Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên và sinhviên về

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 90 - 95)

của tự học. Khích lệ, phát huy tính độc lập, tính tích cực chủ động trong học tập của sinh viên Sư phạm

Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng vì chỉ có nhận thức đúng mới hành động đúng được. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên về sự cần thiết và những yêu cầu của việc đổi mới hoạt động dạy học của Khoa sư phạm Tiếng Anh trong điều kiện chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Qua đó phát huy tính tích cực chủ động của các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong toàn Khoa chung sức hành động thực hiện mục tiêu chung, thực hiện tốt các giải pháp đổi mới hoạt động dạy học trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo mới nhằm hỗ trợ tốt nhất hoa ̣t đô ̣ng tự học cho SV.

3.2.1.2 Nội dung biện pháp

Trên cơ sở quy chế đào tạo theo phương thức đào tạo tín chỉ của Bộ GD&ĐT và của trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội ban hành, cần quán triệt cho mọi đối tượng tham gia quá trình đào tạo theo tín chỉ hiểu đầy đủ các đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ như:

- Bản chất của học chế này là sự tích luỹ dần kiến thức và coi trọng nhu cầu, nguyện vọng của người học.

- Khái niệm giờ tín chỉ bao gồm tiết học trên lớp và nội dung SV tích lũy được ngoài lớp đều được đánh giá, kiểm tra để xác nhâ ̣n kết quả.

- Với tinh thần tích luỹ kiến thức, mỗi học phần được đánh giá thườ ng xuyên và viê ̣c kiểm tra đánh giá thường xuyên không chỉ nhằm xác nhâ ̣n kết quả học tập mà còn nhằm hướng dẫn và hỗ trợ viê ̣c ho ̣c.

- Quản lí hoạt động dạy học cần được thay đổi để phù hợp với các đặc điểm mới của quy trình đào tạo theo tín chỉ.

Trên cơ sở đặc điểm của Khoa sư phạm Tiếng Anh, cần phải xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể về việc ho ̣c và quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiê ̣u quả của hoạt động tự học của sinh viên khi chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

"Qui chế đào tạo Đại học ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội" là văn bản nhằm thống nhất hoạt động đào tạo của trường trong giai

hoạch quán triệt các văn bản này và các văn bản chỉ đạo liên quan khác cho mọi cán bộ, giảng viên và sinh viên trong Khoa.

- Tổ chức khảo sát sự hiểu biết trong cán bộ, giảng viên, sinh viên các vấn đề về đào tạo theo tín chỉ nói chung và các vấn đề về hoạt động dạy học nói riêng để xác định tình hình nhận thức của từng đối tượng qua đó có kế hoạch tuyên truyền cho phù hợp.

* Đối với cán bộ, giảng viên:

- Tổ chức tập huấn, trao đổi, thảo luận cho các cán bộ, giảng viên nhận thức rõ các vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ và yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học trong bối cảnh chuyển đổi phương thức đào tạo. Các nội dung cần tuyên truyền cho cán bộ, giảng viên đặc biệt là đội ngũ giáo vụ, đội ngũ cố vấn học tập. Nội dung cần trao đổi bao gồm:

- Sự khác biệt của hoạt động dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ và kỹ thuật triển khai các loại “giờ tín chỉ”

- Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, những nội dung cần đổi mới, bổ sung.

- Các việc cần làm trong đổi mới hoạt động dạy học nhằm tăng cườ ng hoạt động tự học của SV.

- Vai trò của tự học đối với dạy học theo học chế tín chỉ và cách thức hướng dẫn SV cách ho ̣c.

- Tổ chức tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm cho các cán bộ, giảng viên có liên quan đến hoạt động dạy học tại một số trường đã áp dụng HCTC thành công

* Đối với sinh viên:

- Vào đầu các khoá học, năm học trong "Tuần sinh hoạt công dân sinh viên" cần tổ chức quán triệt và cho sinh viên thảo luận để nắm vững được những đặc điểm và những yêu cầu đối với sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ.

- Phổ biến rõ lộ trình, mức độ áp dụng các yếu tố đào tạo theo tín chỉ ở từng giai đoạn; chỉ rõ yêu cầu c ần đạt trong họ c tập theo ho ̣c chế tín chỉ để sinh viên có thể xây dựng cho mình kế hoạch học tập tối ưu đối vớ i bản thân.

- Hướ ng dẫn sinh viên để họ biết đề cương môn học là công cụ của việc dạy và học trong học chế tín chỉ và là công cụ để quản lí việc dạy học của giảng viên, sinh viên và là “bản đồ học tập môn học” để họ lập kế hoạch tự học các nội dung của môn ho ̣c.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, tuyên truyền về các nội dung cần thiết cho cán bộ, giảng viên và sinh viên về đào tạo theo tín chỉ nói chung và đổi mới hoạt động dạy học nói riêng.

