Thực trạng quản lí hoạt động dạy học của giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 74 - 78)

2.4.1.1. Thực trạng quản lí việc xây dựng và thực hiện đề cương môn học

Đề cương môn học đóng vai trò rất quan trọng trong HĐDH theo HCTC, đề cương môn học được chỉnh sửa và bổ sung thường xuyên. Dưới sự chỉ đạo của trường, Khoa Sư phạm Tiếng Anh đã tổ chức tập huấn và tiến hành xây dựng đề cương môn học, từ năm 2007 đến nay sau 6 năm đào tạo theo HCTC, Khoa Sư phạm tiếng Anh hai lần xây dựng và điều chỉnh đề cương môn học. Các bộ môn trong Khoa đã cùng nhau phốp hợp với Ban Chủ nhiệm Khoa để xây dựng được một mẫu đề cương chung cho từng môn học, tất cả các đề cương môn học đều được hội đồng khoa học và Ban chủ nhiệm Khoa phê duyệt, một bản để lại Khoa để tiện cho việc quản lí, một bản giảng viên giữ để dạy học theo đề cương môn học.

Tuy nhiên, trong thực tế quản lí việc xây dựng và ứng dụng đề cương môn học vào HĐDH còn nhiều bất cập. Đây là công việc chưa phổ biến trong đào tạo theo niên chế nên quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế. Kết quả khảo sát về vấn đề này đươc thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.13. Mức độ quản lí việc xây dựng và thực hiện đề cương môn học

Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu X Thứ bậc ND1 7.1 50.0 42.9 0 2.64 4 ND2 42.9 50.0 7.1 0 3.36 1 ND3 21.4 57.1 21.4 0 3.0 3 ND4 14.3 28.6 21.4 35.7 2.21 5 ND5 35.7 50.0 14.3 0 3.21 2

Ghi chú: Các nội dung đánh giá:

ND1: Kiểm tra việc thực hiện đề cương của giảng viên qua sổ ghi đầu bài. ND2: Chỉ đạo bộ môn tổ chức chi tiết hoá đề cương môn học và các quy định thực hiện chương trình giảng dạy

ND3: Đề ra những quy định cụ thể về hồ sơ chuyên môn gồm ĐCMH và kế hoạch giảng dạy

ND4: Bồi dưỡng phương pháp xây dựng đề cương

ND5: Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá xếp loại giảng viện

Kết quả khảo sát bảng 2.9 cho thấy: Quản lí việc xây dựng và thực hiện đề cương môn học của Khoa Sư phạm Tiếng Anh được đánh giá ở mức bình thường với X dao động thấp nhất là 2.21 và cao nhất là 3.36.

ND2: Chỉ đạo bộ môn tổ chức chi tiết hoá đề cương môn học và các quy định thực hiện chương trinh giảng dạy luôn được Khoa quan tâm. Trước khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo HCTC Khoa đã nhiều lần tập huấn các tổ trưởng bộ môn chi tiết hoá đề cương môn học theo hướng dẫn và chỉ đạo của trường vì vậy nội dung này đã được đánh gía tốt với tỉ lệ 42.95% khá tỉ lệ

50%, trung bình 7.1% với X=3.36. đứng thứ bậc 1, cao nhất trong các nội dung đánh giá.

ND1: Kiểm tra việc thực hiện đề cương của giảng viên qua sổ ghi đầu bài và qua báo cáo của tổ trưởng chuyên môn là công việc không thể thiếu được trong quá trình quản lí, qua kết quả ở bảng trên ta thấy nội dung này được các khách thể đánh giá ở mức trung bình với tỉ lệ tốt là: 7.1%, khá 50% và trung bình là 42.9% với X=2.64 đứng thứ 4 trong các nội dung đánh giá.

Thực tế đối với những môn học có nhiều giảng viên tham gia và cùng thực hiện một đề cương môn học thì sự thống nhất chưa cao do việc trao đổi thông tin về môn học giữa giảng viên không được tổ chức thường xuyên.

Đặc biêt, những môn có sự tham gia của giảng viên mời, giảng viên thường không tuân thủ theo đề cương mẫu, làm cho SV khó nhận thức về tính bắt buộc phải triển khai đề cương chi tiết môn học. Có đến 65.7% SV được hỏi cho rằng, học chỉ thực hiện các yêu cầu trong đề cương môn học ở mức trung bình, thậm trí là yếu. Đây cũng là vấn đề mà Khoa cần quan tâm hơn nữa nhất là đối với những môn có nhiều giảng viên cùng tham gia giảng dạy và những môn học có giảng viên mời giảng.

ND4: Bồi dưỡng phưong pháp xây dựng đề cương cũng là một khâu rất quan trọng trong việc xây dựng đề cương, nếu chỉ coi trọng những nội dung khác mà không để ý đến phương pháp cụ thể để xây dựng đề cương thì khả năng đạt kết quả sẽ không cao. Nội dung này được đánh giá thấp nhất với tỉ lệ tốt là 14.3%, khá 28.6%, trung bình 21.4% và yếu là 35.7% với X= 2.21 đứng thứ bậc 6, cuối cùng trong các nội dung đánh giá.

