Chiếnlược lợi thế chi phí

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược CẠNH TRANH của CÔNG TY FURNITURE TECHNOLOGY TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 90 - 92)

C ỦA ÔNG TY ĐẾN NĂM 2020

4.2.3Chiếnlược lợi thế chi phí

Chiến lược lợi thế chi phí là chiến lược nhằm có được tổng chi phí thấp so với các đối thủ trong ngành thông qua một tập hợp các chính sách. Để có được lợi thế chi phí đòi hỏi phải tích cực xây dựng những cơ sở sản xuất có quy mô hiệu quả, cắt giảm chi phí mạnh mẽ nhờ kinh nghiệm, kiểm soát chặt chi phí và tối thiểu hoá chi phí trong

những bộ phận như: nghiên cứu và phát triển, bán hàng, quảng cáo v.v … Các cấp

quản lý cần chú ý kiểm soát chi phí để đạt được những mục tiêu này. Chi phí thấp so

với đối thủ là chủ đề xuyên suốt toàn bộ chiến lược, mặc dù chất lượng, dịch vụ và các yếu tố khác không thể bị xem nhẹ.

Lợi thế chi phí sẽ giúp cho doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn mức bình quan

trong ngành bất chấp cạnh tranh mạnh mẽ. Lợi thế chi phí giúp doanh nghiệp tự vệ

trước cạnh tranh của đối thủ, bởi vì nó hàm ý rằng doanh nghiệp vẫn có thể có được lợi nhuận khi các đối thủ của nó đã mất hết lợi nhuận do cạnh tranh. Lợi thế chi phí cũng giúp bảo vệ doanh nghiệp trước các khách hàng hùng mạnh bởi vì khách hàng

chỉ có thể ép giá xuống mức mà các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất có thể chịu được.

Lợi thế chi phí cũng bảo vệ chống lại các nhà cung cấp hùng mạnh do doanh nghiệp có

khả năng linh hoạt để đối phó với sự gia tăng chi phí đầu vào. Những yếu tố mang lại

lợi thế chi phí cho doanh nghiệp cũng thường tạo ra những hàng rào gia nhập đáng kể

về mặt lợi thế kinh tế nhờ quy mô hoặc lợi thế chi phí. Cuối cùng, lợi thế chi phí thường đặt doanh nghiệp ở một vị trí thuận lợi đối với các sản phẩm thay thế so với các đối thủ trong ngành. Do đó, lợi thế chi phí bảo vệ doanh nghiệp trước năm áp lực cạnh tranh bởi vì mặc cả chỉ có thể tiếp tục xói mòn lợi nhuận cho đến khi lợi nhuận của đối thủ thứ nhì bị xoá sạch và bởi vì những đối thủ kém hiệu quả sẽ thiệt hại trước tiên dưới áp lực cạnh tranh.

Để có được lợi thế chi phí thường đòi hỏi thị phần tương đối cao hoặc những lợi thế khác. Chẳng hạn như sự tiếp cận thuận lợi đối với nguồn nguyên liệu. Nó cũng đòi hỏi thiết kế sản phẩm dễ chế tạo, duy trì dòng sản phẩm rộng để dàn trải chi phí và

phục vụ tất cả các nhóm khách hàng lớn nhằm có doanh số cao. Thực hiện chiến lược

chi phí thấp có thể đòi hỏi đầu tư vốn ban đầu lớn vào những thiết bị tiên tiến, định giá

cạnh tranh và phải chịu thua lỗ ban đầu nhằm có được thị phần. Thị phần cao lại cho

phép lợi thế kinh tế khi mua đầu vào và nhờ đó lại giảm thêm chi phí. Một khi đạt

được, vị trí lợi thế chi phí đem lại lợi nhuận cao. Lợi nhuận này có thể được tái đầu tư vào thiết bị và cơ sở sản xuất mới, hiện đại nhằm duy trì sự dẫn đầu về chi phí. Hoạt động tái đầu tư như vạy có thể là một điều kiện tiên quyết để duy trì vị trí có chi phí thấp.

Một chiến lược dẫn đầu về chi phí đôi khi có thể cách mạng hoá một ngành có

lịch sử cạnh tranh dựa trên các yếu tố khác và các đối thủ cạnh tranh không có được sự chuẩn bị tốt cả về nhận thức hay về kinh tế để thực hiện các bước đi cần thiết nhằm tối thiểu chi phí.

