Chiếnlược cạnh tranh của Công ty Furniture Technology trong bối cảnh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược CẠNH TRANH của CÔNG TY FURNITURE TECHNOLOGY TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 44)

Đặc điểm của thị trường hiện đại là cạnh tranh mang tính tòan cầu và ngày càng khốc liệt, cạnh tranh về giá đã nhường bước cho cạnh tranh về chất lượng và tốc độ, khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn, đòi hỏi cao hơn và được chiều chuộng hơn thông qua cạnh tranh. Trong điều kiện này, lợi thế của công ty là: (1) gần gũi với

khách hàng; (2) nhanh chóng phản ứng nhanh với những nhu cầu của khách hàng; (3)

luôn có sự hỗ trợ của nhà nước do vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền

kinh tế, và xã hội. Vì vậy, công ty cần biến những lợi thế này thành sức mạnh cạnh

tranh của mình.

2.1.5.1 46TSáng tạo ra các giá trị cao, độc đáo46T:

Trong cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, công ty với một nguồn lực hạn

hẹp luôn lo sợ lợi thế kinh tế theo qui mô và sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp lớn. Thực ra ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng luôn tránh cuộc cạnh tranh đối đầu về giá vì cạnh tranh về giá luôn là cuộc cạnh tranh tàn phá dẫn tới sự lừa dối khách hàng bằng việc ăn cắp “chất lượng”. Công ty cần phát huy những lợi thế của mình, biết bảo

vệ tài sản trí tuệ (những bí quyết, những ý tưởng …) của mình từ đó thoát khỏi cuộc

cạnh tranh đối đầu về giá. Nếu làm được như vậy, công ty không hề ngại lợi thế chi

phí thấp của các doanh nghiệp lớn.

Bản chất hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho cộng đồng, cho xã hội, và cụ thể là cho khách hàng của mình. Giá tri được tạo ra càng lớn thì phần thưởng (lợi

nhuận, uy tín, sự trung thành của khách hàng, nguồn lực …) mà công ty nhận được từ

khách hàng càng lớn. Vì thế, công ty phải có được một chiến lược kinh doanh của

riêng mình bảo đảm tạo ra những giá trị cao, độc đáo cho khách hàng của mình. Việc

tìm hiểu nhu cầu của xã hội, của khách hàng, hiểu đúng những gì là quan trọng đối với

khách hàng là rất quan trọng để có được một chiến lược kinh doanh thành công. Lợi

thế là gần gũi với khách hàng giúp ích rất nhiều trong việc hiểu biết nhu cầu của khách hàng để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng.

2.1.5.2 46TChú trọng hơn nữa về dịch vụ46T:

Dịch vụ là lĩnh vực tạo ra giá trị rất lớn và là ưu thế của công ty. Các nền kinh tế lớn hiện nay đều là nền kinh tế dịch vụ và xu thế này cũng sẽ được thể hiện rất rõ

khi Lào hội nhập. Tỷ trọng dịch vụ trong công ty cơ cấu nền kinh tế ngày càng gia

tăng. Vì vậy, dịch vụ là một lĩnh vực mà các doanh nghiệp có thể khai thác cho tương lai lâu dài và bền vững của mình, hơn nữa công ty cần biết khai thác tốt hơn nữa các dịch vụ kèm theo của mình sẽ mang lại hiệu quả “nhân đôi, nhân ba”. Do gần gũi với khách hàng và hiểu rõ nhu cầu cụ thể của khách hàng, công ty có lợi thế vô cùng to lớn trong việc tạo ra các dịch vụ để đáp ứng với những nhu cầu cụ thể của từng khách hàng. Khi các công ty có có dịch vụ tốt đáp ứng tốt nhu cầu cụ thể của khách hàng thì không ai có thể cạnh tranh được với nó.

2.1.5.3 46TCó một tầm nhìn dài hạn về sự phát triển46T:

Không có một ai lớn mà không bắt đầu từ bé, thậm chí bắt đầu từ con số không. Công ty cần có sự tự tin vào chính giá trị của bản thân mình rằng sự tồn tại của mình thực sự mang lại lợi ích cho xã hội và khách hàng. Để làm tốt điều đó, công ty cần có một tầm nhìn cho sự phát triển của mình.