Xây dựng và thực hiện đề cương môn học là một trong những nội dung rất quan trọng. Để quản lí tốt công việc này đòi hỏi người quản lí phải làm tốt và đồng bộ ở tất cả mọi khâu, để ý và chú trọng đến khâu nào quá mà không quan tâm đến khâu khác thì sẽ không đạt được kết qủa như mong muốn.

Việc xây dựng ĐCCTMH cần phải được quản lí và coi trọng đúng mức. Trong mỗi chuyên ngành cần có nhóm chuyên gia nghiên cứu để xây dựng logic,

chặt chẽ và mang tínhkhoa học.Những giảng viên có kinh nghiệm lâu năm, các chuyên gia ở các trường đại học khác có thể mời tham gia trong nhóm biên soạn, xây dựng ĐCCTMH và được tổ chuyên môn, hội đồngkhoa học Khoa, nhà trường công nhận có đủ tư cách và trình độ để tham gia. Sau khi soạn thảo xong ĐCCTMH, đề cương này được hội đồng thẩm định cấp Khoa, sau đến cấp trường kiểm tra, yêu cầu chỉnh sửa và tổ chức ban hành khi đã hoàn chỉnh. Trong quá trình phát hành, nhóm chuyên gia phải thường xuyên cập nhật những thông tin phản hồi của giảng viên, sinh viên để kịp thời chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp.

Nhờ có ĐCCTMH mà các cấp quản lí có thể biết được nội dung giản dạy của giảng viên, sinh viên biết được những nội dung cụ thể cần phải thực hiện, từ đó có thể nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa và nhà trường.

2.4.1.2. Thực trạng quản lí việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học phục vụ viê ̣c tự học của SV

Để ta ̣o điều kiê ̣n và môi trường cho viê ̣c tự ho ̣c của SV, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đóng vai trò quyết định tới hiệu quả của HĐDH nói chung, tự hco nói riên g. Nắm vững được vai trò đó, cán bộ quản lí sẽ có các hình thức kiểm tra việc cải tiến nội dung dạy học cùng với các PPDH phù hợp với nhu cầu đào tạo theo TC. Kết quả khảo sát quản lí việc đổi mới nội dung, PPDH tại Khoa Sư phạm Tiếng Anh được đánh giá ở bảng sau:

Bảng 2.14. Mức độ thực hiện quản lí đổi mới nội dung, phương pháp dạy học

Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB Yếu X T.Bậc Nâng cao nhận thức tới toàn thể GV về

nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học

42.9 50.0 7.1 0 3.36 2 Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng phương

tiện, kỹ thuật mới trong dạy học 14.3 50.0 21.4 14.3 2.64 3 Phối hợp với tổ bộ môn dự giờ và đánh

giá sau dự giờ 50.0 42.9 7.1 0 3.43 1

Tổ chức hội thảo tới giảng viên và sinh viên về đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp học tập

Khoa thường xuyên tổ chức dự giờ, có đánh giá sau dự giờ, đánh giá cao những ưu điểm và rút ra bài học kinh nghiệm cùng hướng giải quyết góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy của giảng viên. Kết quả ở bảng trên cho ta thấy được điều đó, có 50% ý kiến đánh giá tốt, 42.9% đánh giá ở mức khá còn lại là 7.1% đánh giá là TB với X= 3.43 đứng thứ bậc 1 trong các nội dung đánh giá.

Nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH cho toàn thể GV trong Khoa là một việc làm thiết yếu, nắm bắt được yêu cầu đề ra Khoa đã không ngừng nâng cao nhận thức về nhiệm vụ phải đổi mới PPDH đối với giảng viên trong Khoa. Nội dung này cũng được đánh giá cao với tỉ lệ tốt là 42.9%, khá là 50%, trung bình là 7.1% với X= 3.36 đứng thứ 2 trong các nội dung đánh giá.

Ngoài ra, việc bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp giảng dạy mới va cải tiến nội dung dạy học cho GV cũng là một nội dung rất quan trọng, nội dung này được đánh giá ở mức trung bình, có 14,3% ý kiến đánh giá tốt, 50% đánh gía khá, 21,4% trung bình và 14,3% yếu.

Trong đào tạo theo HCTC ngoài việc đổi mới PPDH thì việc đổi mới PPHT cũng là một công việc thiết yếu, hai việc này phải kết hợp cùng nhau. Thay đổi phương pháp dạy nhưng phương pháp học không thay đổi cũng không đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Nhận thức được điều đó Khoa đã thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về đổi mới phưong pháp dạy và học nhưng hầu như chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Điều đó thể hiện qua kết quả đánh giá ở bảng trên với tỉ lệ tốt là 21.4%, khá 28.6%, trung bình 14.3% và yếu 35.7 với X= 2.36 đứng cuối cùng trong các nội dung đánh giá.

Qua kết quả trên, Khoa cần nâng cao hiệu quả cua các buổi hội thảo và cũng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm hiện đại hoá nội dung và phương pháp dạy học sao cho đáp ứng yêu cầu của HĐDH theo tín chỉ.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)