Biện pháp 5: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí cố

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 101)

sinh viên Khoa Sư phạm Tiếng Anh trường ĐHNN- ĐHQGHN có điều kiện thuận lợi trong tự học

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Các phòng ban trong nhà trường giữ nhiệm vụ làm công tác hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trong nhà trường, tuỳ chức năng và nhiệm vụ cụ thể các phòng ban sẽ góp phần trong việc nâng cao chất lượng và học trong đó có chất lượng từ hoạt động tự học của sinh viên. Tích cực thực hiện tốt vai trò của mình, chú ý quan tâm đẩy mạnh hoạt động tự học của sinh viên trên chắc chắn các phòng ban sẽ giúp cho hoạt động tự học trong sinh viên phát triển, tạo nên được môi trường thuận lợi cho dạy và học

Xây dựng đội ngũ cố vấn học tập đủ số lượng, cơ cấu phù hợp với qui mô, loại hình, hình thức đào tạo, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực thực thi nhiệm vụ, tận tuỵ hỗ trợ giúp đỡ sinh viên học tập, rèn luyện tốt, đồng thời giúp lãnh đạo Khoa chỉ đạo và quản lí sinh viên hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc tất cả vì sinh viên.

3.2.5.2 Nội dung biện pháp

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, giảng viên cố vấn học tập là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập và lựa chọn tiến đô ̣ ho ̣c tâ ̣p của sinh viên. Nhiệm vụ của giảng viên cố vấn học tập là tư vấn về học tập, nghiên cứukhoa học và việc làm cho sinh viên.

-Lựa cho ̣n được GV có năng lực làm cố vấn ho ̣c tâ ̣p ; GV đó phải là người có khả năng tư vấn cho SV các vấn đề học tập trong HCTC , tư vấn được cho sinh viên cách ho ̣c tâ ̣p phù hợp với điều kiê ̣n, năng lực của bản thân…

- Trách nhiệm vụ cố vấn học tập và nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp như hướng dẫn về thủ tục hành chính, về sinh hoạt văn - thể - mĩ,…để chất lượng công tác cố vấn học tập đạt hiệu quả như mong muốn.

- Công tác là cố vấn học tập còn khá mới mẻ đối với các cơ sở giáo dục Đại học ở nước ta nên cần mở các lớp huấn luyê ̣n , bồi dưỡng năng lực làm cố vấn ho ̣c tâ ̣p. Nô ̣i dung của các lớp huấn luyê ̣n đó bao gồm các vấn đề : Đặc điểm của ĐT nói chung và D &H nói riêng trong HCTC; Chương trình và quy trình triển khai HCTC; Kiến thức tâm lí ho ̣c sư pha ̣m….

3.2.5.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Cấp quản lí cần xác định đúng vai trò, chức năng của giảng viên cố vấn học tập, từ đó sẽ giúp xây dựng hệ thống các nhiệm vụ của người giảng viên cố vấn học tập phù hợp với bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ; giảng viên cố vấn học tập có những nhiệm vụ sau:

+ Hướng dẫn sinh viên nắm vững các quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT và các quy định về đào tạo theo TC của trường.

+ Tư vấn cho sinh viên về CTĐT: mục tiêu, nội dung, đồng thời tư vấn cho sinh viên lựa chọn tiến đô ̣ ho ̣c tâ ̣p phù hợp với năng lực , điều kiê ̣n của bản thân SV.

+ Tư vấn cho sinh viên cách thức xây dựng kế hoạch học tập cho toàn khoá đảm bảo sự phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của sinh viên.

+ Hướng dẫn sinh viên đăng kí học phần ở từng học kì để hoàn thành kế hoạch học tập đã lập.

+ Tư vấn cho sinh viên về phương pháp học tập và nghiên cứukhoa học. + Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động học thuật, nghiên cứukhoa học. + Giúp đỡ sinh viên giải quyết những khó khăn trong học tập và nghiên cứukhoa học.

