1.2.3.1. Khái niệm tự học
Theo Nguyễn Cảnh Toàn: "Tự học là tự mình động não, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mêkhoa học) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [29, tr.59].
Theo Phạm Viết Vượng thì "Tự học là hình thức học ngoài giờ lên lớp bằng nỗ lực cá nhân theo kế hoạch học tập chung và không có mặt trực tiếp của giáo viên. Tự học thường được tiến hành tại gia đình hay thư viện, cách học là hoàn toàn độc lập theo phương pháp tự nghiên cứu. Nội dung công việc tự học và học bài cũ, chuẩn bị bài mới và làm các bài tập vận dụng kiến thức, làm các bài tập sáng tạo khác". [36, tr.33].
Ngoài ra cũng có thể xem thêm một số định nghĩa khác về tự học theo cách mô tả quá trình thực hiện. Tự học là "Một quá trình nỗ lực tự chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính mình hướng tới những mục đích nhất định "hoặc" Tự dựa vào kinh nghiệm mình đã có, coi đó là hạt nhân, rồi tổ chức quanh nó những khái niệm mới gắn liền với hạt nhân cơ bản".
Nhìn chung theo các học giả và các nhà nghiên cứu giáo dục thì khái niệm tự học có những điểm giống nhau về cơ bản: Là hoạt động học tập chủ động và
độc lập, xuất phát và thực hiện theo yêu cầu hoặc nhu cầu của người học, có hoặc không có người hướng dẫn. Điểm khác nhau là cách tiến hành, phương tiện hỗ trợ, hoàn cảnh, thời gian thực hiện. Có thể xem xét khái niệm tự học thống nhất theo những đặc điểm cơ bản.
* Tự học là học tập với tinh thần chủ động, tự giác và tích cực tự học được hiểu là hoạt động độc lập, chủ yếu mang tính chất cá nhân của sinh viên trong quá trỉnh nhận thức. Thông thường tự học được xem là qúa trình mà bản thân người học chủ động tìm đến với việc học tập. Việc học tập này có thể thực hiện và tiến hành bằng nhiều dạng thức khác nhau, bằng nhiều biện pháp khác nhau, với thời gian và nội dung đa dạng….
1.2.3.2. Các hình thức tự học
Khác với tự học ở phổ thông, tự học ở bậc đại học sinh viên phải biết tự lập kế hoạch tự học như: Làm đề cương, đọc sách, lên thư viện, ghi nhớ bài, làm bài tập, chuẩn bị tham gia xêmina, làm thí nghiệm, xây dựng hồ sơ học tập, chuẩn bị tham gia các hoạt động thực tế như tham gia các câu lạc bộ, đi thực tập... tự học có thể diễn ra với các hình thức sau
+ Hình thức thứ nhất: Tự học theo nhu cầu cá nhân (tự học ở mức độ cao) Hoạt động học hoàn toàn độc lập mang tính nghiên cứu không có sự hướng dẫn điều khiển của thầy, dạng tự học này được dựa trên một nền tảng một niềm khát khao, say mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một vốn tri thức vừa rộng vừa sâu, tự học thông qua việc tìm kiếm tri thức thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết riêng. Đây là một hoạt động giáo dục do cá nhân người học tự đề ra, có mục đích, có cách thức riêng, cụ thể. Thông thường loại hoạt động này được thực hiện bởi các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, ti vi, internet, sách báo, thư viện, nhà văn hoá hoặc thông qua quá trình giao tiếp hằng ngày. Người học hoàn toàn tự chủ trong việc lựa chọn nội dung, hình thức học tập theo nhu cầu và phù hợp với hoàn cảnh của mình.
+ Hình thức thứ hai: Tự học dưới sự hướng dẫn, điều khiển, chỉ đạo gián tiếp của giáo viên
Với hình thức này đòi hỏi người học phải có tính tự giác và tính tích cực cao, phải tuân thủ theo những chỉ dẫn của thầy và người học tự mình sắp xếp kế hoạch, huy động các điều kiện về vật chất, năng lực của cá nhân để ôn tập, củng cố, đào sâu, mở rộng và hoàn chỉnh kiến thức, hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên giao. Đó là tự học ngoài giờ lên lớp, nó có thể diễn ra ở nhà, kí túc xá, ở thư viện...Hình thức này bao gồm:
- Tự học dưới dạng học lại bài đã học và vận dụng giải bài tập. Đây là cách tự học mà mọi người học thường thực hiện nhằm tái hiện lại những vấn đề mà giáo viên đã giảng giải trên lớp.Mục đích của việc làm bài tập sau bài học ngoài việc giúp người học khắc sâu kiến thức còn rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, để kiến thức trở nên gần gũi, dễ hiểu và nhớ lâu. Việc đọc trước bài hôm sau thầy sẽ giảng giúp người học chủ động trong học tập, hiểu nhanh hơn và nhớ lâu hơn những điều thầy giảng ở trên lớp. Khi đọc chỗ nào chưa hiểu thì đánh dấu lại để đến khi thầy giảng tập trung chú ý hơn. Nên chủ động chuẩn bị các câu hỏi, nếu thầy giảng theo lối gợi mở vấn đề cần mạnh dạn tham gia thảo luận đó cũng là cách giúp người học tập trung học tập ở lớp hơn.