Tầm nhìn về xu thế phát triển và nhu cầu của khách hàng, về cạnh tranh, về

định vị tương lai của doanh nghiệp sẽ giúp các công ty hình thành được một hệ thống sản xuất kinh doanh phù hợp và từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong sự phát triển của mình từ đó mới có thể bảo đảm có được năng lực quản lý các hệ thống lớn trong tương lai không xa.

2.1.5.4 T46Tìm những phân khúc thị trường phù hợp46T:

46T46TKhi qui mô và tiềm lực còn nhỏ, chiến lược thường được sử dụng của công ty là chui vào các ngách của thị trường hoặc khác biệt hóa, ở đó những anh lớn không thể làm được hoặc không thể chui vào được. Vì vậy, công ty nên chú ý tới những ngành nghề, những “ngóc ngách” trên thị trường mà những công ty lớn không khai thác hoặc khó thâm nhập vào được. Chiến lược thiết lập những “an toàn khu” hoặc “bám thắt lưng địch mà đánh” trong chiến tranh giải phóng dân tộc cũng có thể được áp dụng một cách sáng tạo trong kinh doanh ngày nay nếu phải đương đầu với những nhà khổng lồ mạnh hơn ta rất nhiều lần. Đây thực sự là sự khởi đầu và sự chuẩn bị những nguồn lực một cách an toàn để đạt tới tầm nhìn của mình một cách an toàn và tiết kiệm.

2.1.5.5 46TCạnh tranh về tốc độ46T:

Công ty với lợi thế nhỏ và lại có quan hệ gần gũi với khách hàng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng có thể có một ưu thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp lớn trong việc đáp ứng một cách nhanh chóng những nhu cầu có tính cá nhân rất cao và thay đổi rất nhanh của khách hàng.

Trong thời đại toàn cầu hóa và số hóa hiện nay, phần thắng luôn thuộc về các công ty kịp thời thỏa mãn tốt những nhu cầu thường xuyên thay đổi và thay đổi rất nhanh của các khách hàng. Ai gần với khách hàng hơn, nắm bắt được những nhu cầu thay đổi của họ nhanh hơn, phản ứng tốt hơn với sự thay đổi này và thỏa mãn khách hàng tốt hơn sẽ được khách hàng chọn lựa.

2.1.5.6 T46Thu hút nguồn lực cho sự phát triển thông qua liên minh chiến lược: Trong việc thu hút nguồn lực, trước hết, cần có tư duy “hệ thống mở” trong việc phát triển của mình. Toàn cầu hóa không chỉ làm cho biên giới giữa các quốc gia mờ đi mà còn làm cho biên giới các tổ chức kinh doanh cũng nhòe đi. Vì thế, một hệ thống mở, tương tác và khai thác tốt hơn những nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển là rất cần thiết. Những nguồn lực bên ngoài này là rất nhiều, có thể kể đến như: các hỗ trợ của chính phủ về vốn, đào tạo, quảng bá tiếp thị … Việc thuê mướn các chuyên gia giỏi theo giờ hoặc theo dự án, các hỗ trợ của các hiệp hội và các tổ chức quốc tế phi chính phủ cũng như chính phủ…

Bên cạnh đó, công ty cần tận dụng tốt hơn nữa những cơ hội của thời đại ngày nay như những lợi thế của công nghệ hiện đại (Internet, vận tải, bưu điện…) mang lại. Cụ thể là thông qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể tiếp cận được thị trường, kể cả ở những nơi xa xôi nhất.

2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM

Trong nền kinh tế thị trường, nhân tố quyết định cho sự tồn tại của doanh nghiệp là khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vấn đề là, đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào? Bằng phương pháp nào? Sau đây sẽ cập đến phương pháp đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm.

2.2.1 Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh của sản phẩm

Các học thuyết kinh tế thị trường, dù ở trường phái nào đều thừa nhận rằng,

cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung – cầu và giá cả hàng hóa, dịch vụ là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản

của cơ chế thị trường, cạnh tranh là linh hồn của sản phẩm.

Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau về cạnh tranh. Có thể dẫn ra một số quan điểm như sau:

Sức cạnh tranh là tổng hòa các đặc tính về tiêu dùng và giá trị vượt trội của sản phẩm trên thị trường, có nghĩa là sự vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại trong điều kiện cung vượt cầu.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt

trội của nó so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường.

Lại có quan điểm cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực

nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại do chủ thể sản xuất và cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường vào thời gian nhất định.

Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa trên đều thiếu một yếu tố cơ bản mà người

tiêu dùng quan tâm nhất, đó là tương quan giữa chất lượng và giá cả.

Với cách tiếp cận trên, sữc cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn. Tức là:

𝐊𝐊 = 𝐐𝐐 𝐆𝐆⁄ (2.1)

Trong đó: Q – lợi ích tiêu dùng (hay còn gọi là giá trị sử dụng).

G – giá cả tiêu dùng, bao gồm chi phí để mua và chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Trên thực tế, mỗi hộ tiêu dùng có cách lựa chọn hàng hóa riêng cho mình. Tuy nhiên, có những tiêu chí chung cho tất cả các loại sản phẩm, hàng hóa mà nhà sản xuất phải đáp ứng ở mức tối thiểu thì mới có thể đem sản phẩm của mình ra thị trường. Đó là: đối với hàng xuất khẩu phải đáp ứng tối thiểu tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Còn ở Lào, phải đẩm bảo tiêu chuẩn quốc gia (LIS: ´º¡)… Ví dụ, sản xuất thiết bị điện sử dụng điện áp 110 V thì khó bán hơn tại thị trường Lào…

2.2.2 Phương pháp đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm

Giá tiêu dùng (G), bao gồm giá của sản phẩm trên thị trường và chi phí mà

người tiêu dùng phải chi ra trong suốt quá trình sử dụng.

Chúng ta hãy cùng xem xét công thức (2.1) theo từng bước sau:

1)Trên cơ sở hiểu biết về thị trường và các yêu cầu đối với một sản phẩm nhất định, đưa ra tập hợp các chỉ tiêu về về chất lượng của sản phẩm đó;

2)Chọn từ các tập hợp này một số chỉ tiêu quan trọng (thông số);

3)Bằng cách hỏi ý kiến chuyên gia, có thể lượng hóa tỷ trọng (a) của mỗi thông số trong sản phẩm, sao cho tuân thủ điều kiện:

Sai = 1 (i − 1, 𝑚𝑚) (2.2)

4)Giả sử chúng ta cần tiến hành xem xét 3 sản phẩm được ký hiệu lần lượt là

A, B, và C cùng loại. Trong đó, sản phẩm A là sản phẩm mẫu (được người tiêu dùng lựa chọn, có thị phần lớn và tương lai ổn định …); sản phẩm B là sản phẩm cần đánh giá khả năng cạnh tranh; sản phẩm C là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

5)Đánh giá hiệu quả sử dụng (lợi ích tiêu dùng) của sản phẩm B và C so với

hiệu quả sử dụng (lợi ích tiêu dùng) của sản phẩm A theo các công thức sau:

Qb/a = Sai × Nbi⁄Nai (2.3)

Qc/a = Sai × Nci⁄Nai (2.4) Trong đó: ai: tỷ trọng của thông số (i) trong sản phẩm.

Nai, Nbi, Nci: giá trị thông số (i) của sản phẩm A, B, C.

