuận từ 20%-25%. Việc tự nhập
khẩu nguyên - phụ liệu các loại nêu trên sẽ hạ thấp giá thành sản phẩm do đó tăng
thêm lợi nhuận đáng kể. Ngoài ra còn có sự lựa chọn cao về chủng loại cũng như đảm
bảo được chất lượng, tránh được quá lệ thuộc vào nhà cung cấp trong nước.
∗ Hiệu quả của gải pháp:
-Ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào.
-Giám đáng kể chi phí nhập khẩu nguyên - phụ liệu.
4.3.5 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm:
∗ Cơ sở đề xuất giải pháp:
-Chất lượng sản phẩm của Công ty Furniture Technology không đồng đều và
chưa ổn định.
-Thiếu đầu tư máy móc thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
∗ Thực hiện:
-Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phải được tiến hành xuyên suốt từ
khâu tổ chức thu mua nguyên liệu đầu vào đến khâu sản xuất và thành phẩm. Trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đến đầu tư ngày
một nhiều hơn, họ là những công ty có bề dày kinh nghiệm trong ngành cũng như sự
tràn lan các sản phẩm đồ gỗ từ các nước, cạnh tranh về chất lượng sản phẩm là rất cao,
sản phẩm phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng. Bởi vậy, Công ty
Furniture Technology phải thựch hiện công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng
công đoạn một cho đến khi đóng gói và xuất kho.
-Đầu tư vào máy móc trang thiết bị cũng là một yếu tố quan trọng trong giải
pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm. Chất lượng sản phẩm
được hợp thành và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố chất lượng của nguyên -
vật liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào chất lượng máy móc trang
thiết bị. Chất lượng sản phẩm sẽ khó đạt được về yêu cầu chuẩn mực chất lượng đồng
đều và có tính ổn định, nếu doanh nghiệp sử dụng máy móc trang thiết bị lạc hậu, thô sơ. Không chỉ như vậy, tình trạng máy móc trang thiết bị cũ lại vừa có năng suất thấp,
tốn nhiều nhân công và chi phí tu sửa cao dẫn đến giá thành sản phẩm làm ra cao,
thiếu tính cạnh tranh.
-Cần phải đào tạo kiến thức cho cán bộ công nhân viên về tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm và yêu cầu họ phải tuân theo.
-Nguồn nhân lực cần phải ổn định và phải qua đào tạo về tay nghề mới có khả
năng đảm báo được chất lượng sản phẩm.
∗ Hiệu quả của gải pháp:
-Nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm.
-Khắc phục những lỗi ngay từ đầu trong giai đoạn sản xuất để giảm thiểu tổn thất xảy ra.
4.3.6 Giải pháp nâng cao thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp:
∗ Cơ sở đề xuất giải pháp:
-Thương hiệu của Công ty Furniture Technology chưa được biết đến sâu rộng.
-Công ty Furniture Technology chưa chú trọng việc phát triển thương hiệu.
-Các sản phẩm xuất khẩu thường qua khâu trung gian và mang thương hiệu
nước thứ ba.
∗ Thực hiện:
Không chỉ riêng Công ty Furniture Technology và các doanh nghiệp nói chung
đã đến lúc phải coi trọng thương hiệu của sản phẩm mình và có chiến lược cụ thể để nhằm giới thiệu thương hiệu của sản phẩm mình trên thị trường nội địa và quốc tế. Để dễ dàng hơn trong việc nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế Công ty Furniture Technology cần thực hiện các yêu cầu sau:
-Liên lạc với hội bảo hộ thương hiệu Lào tại thủ đo Viêng Chăn, trang web
thương hiệu Lào hay Hội đồng thương mại và công nghiệp Lào để có sự hỗ trợ nâng cao thương hiệu của mình.
-Luôn đề cao thương hiệu doanh nghiệp trong xuất khẩu, sử dụng thương hiệu
nhãn mác của mình trên sản phẩm và tránh sử dụng thương hiệu hay nhãn mác của
người mua đối với những mẫu mã hàng hoá độc quyền của mình.
-Nâng cao chất lượng, hình ảnh của công ty, công ty nên tập trung nâng cao
hình ảnh chất lượng sản phẩm và quy định công nghệ sản xuất của mình. Đối tác nước
ngoài chỉ có thể yên tâm làm ăn với công ty nào đã đạt được chứng chỉ chất lượng sản
xuất nhà máy. Do đó, Công ty Furniture Technology nên hệ thống và sắp xếp lại quy
trình sản xuất, lên lạc với tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để được đánh giá chất