FURNITURE TECHNOLOGY 3.2.1 Về cơ cấu tổ chức:
Ta biết, quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, hướng đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra trong điều kiện
biến đổi của môi trường kinh doanh.
Trong một doanh nghiệp ta thấy sự quản lý là hết sức phức tạp bởi vì: tính
chất công việc của một doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp; thực chất của quản lý
doanh nghiệp là quản lý con người mà con người thì rất phức tạp; môi trường doanh
nghiệp thì biến đổi từng ngày, từng giờ … Vậy việc tác động liên tục lên đối tượng
quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý của doanh nghiệp không thể chỉ do một người
đảm nhiệm mà ta cần phải chia tách các công việc, đối tượng quản lý ra để phân chia
mỗi nhà quản lý thực hiện quản lý một phần công việc và một phần đối tượng. Tuy
nhiên để đảm bảo tính chính thể, hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp thì các bộ phận phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và từ đó hình thành bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp là tập hợp các bộ phận, phân hệ với trách
nhiệm và quyền hạn nhất định được phân công thực hiện các chức năng quản lý.
• Tính chất của bộ máy quản lý doanh nghiệp: Bộ máy quản lý doanh nghiệp có tính chất sau:
- Tính đa dạng: Đối với mỗi doanh nghiệp do tính chất riêng của ngành nghề
kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, mục đích, mục tiêu, quy mô hoạt động, thị trường …
từ đó việc quản lý mỗi doanh nghiệp là có những điểm khác nhau nhất định và vì vậy
bộ máy quản lý không đồng nhất đối với mọi doanh nghiệp mà chúng rất đa dạng, phụ thuộc vào tính chất của mỗi doanh nghiệp.
- Tính cân bằng động: Xét trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn
một giai đoạn chiến lược thì bộ phận quản lý doanh nghiệp có thể có trạng thái cân
bằng tạm thời. Tuy nhiên nếu nhìn nhận bộ máy quản lý doanh nghiệp trong toàn bộ
quá trình phát triển của doanh nghiệp thì ta thấy bộ máy quản lý doanh nghiệp luôn
biến đổi để phù hợp với những biến đổi của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.
- Tính hệ thống: Trong bộ máy quản lý doanh nghiệp có các bộ phận, phân
hệ. Mỗi bộ phận, phân hệ đảm nhiệm một chức năng quản lý nhất định và vì vậy hình
thành các cấp bậc quản lý trong bộ máy. Các bộ phận, phân hệ không hoạt động một
cách hoàn toàn riêng biệt mà chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một
chỉnh thể bộ máy.
• Vai trò của bộ máy quản lý doanh nghiệp:
Trong một hệ thống là một doanh nghiệp ta thấy rằng bộ máy quản lý đóng vai
trò là chủ thể quản lý, thực hiện các tác động hướng đích tới đối tượng và khách thể
của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Vì vậy vai
trò của bộ máy quản lý doanh nghiệp là hết sức quan trọng cụ thể là:
- Bộ máy quản lý doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản lý doanh
nghiệp bao gồm các chức năng quản lý xét theo quá trình là: kế hoach, tổ chức, điều
khiển, kiểm tra và các chức năng quản lý phân chia theo lĩnh vực quản lý như: tài chính, nhân lực, sản xuất, marketing, nghiên cứu và phát triển …
- Trong một số doanh nghiệp thì bộ máy quản lý doanh nghiệp có vai trò
quyết định tới sự tồn tại, phát triển và diệt vong của doanh nghiệp, nó được coi là một cơ quan đầu não điều khiển mọi hoạt động của doanh nghiệp, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, tác động tới người lao động và từ đó tác động đến năng suất lao động của doanh nghiệp.
3.2.2 Năng lực quản lý và điều hành:
Phần lớn các DNV&N trong khu vực ngoài quốc doanh mới thành lập, thiếu
kiến thức về kinh doanh, kinh nghiệm trong kinh doanh còn hạn hẹp, chưa quen với cơ
chế kinh tế thị trường. Các DNNN quy mô vừa và nhỏ còn chịu ảnh hưởng năng nề
của cơ chế cũ.