6)Giá tiêu dùng của sản phẩm B (Gb) và giá tiêu dùng của sản phẩm C (Gc)

bao gồm giá mua cộng với các chi phí trong qúa trình sử dụng sản phẩm;

7)Khả năng cạnh tranh của sản phẩm B so với khả năng của sản phẩm C được

xác định như sau:

Kb/c =QQb/a⁄Gb

c/a⁄Gc =QQb/a ×Gc

c/a×Gb (2.5)

Việc đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm là hết sức cần thiết, giúp nhà sản xuất biết được sản phẩm của ta đang đứng ở dâu; sức cạnh tranh như thế nào so với đối thủ? Từ đó, có chiến lược phát triển phù hợp, đầu tư vào các sản phẩm có khả năng cạnh tranh thì mới đảm bảo thị phần bền vững của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong đó, việc lựa chọn đúng phương pháp đánh giá sức cạnh tranh có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu ở trên, từ phân tích tình

hình cạnh tranh của Công ty Furniture Technology đi đến lựa chọn xây dựng chiến lược cạnh tranh trong bối cạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong phần này tác giả xin giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu sau:

2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

2.3.1.1 Điều tra số liệu sơ cấp

• Phương pháp quan sát trực tiếp: Các hoạt động diễn ra hàng ngày trong công ty, chủ yếu là quan sát quá trình làm việc của các nhân viên khối văn phòng - hành chính; đồng thời giám sát theo dõi quy trình sản suất của các dây chuyền trong các phân xưởng; tiếp xúc với các đối tác, khách hàng của công ty…

Hình thức: Trực tiếp đến cơ quan, phân xưởng sản xuất và các cửa hàng, đại lý của công ty để quan sát bằng trực quan, ghi nhận lại những hành vi, thao tác cũng như cách ứng xử của công - nhân viên.

• Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn được thực hiện với Phó giám đốc, các

trưởng - phó phòng, các công - nhân viên, khách hàng, các công ty trong ngành. Ngoài ra còn phỏng vấn ý kiến các chuyên gia về nhận định thị trường và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chế biến gỗ tại Lào cũng như xu hưỡng phát triển trên thế giới. Nội dung phỏng vấn sẽ chuyên sâu trong 5 yếu tố của mô hình 5 áp lực của Michael Porter. Thời gian phỏng vấn vào các buổi làm việc, thời gian phỏng vấn từ 15-20 phút.

Hình thức:

Phỏng vấn qua thư điện tử:Gửi câu hỏi cho đối tượng cần phỏng vấn và yêu cầu họ trả lời và gửi lại.

Phỏng vấn qua điện thoại:Trao đổi trực tiếp với đối tượng cần phỏng vấn qua các câu hỏi đã có sự chuẩn bị trước.

Phỏng vấn trực tiếp: Đối với vấn đề nhạy cảm và muốn thăm dò ý kiến đối tượng, tác giả sẽ hẹn gặp phỏng vấn trực tiếp sau giờ làm việc với các câu hỏi ngắn gọn, súc tích, đảm bảo mục đích cần đạt được qua buổi phỏng vấn.

• Phương pháp thiết kế bảng câu hỏi:

Tâp hợp các chuyên mục cần điều tra, sau đó hệ thống hoá thành các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo một trình tự nhất định.

2.3.1.2 Điều tra số liệu thứ cấp

Luận văn thu thập, sử dụng dữ liệu thứ cấp từ: Bộ Công Thương, Tổng Cục Thống Kê, Sở Công Thương, Sở Nông Lâm, Sở Tài Chính ở các tỉnh trong khu vực.

Ngoài ra các dữ liệu thứ cấp còn được xác định thông qua các phương pháp thống kê và phân tích hàng năm của các công ty kinh doanh chế biến gỗ có thị phần lớn ở khu vực Nam - Trung Lào, các sách tham khảo, tạp chí kinh tế, từ các trang website báo điện tử. Các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của Công ty Furniture Technology thông qua các phòng chức năng như: Phòng Quản lý kinh

doanh; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Marketing; Phòng Công nghệ và Quản lý

sản xuất; Phòng Quản trị nhân sự; Phòng Hành chính.

2.3.1.3 Phỏng vấn chuyên gia

Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến gỗ. Tác giả đã thiết lập, gửi câu hỏi phỏng vấn và thảo luận nhóm để thu thập các ý kiến có liên quan đến thị trường và các chính sách quản lý các mặt hàng đồ gỗ của Công ty Furniture

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược CẠNH TRANH của CÔNG TY FURNITURE TECHNOLOGY TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 44)