Để phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của CVHT, Khoa cần thiết phải xây dựng quy trình công tác CVHT một cáchkhoa học, đồng thời phải tổ

chức lại công tác chủ nhiệm lớp, tách biệt với công tác CVHT. Đặc biệt tăng cường vai trò của bộ phận tổ chức Khoa trong việc tư vấn cho sinh viên về các thủ tục hành chính, các vấn đề về đời sống học đường…thông qua hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn qua e-mail đồng thời công khai hoá một cách đầy đủ các thủ tục liên quan đến sinh viên và hướng dẫn chi tiết trên Website để sinh viên dễ dàng thực hiện nhằm giảm bớt nhiệm vụ cho giảng viên chủ nhiệm lớp.

Ban giám hiệu nhà trƣờng cần:

+ Quy định trách nhiệm và phân công cụ thể cho từng phòng ban hỗ trợ hoạt động dạy và học, trong đó tập trung cho hoạt động tự học của sinh viên.

+ Giúp các phòng ban triển khai nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động tự học của sinh viên bằng những việc làm cụ thể và thiết thực qua các kế hoạch ngắn và dài hạn

* Đoàn thanh niên

Tổ chức này quản lí số lượng lớn thành viên trong nhà trường, nếu biết huy động sức mạnh của các thành viên của tổ chức này thì việc tổ chức thực hiện sẽ dễ dàng phổ biến rộng qua các hoạt động phong trào, đến với đoàn viên sinh viên.

+ Các biện pháp cần thực hiện:

- Xây dựng và quán triệt các văn bản pháp huy, quy định về học tập và tự học đối với đoàn viên, sinh viên.

- Hướng dẫn và tổ chức các nhóm tự học hợp lí.

- Tổ chức các câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt triển khai kinh nghiệm tự học.

- Đa dạng hoá các loại hình tự học thông qua các hình thức hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt câu lạc bộ tự học.

Với chủ trương chung, đoàn viên sinh viên sẽ là nhân tố vận động tuyên truyền trong tập thể sinh viên và thực hiện tự học, và cũng chính bản than họ sẽ là sinh viên để thực hiện chủ trương chung này. Nhà trường có được đội ngũ này

thì mọi việc thực hiện sẽ dễ dàng. Đoàn thể sinh viên hiện nay đang có rất nhiều hình thức hoạt động để truyền tải chủ trương lớn đến với từng đối tượng sinh viên. Hình thức sinh hoạt nhóm, sinh hoạt dã ngoại, công tác xã hội nhưng hoạt động đoàn thể tượng tự sẽ là dịp để bằng trực tiếp hay gián tiếp sinh viên học hỏi lẫn nhau, động viên nhau trong học tập và mọi mặt.

Đoàn thanh niên sẽ phối hợp với các phòng ban trong nhà trường tổ chức các hoạt động giúp sinh viên tiếp cận thực tế, nhất là chủ động thực hiện các mô hình tự học. Một trong các chương trình hành động của đoàn thanh niên là xây dựng cho được một phong trào học tập trong sinh viên. Phong trào 3 tốt trong đó có hoạt động phong trào học tập tốt là hoạt động cơ bản và chủ yếu đóng góp tích cực cho việc tự học của sinh viên. Các hình thức phát triển mô hình tự học trong đoàn trường, hội nghị học tốt, diễn đàn sinh viên nghiên cứukhoa học, sinh viên tham gia đề án môn học, câu lạc bộ sinh viên, giảng đường chiều thứ bẩy, chủ nhật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.6. Biện pháp 6: Bảo đảm tốt hơn cá c điều kiê ̣n, vật lực cho hoạt động dạy học nói chung và tự học của sinh viên Khoa Sư phạm Tiếng Anh trường ĐHNN- ĐHQGHN nói riêng

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Hoàn thiện bổ sung các điều kiện cơ sở vật chất là một việc làm ý nghĩa, có tác dụng hỗ trợ và thúc đấy hoạt động tự học có điều kiện thuận lợi trong thực hiện và phát triển.

Một điều ai cũng phải công nhận là hoạt động tự học không phải hoàn toàn tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất hay trang thiết bị phục vụ cho học tập. Phòng học hay trang thiết bị phục vụ cho học tập không phải là yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong việc tự học. Tuy nhiên có được phòng học, khang trang, rộng rãi và thoáng mát, nếu có phương tiện hỗ trợ như phòng máy tính hiện đại…để học tập, để tra cứu thông tin hoặc ttự học ngoại ngữ thì phương tiện này là những công cụ thật thuận lợi cho việc thực hiện.

