Pháp luật về quản lý các trờng đại học, cao đẳng

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học cao đẳng tại việt nam (Trang 38 - 42)

1.3.1.Khái niệm pháp luật về quản lý các trờng đại học, cao đẳng

Qua nghiên cứu các tài liệu, các công trình khoa học, các đề tài liên quan về pháp luật, cũng nh pháp luật về giáo dục đại học, cha có tác giả nào đề cập một cách trực tiếp và cụ thể về khái niệm pháp luật về quản lý các tr- ờng đại học, cao đẳng. Một số tài liệu về pháp luật chỉ nêu khái niệm nói chung về pháp luật, hay nh một số công trình nghiên cứu, tài liệu về quản lý giáo dục cũng chỉ đề cập tới các lĩnh vực, các nội dung quản lý nhà nớc về giáo dục giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng nh các tài liệu: Lý luận về quản lý giáo dục và đào tạo của GS Đặng Bá Lãm, Quản lý nhà nớc về giáo dục- lý luận và thực tiễn – Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nớc của Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục.“Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GS Trần Hồng Quân - Nhà XB Giáo dục -1995); “Lý luận về Quản lý giáo dục và đào tạo ” (GS. Đặng Bá Lãm - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia -2005); “Giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục đổi mới để phát triển và hội nhập (GS.TSKH Trần Văn Nhung-2003; Đề tài nghiên cứu cấp nhà nớc

“Quản lý nhà nớc về giáo dục-lý luận và thực tiễn (Viện Nghiên cứu chiến lợc giáo dục – năm 2003); Cơ sở xây dựng và hoàn thiện Điều lệ trờng đại học, cao đẳng (Dự án Giáo dục đại học – Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2004); “Hoàn thiện pháp luật về giáo dục ở Việt Nam hiện nay” (Lê thị Kim Dung - Luận văn thạc sĩ luật học – Học viện CTQG Hồ Chí Minh năm 2004)...

Trên cơ sở lý luận khoa học về pháp luật và thực tiễn hoạt động quản lý giáo dục đại học, có thể rút ra định nghĩa về pháp luật quản lý các trờng đại học, cao đẳng nh sau :

Pháp luật về quản lý các trờng đại học cao đẳng là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nớc có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý, điều hành các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm các đại học, học viện, trờng đại học, trờng cao đẳng và các cơ sở giáo dục khác có tổ chức đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Khi đề cập đến hệ thống pháp luật về một lĩnh vực, cần phải xác định đối tợng điều chỉnh của hệ thống pháp luật ấy. Đối tợng điều chỉnh của hệ thống pháp luật về quản lý giáo dục đại học gồm các nhóm sau:

Thứ nhất, nhóm đối tợng là các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý các

trờng đại học cao đẳng, gồm : - Quốc hội ;

- Chính phủ ;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý thống nhất về giáo dục và đào tạo; các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh với vai trò là cơ quan chủ quản của một số các trờng đại học, cao đẳng, học viện.

Thứ hai, nhóm đối tợng là các đại học, trờng đại học, học viện; trờng

cao đẳng.

Các cơ sở giáo dục khác có tổ chức đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong hệ thống các trờng đại học, cao đẳng có thể chia theo hai loại hình: các trờng công lập và các trờng t thục.

Thứ ba, nhóm đối tợng là các cá nhân: các cán bộ, công chức, viên

Các cá nhân liên quan đến các cơ sở giáo dục đại học nh nhà đầu t, cha mẹ sinh viên…

Về phạm vi điều chỉnh các quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các trờng đại học, cao đẳng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành các trờng đại học, cao đẳng, bao gồm các lĩnh vực:

- Tổ chức, nhân sự; - Quản lý tài chính;

- Đào tạo và nghiên cứu khoa học; - Hợp tác quốc tế;

- Kiểm định chất lợng giáo dục;

-Tranh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật.

Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các đối tợng liên quan đến quá trình quản lý, điều hành các trờng đại học, cao đẳng đối với các lĩnh vực quản lý nêu trên phải xác định trong những mức độ điều chỉnh thích hợp, bảo đảm vai trò quản lý nhà nớc của các cơ quan có thẩm quyền, đồng thời tạo quyền tự chủ cho các trờng đại học, cao đẳng, bở lẽ: Trờng đại học, cao đẳng - một loại doanh nghiệp đặc biệt, sản xuất ra loại hàng hoá đặc biệt, nhà trờng hoạt động sản xuất nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trờng cũng nh mọi hoạt động doanh nghiệp khác phải đợc tự chủ trong “sản xuất” và chịu trách nhiệm về “sảm phẩm” của mình. Do vậy, cần tạo ra một hành lang pháp lý với mức độ điều chỉnh hợp lý, vừa bảo đảm vị trí, chức năng quản lý nhà nớc của các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền, nhng cùng đồng thời tạo cho các trờng tự chủ, tạo ra một “không gian khoáng đạt” để các trờng hoạt động hiệu quả và hiệu suất cao đồng thời cũng bảo đảm chất lợng và công bằng xã hội trong đào tạo.