Trình độ quản lý trong các DNV&N còn rất hạn chế, thiếu kiến thức về quản
lý trị kinh doanh và luật pháp, thiếu kinh nghiệm. Trình độ văn hoá kinh doanh còn thấp, tồn tại nhiều tiêu cực.
3.2.3 Về nguồn nhân lực:
Đây là yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Tại
Công ty Furniture Technology bao gồm: ban giám đốc doanh nghiệp; cán bộ quản lý ở
cấp doanh nghiệp; cán bộ quản lý trung gian, đốc công và công nhân.
• Ban giám đốc công ty: Là những cán bộ quản lý cấp cao nhất trong công ty, là những người vạch ra chiến lược, trực tiếp trong quản lý điều hành, tổ chức thực hiện
công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Những công ty cổ phần, những công ty có
quy mô lớn ngoài ban giám đốc còn có hội đồng quản trị là đại diện cho các chủ sở
hữu của doanh nghiệp.
Các thành viên trong ban giám đốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Nếu các thành viên có đủ trình độ quản lý, kinh nghiệm, khả
năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ đem lại cho
doanh nghiệp không những lợi ích trước mắt, như tăng doanh thu lợi nhuận mà còn cả
lợi ích-uy tín, danh tiếng lâu dài cho doanh nghiệp và đây được coi là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Đội ngũ cán bộ quản lý trung gian, đốc công và công nhân: Nguồn cán bộ
của một doanh nghiệp phải đồng bộ. Sự đồng bộ này không chỉ xuất phát từ thực tế là
đội ngũ lao động của doanh nghiệp mà còn xuất phát từ yêu cầu kết hợp nguồn nhân lực với các nguồn lực về tổ chức và vật chất.
Thiếu nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản, có trình độ tay nghề, yên tâm với
công việc: theo điều tra mới đây, cả công ty có 10,20% lực lượng lao động đã qua đào tạo có trình độ đào tạo từ công nhân kỹ thuật trở lên. Trong 250 công nhân, chỉ có 4
công nhân bậc cao (gần bằng 0,20%), 36% đào tạo theo tiêu chuẩn quốc gia, 39,30%
đào tạo ngắn hạn, còn lại chưa qua đào tạo.
3.2.4 Năng lực đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D):
Nếu như cách đây vài năm, hoạt động nghiên cứu và phát triển vẫn còn xa lạ với các doanh nghiệp Lào thì thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ đã bắt đầu chú trọng đến hoạt động này. Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều có một bộ phận (hoặc Phòng) R&D. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát
triển của doanh nghiệp.
Cũng chính vì sự “áp đặt” nhiệm vụ khá hạn hẹp này mà nhiều phòng R&D
của doanh nghiệp Lào chưa làm hết chức năng cần có của một đơn vị nghiên cứu và
phát triển theo đúng nghĩa, dẫn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp bị hạn chế, bó hẹp trong khuôn khổ sản phẩm thuần túy, cứng nhắc, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực doanh nghiệp.
Trên thế giới, chức năng nghiên cứu và phát triển không chỉ giới hạn ở việc
cho ra đời sản phẩm mới. Một bộ phận R&D chuyên nghiệp trong một tập đoàn đa quốc gia thường “bao sân” đồng thời nhiều chức năng dưới đây.
• Nghiên cứu - phát triển sản phẩm (Product R&D)
Đây là chức năng nghiên cứu và phát triển thuần túy về mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới. Chẳng hạn, sản phẩm nước mắm làm từ cá hồi, bột nêm làm từ rong biển, trà thảo mộc đóng chai, cửa nhựa PVC… Hoạt động nghiên cứu và phát triển này thường chú trọng nhiều đến công thức sản phẩm, thành phần cấu tạo, màu sắc, hương vị, chất liệu, kiểu dáng sản phẩm … Ngoài ra, nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn bao gồm cả việc nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có.
Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ, chức năng này tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới với nội dung mới, đem lại lợi ích mới. Chẳng hạn như các tour du lịch đến những địa điểm mới, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp sử dụng chất liệu chiết xuất từ thiên nhiên, dịch vụ tắm bùn trong khu resort …
• Nghiên cứu - phát triển bao bì (Packaging R&D)
Ngoài việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các loại hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bộ phận R&D còn có chức năng nghiên cứu, phát triển các loại chất liệu bao bì mới (khác với thiết kế kiểu dáng, màu sắc, trang trí, in ấn bao bì - thường do bộ phận marketing đảm nhiệm).
Chẳng hạn một công ty trong ngành nước giải khát tung ra các sản phẩm trà
xanh đóng chai, được chiết rót ở nhiệt độ cao, buộc phải có một loại chai nhựa làm
bằng chất liệu chịu nhiệt mà không bị biến dạng, không độc hại. Bộ phận R&D của công ty phải nghiên cứu để chọn một loại chất liệu phù hợp với chi phí hợp lý nhất cho sản phẩm mới này. Còn phần kiểu dáng sản phẩm, nhãn mác, việc trang trí gian hàng
trưng bày đẹp, bắt mắt là do bộ phận tiếp thị đảm nhiệm. Đôi khi, việc nghiên cứu, phát triển bao bì còn nghiên cứu luôn cả các kiểu dáng đặc biệt của bao bì (ví dụ hộp sữa bằng giấy có hình bánh ú, hình chóp…), cũng như cách thức đóng gói bao bì tối ưu.
Việc nghiên cứu và phát triển bao bì đóng gói góp phần rất lớn vào thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhiều khi, chỉ cần thay đổi chất liệu bao bì, trong khi vẫn giữ nguyên thành phần, chất lượng, số lượng sản phẩm bên trong, mức tiêu thụ sản phẩm đã có thể tăng lên nhiều lần. Bao bì cho các sản phẩm mì ăn liền là một ví dụ. Khi chuyển từ bao bì giấy sang bao bì nhựa, các sản phẩm mì gói của doanh nghiệp Việt Nam, vốn được định vị là bình dân, đã có thể cạnh tranh ngang ngửa với các sản phẩm của nước ngoài, mặc dù chất lượng bên trong chưa thay đổi nhiều.
• Nghiên cứu - phát triển công nghệ (Technology R&D)
Việc nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ sản xuất, chế biến tối ưu để cho ra đời sản phẩm (cả cũ lẫn mới) với chất lượng và giá thành tối ưu cũng là một trong những chức năng quan trọng của bộ phận nghiên cứu và phát triển. Ví dụ, công nghệ lên men tự nhiên khác với công nghệ thủy phân bằng a-xít trong sản xuất nước tương, công nghệ sản xuất bia tươi khác với bia “luộc”, công nghệ pha chế hương liệu trong ngành thức uống …
Nghiên cứu - phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ”, nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ để bắt chước hoặc phát triển công nghệ mới cho mình.
