Bản chất của chiến lược cạnh tranh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược CẠNH TRANH của CÔNG TY FURNITURE TECHNOLOGY TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 30 - 33)

Các học thuyết về kinh tế thị trường hiện đại đều khẳng định rằng: Cạnh tranh là động lực phát triển nội tại của mỗi nền kinh tế, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong điều kiện của thị trường. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường để xác định ba vấn đề trọng tâm: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Do đó, người tiêu dùng giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế và là đối tượng hướng tới của mọi doanh nghiệp. Dưới tác dụng của quy luật cung cầu và quy luật giá trị, các chủ thể kinh doanh cạnh tranh với nhau để cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng, tuy nhiên sản xuất không vượt khả năng kinh doanh. Dưới tác dụng của cạnh tranh, thị trường tự thân nó luôn giải quyết mâu thuẫn giữa sở thích của

người tiêu dùng và năng lực sản xuất hạn chế, do đó cạnh tranh là lực lượng điều tiết

trong hệ thống thị trường. Các áp lực liên tục của người tiêu dùng buộc các chủ thể

kinh doanh phải phản ứng, phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Cạnh tranh

thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển, nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong điều kiện các yếu tố của sản xuất đều và luôn thiếu hụt. Canh tranh thực sự là một cuộc đua tranh, khi các chủ thể kinh doanh có lợi ích cơ bản là mâu thuẫn nhau. Do vậy, cạnh tranh chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường, nơi mà cung cầu là “cốt vật chất”, giá cả là “diện mạo”, cạnh tranh là “linh hồn sống” của thị trường.

Cạnh tranh là một quy luật của kinh tế thị trường trong những tiền đề của pháp lý cụ thể. Đó là tự do thương mại mà theo đó tự do kinh doanh, tự do khế ước và

quyền tự chủ của mỗi cá nhân được hình thành và bảo đảm. Cạnh tranh xuất hiện khi

pháp luật thừa nhận và bảo vệ tính đa dạng của các loại hình sở hữu với tính cách là nguồn gốc của cạnh tranh. Cạnh tranh hiện thân là động lực phát triển của xã hội; là

nhân tố làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội khi Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng

trước pháp luật của mọi thành phần kinh tế. Nhìn từ phía các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng. Trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu, do đó là động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cùng với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh đã thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn diễn ra không đều ở các ngành, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Đây là tiền đề vật chất của các hình thái kinh tế.

Cạnh tranh còn là môi trường đào thái các doanh nghiệp không thích nghi được với các điều kiện của thị trường. Ở nghĩa này, cạnh tranh là nhân tố điều chỉnh bên trong của thị trường. Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện mục đích về lợi nhuận và chi phối thị trường. Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức và uy tín

của mỗi chủ thể kinh doanh. Dưới tác động của điều tiết vĩ mô, sự cạnh tranh ở mỗi

nước còn có bản chất chính trị khác nhau.

Cạnh tranh khác về bản chất so với thi đua xã hội chủ nghĩa. Phong trào thi

đua xã hội chủ nghĩa nổi lên cùng với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, công cụ kế

hoạch hóa như những hiện tượng của động lực thúc đẩy và phát triển kinh tế. Hiện

tượng này không mang màu sắc của “đấu tranh” giành giật, bởi vì trong đời sống kinh

tế, chỉ tồn tại một nhà đầu tư duy nhất và đồng thời là quyền lực của công cộng, đó là Nhà nước. Vì vậy, thi đua không thể xuất hiện với tính chất là cuộc đấu tranh và là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh khác với thi đấu thể thao. Trong cơ

chế thị trường, con người được tự do và sáng tạo, không có luật chơi riêng rẽ trong

mọi điều kiện. Trên thương trường không thể áp dụng luật chơi và thước đo thành tích như trong thi đấu thể thao. Hơn nữa, sự đua tranh trong hoạt động cạnh tranh cũng

khác với cuộc đua tranh đoạt một giải thưởng. Nếu đua tranh để đoạt giải thưởng là

cuộc đua tranh một lần thì cuộc đua tranh tronh kinh tế thị trường thường diễn ra liên tục. Người tham gia cạnh tranh không được phép dừng lại, luôn phải tiến về phía trước để chiến thắng .

Thực chất cạnh tranh là sự tranh giành lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia

vào thị trường với tham vọng “mua rẻ-bán đắt”. Cạnh tranh là một phương thức vận

động của thị trường và quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối sự hoạt động của thị trường. Sở dĩ như vậy, vì đối tượng tham gia vào thị trường là bên mua và bên bán; Đối với bên mua mục đích là tối đa hóa lợi ích của

những hàng hóa mà họ mua được, còn với bên bán thì ngược lại phải làm sao để tối đa

hóa lợi nhuận trong những tình huống cụ thể của thị trường. Như vậy, trong cơ chế thị trường tối đa hóa lợi nhuận đối với các doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng và điển hình nhất.

Như vậy, dù có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh nhưng tựu chung lại đều thống nhất ở các điểm:

Mục tiêu cạnh tranh: Tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao vị thế của doanh nghiệp

trên thương trường đồng thời làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.

Phương pháp thực hiện: Tạo và vận dụng những lợi thế so sánh trong việc

cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.

Thời gian: Trong bất kỳ tuyến thị trường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh tranh thích hợp thay đổi theo thời gian. Chính vì thế cạnh tranh được hiểu là sự liên tục trong cả quá trình.

Ngày nay hầu như tất cả các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh, coi

cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Ở Lào, cùng với việc chuyển đổi sang nền kinh

tế thị trường, cạnh tranh đã từng bước được tiếp nhận như một nguyên tắc cơ bản trong

tổ chức quản lý và điều khiển nền kinh tế quốc dân nói chung, trong tổ chức và điều

hành kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh

hóa các quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự phát triển. Do đó quan điểm đầy đủ về

cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa trên những chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất

nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều

kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Cạnh tranh trong kinh tế là cuộc chạy đua “Marathon

kinh tế” nhưng không có đích cuối cùng, ai cảm nhận thấy thì người đó sẽ trở thành

nhịp cầu cho các đối thủ khác vươn lên phía trước.

Tóm lại, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi có các điều kiện sau: một là, phải có ít

nhất hai chủ thể tham gia cạnh tranh và các chủ thể có cùng mục đích phải đạt được;

hai là, việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia phải tuân thủ; ba là, cạnh tranh diễn ra trong

khoảng thời gian không cố định, hoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá

trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh); bốn là, sự cạnh tranh

diễn ra trong không gian xác định hoặc hẹp (một tổ chức, một ngành, một địa phương)

hoặc rộng (một nước, giữa các nước).

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược CẠNH TRANH của CÔNG TY FURNITURE TECHNOLOGY TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 30 - 33)