Trang bị những điều kiền cần thiết cho học tập và tự học, bổ sung những phương tiện vật chất cần thiết cho tự học mang ý nghĩa hết sức quan trong trong điều kiện sinh hoạt học tập hiện nay

Những thay đổi trong hoạt động dạy học sang đào tạo theo học chế tín chỉ kéo theo sự thay đổi trong yêu cầu về trang thiết bị, CSVC và ho ̣c liê ̣u kèm theo. Thời gian và nội dung tự học tăng lên kéo theo những đòi hỏi về không gian tự học, về nguồn tài liệu tra cứu học tập, về phương tiện kĩ thuật phục vụ quá trình đào tạo, đặc biệt là các phương tiện nghe nhìn và internet..Vì vậy để tăng tính khả thi cho các biê ̣n pháp đề xuát nêu trên cần có biê ̣n pháp này.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

- Chuẩn bị các cơ sở vật chất cần thiết, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, thư viện, phòng đọc, phòng tự học…thiết bị dạy học, phần mềm dạy học…đáp ứng được yêu cầu dạy học theo học chế tín chỉ nói chung và hoạt đô ̣ng tự ho ̣c của SV nói riêng.

- Trang bị các cơ sở vật chất hiện đại và tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương thức tổ chức da ̣y ho ̣c theo tin thần của ho ̣c chế tín chỉ ; ví dụ như : Đáp ứng đủ phòng học, hội trường, phòng học tiếng, phòng thực hành, phòng đọc thư viện để bố trí lớp học theo yêu cầu đăng kí của sinh viên và tạo điều kiện cho sinh viên học tập ngoài giờ lên lớp.

- Có cơ chế chính sách thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại đảm bảo giờ học sinh động, sáng tạo mang lại hứng thú tích cực đối với sinh viên.

- Dành nguồn kinh phí thường xuyên hàng năm cho việc trang bị các thiết bị dạy học hiện đại, phù hợp với trình độ đào tạo Đại học và dạy học theo học chế tín chỉ.

- Quản lí tốt hơn việc mua sắm , bảo quản và sử dụng CSVC và thiết bị dạy học; tăng cường biên chế cho trung tâm thư viê ̣n để tăng thêm giờ m ở cửa thư viê ̣n. Tăng cường thư viê ̣n điê ̣n tử cho SV truy câ ̣p , tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c ngoài lớp. Thư viện trong bất cứ thời điểm, hoàn cảnh

tham khảo tài liệu, đọc sách, đọc báo tại thư viện sẽ giúp sinh viên mở rộng kiến thức, hiểu biết sâu sắc hơn về những điều đã học. Do nhu cầu phát triển xã hội, do ngành nghề đào tạo với công nghệ thông tin nên việc đầu tư phát triển như viện điện tử là một nhu cầu thực tế hiện nay của nhà trường.Nhà trường cần có một thư viện đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy của thầy và nhu cầu học tập của trò.Các loại sách báo, các tài liệu nghiên cứu đa dạng, hiện đại giành cho giảng viên cũng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Việc mở rộng và nâng cấp thư viện là một nhu cầu cần được đáp ứng để nâng cao chất lượng dạy và học tại nhà trường. Để có một thư viện đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay và lâu dài, việc cập nhật và bổ sung nguồn tài liệu sách báo là cần thiết và phải kịp thời.

Bên cạnh đó, để nâng cấp thư viện trường thành thư viện điện tử hiện đại thì nhà trường còn phải đầu tư nhiều vào việc bổ sung trang bị máy tính, hệ thống Internet… thư viện được trang bị phương tiện hiện đại càng sớm giúp cho giảng viên và sinh viên có điều kiện, có thời gian và có cả niềm say mê hứng thú nghiên cứu và học tập.

3.2.6.3 Cách thức tiến hành biện pháp

- Có khoản ngân sách nằm trong nguồn kinh phí thường xuyên của nhà trường để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ.

- Có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp phòng học, phòng thực hành, có internet và các phương tiện dạy học hiện đại khác.