Khi đề cập tới việc hoàn thiện pháp luật về quản lý các trờng đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng đổi mới giáo dục đại học Việt Nam và hội nhập quốc tế, cần phải hớng tới mục tiêu là tạo hành lang pháp lý cho các trờng thực hiện đợc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của mình. Muốn vậy cần đề cập đến những khái niệm cơ bản về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trờng đại học và các bảo đảm pháp luật về quản lý các trờng đại học, cao đẳng.

- Về quyền tự chủ

ở thời xa quyền tự chủ hay tự quản lý là thành tố cơ bản của t tởng giáo dục đại học. Tự chủ là tự quản lý, là khả năng tự điều hành và kiểm soát hoạt động của chính mình. Ngày nay, đồng thời với quyền tự chủ đó, các trờng đại học, cao đẳng phải có trách nhiệm với toàn xã hội và những ai bị tác động bởi các quyết định của nhà trờng. Nh vậy quyền tự chủ quan hệ mật thiết với tính chịu trách nhiệm (tự chịu trách nhiệm). Tuy nhiên, tự chịu trách nhiệm là khái niệm tơng đối mới trong cộng đồng giáo dục đại học. Tất nhiên, cùng với quyền tự chủ của mình thì các trờng đại học, cao đẳng cũng phải là đối tợng chịu sự kiểm soát ở các mức độ khác nhau từ bên ngoài.

Với quan điểm trên, các chuyên gia quốc tế về quản lí giáo dục đại học đã khẳng định rằng quyền tự chủ là yêu cầu không thể thiếu đợc đối với vai trò và hoạt động của một trờng đại học[39, tr. 123].

ở Việt Nam, trong thời gian qua, cùng với tiến trình đổi mới giáo dục đại học, để phù hợp với xu thế quốc tế hoá và hội nhập quốc tế trong giáo dục, đào tạo đã có hai khái niệm đợc sử dụng và đã đợc đa vào hệ thống thuật ngữ quản lý là “quyền tự chủ” (Autonomy) và “trách nhiệm” (Accountability) của các trờng đại học, cao đẳng.

Tuy nhiên, thực tế của công tác quản lí cho thấy vẫn còn nhiều quan niệm không đúng về “quyền tự chủ” và “trách nhiệm” của các trờng đại học, cao đẳng. Tình trạng đó hạn chế không nhỏ công tác quản lý, cũng làm hạn chế những thành tựu của công cuộc đổi mới giáo dục đại học. Để giáo dục đại học chuyển biến phù hợp với nền kinh tế thị trờng, đáp ứng đợc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, một trong các vấn đề quan trọng của công tác quản lí là phải tăng quyền tự chủ cho các trờng đại học, cao đẳng.

Khái niệm quyền tự chủ ở đây đợc hiểu là quyền quản lý của các cơ sở giáo dục đại học mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, là “tự điều hành, quản lí mọi công việc của mình, không bị ai chi phối” [39, tr. 201]. Quyền tự chủ của các trờng đại học, cao đẳng ở nớc ta theo cách hiểu này đã đợc ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nớc, điển hình là trong Luật Giáo dục (Điều 60) và Điều lệ trờng đại học (Điều 10).

-Về tự chịu trách nhiệm

Nh trên đã nêu, quyền tự chủ quan hệ mật thiết với tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, tự chịu trách nhiệm cho đến nay vẫn là khái niệm mới trong thuật

ngữ quản lý giáo dục đại học, đồng nghĩa với các thuật ngữ khác nh tính trách nhiệm, sự chịu trách nhiệm, trách nhiệm xã hội… trong ngôn ngữ tiếng Việt.

Vấn đề đặt ra ở chỗ một khi các trờng đại học, cao đẳng đã đợc quyền tự chủ trong các hoạt động quản lý điều hành, tác nghiệp, đơng nhiên các tr- ờng phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động ấy. Song có quan niệm cho rằng “tự chịu trách nhiệm” là một quyền riêng, độc lập với quyền tự chủ và do đó, các trờng đại học, cao đẳng hoàn toàn tự do hành động, chỉ chịu trách nhiệm với chính mình chứ không chịu trách nhiệm với ai hoặc tổ chức nào. Đây là quan niệm không đúng. Tự chịu trách nhiệm theo tiếng Anh là “accountability”. Từ điển Anh – Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành (1975) giải thích “accountability” có nghĩa là

trách nhiệm, trách nhiệm phải giải thích

“ ”. Từ điển tờng giải bằng tiếng Anh

“Oxford Advanced Learner’s Dictionary” [encyclopedic edition, 1992] cũng giải thích tơng tự nh thế. Trong các tài liệu về giáo dục đại học ở các nớc phát triển, thuật ngữ “accountability” đợc giải thích với các nội dung sau:

- Là trách nhiệm liên quan trớc hết tới những ngời có thẩm quyền và quy định họ cần thực thi nhiệm vụ của họ nh thế nào;

- Là trách nhiệm sẵn sàng giải thích các quyết định có kèm theo bằng chứng khi sinh viên, đồng nghiệp hoặc bất kì ai hỏi;

- Là trách nhiệm của những ngời đợc giao quyền lực trớc một cá nhânhoặc một nhóm ngời nào đó. Chẳng hạn, các giáo s phải chịu trách nhiệm trớc

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học cao đẳng tại việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w