Qua thu thập số liệu và khảo sát, trong cơ cấu giá bán hiện hành của tất cả các

sản phẩm của Công ty Furniture Technology thì nhận thấy rằng giá vốn của các

nguyên, phụ liệu đầu vào (ván ép, ván MDF, sơn, phụ kiện các loại …) khá cao (chiếm

từ 60% - 65%) trong giá bán. Nguyên nhân làm cho giá nguyên, phụ liệu cao như vậy

là bởi vì Công ty Furniture Technology tổ chức mua từ các cửa hàng bán lẻ trong nước

mà các cửa hàng này nhập khẩu về chủ yếu từ Thái lan và Việt nam. So với giá xuất

xưởng thì các cửa hàng này đang giành lợi nhuận từ 18% - 25%. Để giảm bớt gánh

nặng này đồng thời tăng được doanh thu, lợi nhuận, tạo được lợi thế chi phí thấp và

nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thì Công ty Furniture Technology nên tự tổ

chức tìm nguồn cung ứng nguyên, phụ liệu đầu vào tận gốc từ các nước Thái lan và

Việt nam và tự nhập khẩu về. Theo hướng đó, Công ty Furniture Technology không

những chỉ giảm bớt được chi phí nguyên vật liệu, tăng được lợi nhuận mà còn về điều

kiện thanh toán cũng sẽ được ưu đãi hơn, được chiết khấu vì mua thường xuyên với số

lượng lớn đồng thời còn chủ động được trong tổ chức sản xuất khi nguồn cung ứng trong nước không đấp ứng kịp thời theo tiến độ sản xuất.

Sự khác biệt giữa ba chiến lược phổ quát này được minh hoạ trong hình 4.1.

LỢI THẾ CHIẾN LƯỢC Tính độc nhất do khách hàng cảm nhận Chi phí thấp M Ụ C TI ÊU CH IẾ N LƯ Ợ C

Toàn bộ ngành CHIẾN LƯỢC KHÁC

BIỆT HOÁ CHITHẾ CHI PHÍ ẾN LƯỢC LỢI

Chỉ một phân đoạn cụ thể CHIẾN LƯỢC TRỌNG TÂM HOÁ

Hình 4.1: sự khác biệt giữa 3 chiến lươc phổ quát • Những yêu cầu khác của chiến lược phổ quát:

CHIẾN LƯỢC PHỔ THÔNG KỸ NĂNG VÀ NGUỒN LỰC THƯỜNG DÙNG YÊU CẦU TỔ CHỨC PHỔ BIẾN CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA • Khả năng marketing mạnh. • Nhanh nhẹn, sáng tạo. • Năng lực nghiên cứu cơ bản mạnh.

• Danh tiếng công ty về chất lượng và công nghệ hàng đầu. • Có truyền thống lâu dài trong ngành hoặc có tập hợp kỹ năng đặc biệt thu được từ các ngành kinh daonh khác.

• Có sự hợp tác chặt chẽ của các kênh phân phối.

• Điều phối tốt giữa các bộ phận nghiên cứu và phát triển, phát triển sản phẩm và marketing. • Đánh giá và khuyến khích chủ quan thay vì đánh giá lượng hoá. • Cuốn hút lao động có kỹ năng cao, nhà khoa học và những nhân viên sáng tạo.

CHIẾN LƯỢC

TRỌNG TÂM

HÓA

• Kết hợp các chính sách trên

hướng vào một mục tiêu chiến lược cụ thể.

• Kết hợp các chính sách trên

hướng vào một mục tiêu chiến lược cụ thể.

CHIẾN LƯỢC

LỢI THẾ CHI PHÍ

• Đầu tư vốn liên tục và có khả năng tiếp cận nguồn vốn.

• Có kỹ năng và kỹ thuật sản xuất. • Giám sát chạt chẽ lao động. • Các sản phẩm được thiết kế để dễ chế tạo.

• Hệ thống phân phối chi phí thấp.

• Kiểm soát chi phí chặt chẽ. • Thường xuyên có báo cáo chi tiết về kiểm soát.

• Tổ chức và phân chia trách nhiệm theo cơ cấu.

• Khuyến khích dựa trên cơ sở những mục tiêu định lượng nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược CẠNH TRANH của CÔNG TY FURNITURE TECHNOLOGY TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 90 - 92)