- Khoa cần phải trang bị phòng đọc và tập trung phát triển nguồn học liệu phong phú hơn cho sinh viên.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động tự học tại Khoa Sƣ phạm Tiếng Anh, trƣờng Đại học Ngoại ngữ - hoạt động tự học tại Khoa Sƣ phạm Tiếng Anh, trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và phân tích thực trạng dạy học và quản lí hoạt động tự học tại Khoa sư phạm Tiếng Anh, trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội, tác giả đưa ra 6 biện pháp quản lí nhằm góp phần thực hiện hiệu quả hoạt động tự học theo phương thức đào tạo tín chỉ. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện thực nghiệm, tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của 42 cán bộ

quản lí, giảng viên của Khoa sư phạm Tiếng Anh, trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên. Kết quả điều tra được phản ánh trong bảng 3.1 và 3.2

Bảng 3.1. Tính cần thiết của những biện pháp quản lí hoạt động tự học theo học chế tín chỉ ở Khoa sƣ phạm tiếng Anh trƣờng ĐHNN - ĐHQG Hà Nội

(n=42)

Nội dung các biện pháp

Tính cần thiết Kết quả Rất cần thiết (3điểm) Cần thiết (2điểm) Ít cần thiết (1điểm) X Thứ bậc Nâng cao nhận thức cho toàn thể cán

bộ, giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động tự học của SV trong dạy học Đa ̣i ho ̣c nói chung, ở quy trình ĐT theo TC nói riêng.

26 15 1 2.59 2

Quản lí hoạt động da ̣y ho ̣c của GV theo hướng chú ý hơn viê ̣c hướng dẫn viê ̣c học và tự học cho sinh viên

22 20 0 3.00 1

Tổ chức bồi dưỡng GV đổi mới cách dạy, sinh viên đổi mới cách ho ̣c hướng tới viê ̣c nâng cao tính đo ̣c lâ ̣p , tự chủ của sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22 18 2 2.48 5

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm

thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên 24 18 0 2.57 3 Xây dựng và phát triển đội ngũ cố vấn

học tập đủ về số lượng và mạnh về chất lượng nhằm hỗ trợ tốt hơn tự học của sinh viên trong HCTC.

28 14 0 2.67 4

Bảo đảm tốt hơn các điều kiện , nguồn lực cho hoạt động dạy học nói chung và tự ho ̣c của sinh viên nói riêng

X : Trung bình cộng về số điểm đánh giá của từng nội dung, biện pháp đối với 1 người được khảo sát.

Bảng 3.2. Tính khả thi của những biện pháp quản lí hoạt động tự học theo học chế tín chỉ ở Khoa sư phạm Tiếng Anh, trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội

TT Nội dung các biện pháp

Tính khả thi Kết quả Rất khả thi(3điểm) Khả thi (2điểm) Ít khả thi (1điểm) X Thứ bậc 1 Nâng cao nhận thức cho toàn

thể cán bộ , giảng viên và sinh viên về vai trò của hoa ̣t đô ̣ng tự học của SV trong dạy học Đa ̣i học nói chung, ở quy trình ĐT theo TC nói riêng.

26 15 1 2.59 1

2 Quản lí hoạt động dạy học của GV theo hướng chú ý hơn viê ̣c hướng dẫn viê ̣c ho ̣c và tự ho ̣c cho sinh viên

16 24 2 2.33 6

3 Tổ chức bồi dưỡng GV đổi mới cách dạy , sinh viên đổi mới cách học hướng tới việc nâng cao tính đo ̣c lâ ̣p , tự chủ của sinh viên

20 21 1 2.45 4

4 Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên

22 19 1 2.5 3

5 Xây dựng và phát triển đội ngũ cố vấn học tập đủ về số lượng và mạnh về chất lượng nhằm hỗ trơ ̣ tốt hơn tự học của sinh viên trong HCTC.

24 18 0 2.57 2

6 Bảo đảm tốt hơn các điều kiện , nguồn lực cho hoạt động dạy học nói chung và tự ho ̣c của sinh viên nói riêng

0 1 2 3 4 5 6 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Tính cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Biểu thị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 101)