3.2.2. Biện pháp 2: Quản lí hoạt động dạy học của giảng viên theo hướ ng tích cực hoá về việc hướng dẫn học và tự học cho sinh viên Khoa Sư phạm tiếng Anh

3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Viê ̣c ho ̣c của sinh viên phu ̣ thuô ̣c vào viê ̣c da ̣y và cach da ̣y của GV . Nếu GV không thay đổi cách da ̣y thì SV khó thay đổi cách ho ̣c ; nếu GV không coi trọng hướng dẫn việc học và kỹ thuật tự học cho SV thì SV khó triển khai hoa ̣t đô ̣ng tự ho ̣c.

3.2.2.2 Nội dung của biện pháp

- Quán triệt cho toàn thể giảng viên cách thức và huấn luyện cho họ kĩ thuật triển khai cách da ̣y ho ̣c môn học trong dạy học theo học chế tín chỉ để họ không chỉ chú trọng chuyển giao kiến thức mà còn hướng dẫn việc học cho SV khi ho ̣ lên lớp.

- Tập huấn cho GV biết cách xác đi ̣nh mục tiêu của từng bài học, môn ho ̣c phù hợp với yêu cầu của triết lí đào tạo theo tín chỉ ; xác định mục tiêu mà sinh viên cần đạt được ở mỗi vấn đề ứng với mỗi môn học làm căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá theo tiến trình.

- GV cần thấu hiểu và được chỉ đa ̣o để nắm vững khái niệm “giờ tín chỉ”; khi triển khai chúng cần lưu ý nội dung bài học, môn ho ̣c gồm 3 phần:

+ Phần bài giảng trực tiếp trên lớp.

+ Phần không giảng trực tiếp trên lớp mà giảng viên có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở ngoài lớp.

+ Phần dành riêng cho tự học, chuẩn bị bài, làm bài tập, thảo luận nhóm, xemina, làm thí nghiệm…và các hoạt động khác có liên quan đến môn học. - Các học liệu tương ứng với từng phần nội dung cần được chỉ rõ trong quá trình lên lớp và hướng dẫn viê ̣c ho ̣c . Sinh viên phải nắm được phần nội dung cốt lõi trên lớp, phần nào phải chuẩn bị ở nhà, phần nào sẽ thảo luận và phần nào phải đọc thêm. Để chuẩn bị cho 1 giờ lí thuyết sinh viên cần 2 giờ chuẩn bị và học ngoài lớp cần được GV chỉ rõ cách thực hiện.

-Chỉ đạo GV đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ, mỗi nội dung kiến thức đều được tổ chức dưới các hình thức chủ yếu: lí thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm và tự học, tự nghiên cứu.

- Chỉ đạo GV đổi mới h ình thức KT - ĐG: Trong học chế tín chỉ, kết quả học tập của người học được đánh giá không chỉ bằng các bài kiểm tra và bài thi cuối môn học mà còn bằng cách đánh gía: Các hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận); Tự học ở nhà (qua các nội dung phát biểu, thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao); - Các chuyên đề chuẩn bị theo nhóm‟ - Bài thi kết thúc môn học

Dựa vào đó, giảng viên, sinh viên tự lập kế hoạch cũng như phương pháp dạy học của mình. Để đảm bảo được các mục tiêu nhận thức, kĩ năng và các nhóm mục tiêu khác, các hình thức kiểm tra cần đa dạng như: tự luận, trắc nghiệm, bài tập nghiên cứu cá nhân, nghiên cứu theo nhóm. Thời gian kiểm tra cũng được tiến hành thường xuyên: theo tuần, tháng, giữa kì, hết môn.

- Cần bám sát đề ương môn học trong tổ chức dạy học trong đào tạo theo tín chỉ: Đề cương môn học chính là bản hợp đồng trách nhiệm đào tạo giữa các Khoa chuyên môn với nhà trường và các đơn vị quản lí đào tạo. Giám sát tốt việc triển khai đề cương môn học trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học

của giảng viên và sinh viên. Trong từng môn học, sinh viên bám sát các mục tiêu của từng bài học để có sự chuẩn bị bài, nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Có kế hoạch ôn tập và hoàn thành các bài tập, bài kiểm tra theo đúng tiến độ đã quy định trong đề cương.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Cán bộ quản lí phải tuân thủ các chức năng của quản lí (kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo - kiểm tra) trong việc triển khai hoạt đô ̣ng quản lí viê ̣c da ̣y ho ̣c của GV nhằm thực hiê ̣n cho được triết lí “ho ̣c ở Đa ̣i ho ̣c là tự học- dạy ở ĐH chủ yếu là hướng dẫn viê ̣c ho ̣c”.

- Phải tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa Khoa - bộ môn - phòng ban (chủ yếu là phòng đào tạo) để tạo sự đồng bộ trong việc thực hiện các chức năng quản lí đối với hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên.

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng giáo viên đổi mớ i cách dạy , sinh viên đổi mới cách học hướ ng tới viê ̣c nâng cao tính độc lập, chủ động

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)