• Nghiên cứu - phát triển quá trình (Process R&D)
Bản chất của chức năng này là nghiên cứu, tìm kiếm các quá trình sản xuất, chế biến, lắp ráp, vận hành, phối hợp… tối ưu, được thể hiện bằng các quy trình cụ thể mang tính ứng dụng cao, đem lại hiệu suất và hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Điển hình cho hoạt động này là việc nghiên cứu để cải tiến, phát triển các quy trình sản xuất (đối với sản phẩm), quy trình phục vụ (đối với dịch vụ), quy trình vận hành (đối với máy móc)… Hoạt động này có thể được xem là hoạt động nghiên cứu - phát triển “phần mềm” của sản phẩm, khác với “phần cứng” là chất liệu, công thức, bao bì sản phẩm, công nghệ sản xuất, chế biến…
Công tác nghiên cứu, phát triển “phần mềm” này thường bị xem nhẹ hoặc bỏ
qua, trong khi hiệu quả mang lại có khi còn cao hơn cả “phần cứng”. Đặc biệt, đối với
các loại hình dịch vụ, việc nghiên cứu, phát triển các quy trình phục vụ mang ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là có tính quyết định trong sự thành công hay thất bại của loại hình dịch vụ đó.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bộ phận R&D không thể không chú trọng đến một quy trình thật khoa học, thật hợp lý cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thường được đặt cho một tên gọi rất rõ ràng là “quy trình nghiên cứu - phát triển”. Quy trình này quy định trình tự các bước thực hiện trong hoạt động nghiên cứu - phát triển, mô tả sự phối hợp giữa bộ phận R&D với các bộ phận khác trong doanh nghiệp như marketing, sản xuất, kiểm soát chất lượng, tài chính… Từ việc tiếp nhận yêu cầu, nghiên cứu, phân tích, sản xuất thử, đến sản xuất hàng loạt ...
Như vậy, hoạt động nghiên cứu và phát triển cần được hiểu rộng ra, không
giới hạn trong khuôn khổ thuần túy và cứng nhắc của sản phẩm hoặc dịch vụ. Với cách hiểu này, chức năng của một phòng R&D sẽ được mở rộng, tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi nghiên cứu, phát triển để nhờ đó doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực và tiết kiệm chi phí.
R&D (Research and Development) trở nên quen thuộc với hầu hết các doanh
nghiệp nhất là các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là cụm từ
thường được dùng trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, quản trị DN, đặc biệt là đối với các DN sản xuất bởi tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và sự phát triển
bền vững của DN. Do đó, R&D được đánh giá là góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh cho DN, là chìa khóa thành công của nhiều DN.
Đây là hoạt động điều tra của một doanh nghiệp nhằm mục đích xem xét khả năng phát triển sản phẩm và quy trình mới hoặc nhằm cải tiến sản phẩm và quy trình hiện tại. Hoạt động nghiên cứu và phát triển là một phương thức trong đó các doanh nghiệp có thể xem xét đánh giá triển vọng tăng trưởng trong tươưng lai bằng cách phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến, hoàn thiện và mở rộng hoạt động của công ty.
Người ta thường nghĩ rằng hoạt động R&D luôn gắn liền với các công ty công nghệ cao, nằm trong tay những công nghệ mới, mũi nhọn hàng đầu. Rất nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng đã phải chi một lượng tiền lớn để cải tiến sản phẩm. Đơn cử, công ty Gillette không ngừng cải tiến sản phẩm dao cạo râu của mình để giữ củng cố và mở rộng thị phần, và tất nhiên nỗ lực đó đi kèm với một khoản chi không nhỏ cho hoạt động R&D. Trung bình, phần lớn các công ty chỉ chi một tỷ lệ nhỏ trong thu nhập
của mình cho hoạt động R&D (khoảng 5%). Tuy nhiên các công ty dược, phần mềm, chất bán dẫn có xu hướng chi nhiều hơn cho hoạt động này.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển đóng vai trò nền tảng cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Trong giai đoạn khó khăn, các công ty thường có xu hướng cắt giảm khoản chi này, thường là các khoản chi cho khoa học, công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm mới, quy trình mới và dịch vụ mới - khoản chi này thuộc bộ phận có mức độ tập trung vốn cao nhất trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên các nhà đầu tư cần chú ý rằng doanh nghiệp nào cắt giảm đầu tư cho R&D quá nhiều thì doanh nghiệp đó không những sẽ gặp khó khăn trong hiện tại mà còn có thể bị ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và sự đứng vững trên thương trường trong tương lai.
Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, lượng sản phẩm tung ra thị trường sẽ ít hơn do sự giảm sút trong mức cầu nên việc cắt giảm chi phí là điều hợp lý. Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng cần nhận thức được rằng khi nền kinh tế khởi sắc trở lại thì công ty