- Tự học qua hình thức nghiên cứukhoa học (làm tiểu luận, đề án môn học…) là một hình thức tự học rất hiệu quả. Mục đích của hình thức này là để kích thích người học phát triển trí tuệ, hình thành hứng thú học tập và óc tìm tòi, sáng tạo nhằm giải quyết vấn đề về lí luận hay thực tiễn trong phạm vi hẹp. Sinh viên làm tiểu luận hay đề án môn học đều có giáo viên hướng dẫn. Chọn đề tài theo yêu cầu của môn học, người học sẽ phải đối diện với một thực tế công việc cần nghiên cứu sâu, tìm hiểu kĩ. Do vậy, hoạt động tự học trong trường hợp này trở thành một nhu cầu cần thiết và sẽ mang lại hiệu quả cụ thể, thiết thực.
+ Hình thức thứ ba: Tự học diễn ra có dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo điều khiển trực tiếp của giáo viên
Hình thức này diễn ra trong giờ lên lớp, nó diễn ra dưới sự chỉ đạo, điều khiển, hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Với hình thức học này người học có
điều kiện thuận lợi hơn so với hai hình thức trên đây cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu của luận văn này. Thông qua các biện pháp, quản lí, tổ chức, định hướng, điều khiển, thiết kế chỉ đạo của người thầy nhằm giúp người học tự tổ chức, tự thiết kết, tự thi công hoạt động học của mình bằng hoạt động tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự hoàn chỉnh, nhằm hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Kết quả tự học cuả sinh viên trong hình thức tự học này phụ thuộc vào mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa người học và người dạy, trong đó vai trò hướng dẫn chỉ đạo của thầy đóng vai trò quan trọng. Yếu tố đóng vai trò quyết định là tính tích cực, tính tự giác, năg lực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học của sinh viên. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của người thầy trong hình thức tự học này là tạo điều kiện , môi trường để ho ̣c sinh phát huy được tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học tập, hình thành phương pháp TH cho sinh viên để họ có khả năng tự học, tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Hình thức này bao gồm:
Tự học trong lúc nghe giảng bài: Sự tự học của người học được thể hiện bởi sự tập trung chú ý đến cao độ, sử dụng bộ não một cách triệt để, động viên được những năng lực tiềm ẩn trong quá trình nghe giảng. Quá trình nghe và ghi chép đòi hỏi người học phải tập trung tư tưởng, chú ý cao độ, nghĩa là hướng toàn bộ hoạt động của các giác quan để đón nhận nội dung bài giảng. Khi nghe giảng, người học phải có sự hoạt động tư duy hết sức tích cực, khẩn trương để liên tưởng bài giảng với tri thức đã học từ trước, đòi hỏi người học hồi tưởng lại, nhớ lại vừa nhanh, vừa chính xác những thông tin cần thiết cho việc tiếp thu bài giảng mới. Hoạt động trí tuệ căng thẳng để tạo ra hệ thống tri thức có tính liên tục, kế thừa giữa cái cũ và cái mới, cái đã có với cái chưa có… từ đó tạo nên vốn kiến thức riêng cho mình.Song song với nghe giảng là sự ghi chép. Dù việc ghi nhớ tốt đến đâu cũng không thể thay thế cho việc ghi chép bài giảng được. Hơn nữa ghi chép không chỉ có tác dụng hỗ trợ cho trí nhớ mà còn giúp cho việc nắm
kiến thức được sâu hơn. Vì khi ghi chép, bộ não phải tiến hành phân tích, tổng hợp, lựa chọn những tri thức cần ghi.
- Tự học qua thảo luận nhóm (hội thảo, xemina…): Thảo luận nhóm là một sự trao đổi ý tưởng, quan điểm nhận thức giữa các học viên và giáo viên, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các nội dung phù hợp với hoạt động đào tạo. Sự phân công trong nhóm có khi dẫn đến trách nhiệm cá nhân từng phần nhưng cũng có khi được kết hợp lại thành một công trình nghiên cứu chung. Theo sự hướng dẫn của giáo viên, người học tự đặt mình vào vị trí của người nghiên cứu, tự tiến hành khám phá tìm ra các kiến thức "mới" hoặc các giải pháp bằng cách tự lực suy nghĩ, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề mà thầy đã đặt ra cho mình. Quá trình tìm tòi, tìm hiểu vấn đề thuộc cá nhân học viên phụ trách sẽ giúp họ tiếp cận, trực tiếp thâm nhập và tư duy vấn đề một cách độc lập. Làm việc theo nhóm là cách tự học rất hiệu quả vì khi làm việc theo nhóm người học sẽ được tiếp thu tri thức bằng những thông tin cụ thể, dễ nhớ từ bạn bè trong nhóm. Bổ sung rất nhiều những kiến thức mà việc học tập cá nhân bị thiếu sót. Việc tự học này cũng giúp người học tự học được những kĩ năng rất cần thiết như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự kiểm tra, điều chỉnh, kĩ năng ứng xử...Hơn nữa, cách làm việc nhóm cũng tạo tâm lý thoải mái trong học tập.
Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học ở ĐH nói riêng giáo viên luôn giữ một vai trò quan trọng đặc biệt không thể thiếu được đó là sự quản lí, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học tập của sinh viên. Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù giáo viên có kiến thức uyên thâm đến mấy nhưng học sinh không chịu đầu tư thời gian, không có sự lao động của cá nhân, không có niềm khao khát với tri thức, không có sự say mê học tập, không có kế hoạch và phương pháp hợp lí, không tự giác tích cực trong học tập..thì việc học tập không đạt kết quả cao