Biện pháp 4: Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 98 - 101)

3.2.4.1. Mục đích - ý nghĩa

Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên thể hiện sự ghi nhận, xác nhận kết quả học tập toàn diện của sinh viên khi thực hiê ̣n khái niê ̣m “giờ tín chỉ”. Thông qua KT - ĐG, giảng viên biết được hoạt động tự học đã được thực hiện hay chưa trong thực tế, thực hiện đúng hay chưa đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra. Có thể thấy, cơ chế kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của sinh viên là biện pháp có ý nghĩa thiết thực và hết sức cần thiết.

3.2.4.2. Nội dung và biện pháp

- Nhận thức la ̣i mu ̣c đích của viê ̣c kiểm tra, đánh giá thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên không chỉ để xác nhâ ̣n kết quả tự ho ̣c mà còn để hướng dẫn và hỗ trợ việc học;

- Tiến hành thường xuyên và đồng bộ nhiều hình thức KT – ĐG thườ ng xuyên, đi ̣nh kỳ, hết môn thông qua các bài tập cá nhân/tuần, nhóm/tháng, bài tập nhỏ và lớn, thi giữ kì, cuối kì và bằng nhiều phương pháp kĩ thuật phong phú, đa dạng.

- Công khai hoá quy trình và kết quả đánh giá hoạt động tự học của sinh viên: Một trong những yêu cầu đối với hoạt động quản lí là ban hành các quy định, công khai hoá các quy định về kiểm tra đánh giá trong đề cương môn ho ̣c và trong các văn bản quản lí ĐT. Một mặt vừa đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong quản lí một mặt vừa đồng thời tạo ra cơ chế cho phép sinh viên biết rõ được các bước thực hiện, nội dung, yêu cầu đối với hoạt động tự học mà mình đã, đang và sẽ phải thực hiện và góp phần nâng cao khả năng tự nhận thức, điều chỉnh hoạt động tự học của sinh viên. Những nội dung cần được công khai như:

Công khai nội dung những vấn đề kiểm tra và thi đối với môn học. Cụ thể, khi bắt đầu giảng dạy môn học giảng viên cần công bố kế hoạch học tập, thời gian thực hiện chương trình, nêu rõ kế hoạch và hình thức thi hết môn, hình thức kiểm tra từng phần của chương trình (phát đề cương môn học và giải thích cho ho ̣).

+ Chấm bài kịp thời, chữa bài và chỉ rõ những sai sót mà sinh viên thường gặp, công bố kết quả đúng hạn. Trong học chế tín chỉ, cần phối hợp nhiều biện pháp để kiểm tra đến cá nhân sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên bộc lộ rõ năng lực của mình. Khi kiểm tra viết, thi viết, phải tạo điều kiện nghiêm ngặt để sinh viên làm bài nghiêm túc và trung thực. Chẳng hạn có thể ra nhiều đề với mức độ tương đương. Đề bài kiểm tra phải vừa sức với đa số sinh viên trong lớp, đồng thời có câu hỏi phụ cho các sinh viên khá giỏi. Đề bài thi cuối học phần có nội dung đòi hỏi sinh viên phải thể hiện được kến thức có bề rộng, chiều sâu và có tính sáng tạo. Thông báo kịp thời và công khai kết quả kiểm tra, thi (vấn đáp, thi viết, thi rèn luyện kĩ năng thực hành). Từ đó, để sinh viên tự nhận thức và tự đánh giá đúng khả năng của mình, tự điều chỉnh và có hướng phấn đấu tiếp theo.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

- Phối hợp khéo léo các phương pháp kiểm tra: là vấn đề có tính kĩ năng sư phạm của từng giảng viên. Để đảm bảo tính thống nhất tương đối, Khoa cần có những quy định xác định mức độ tối thiểu trong việc phối hợp các phương

pháp kiểm tra, hạn chế việc làm tuỳ tiện. Phối hợp các phương pháp kiểm tra giúp cho giảng viên có được sự đánh giá phù hợp đến từng nhóm sv, tạo ra môi trường KT -ĐG sinh động, không nhàm chán, đảm bảo đánh giá thực khả năng, mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên. Sự phối hợp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phối hợp linh hoạt giữa các hình thức kiểm tra (kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra làm bài tập ở nhà). Đặc biệt kiểm tra làm bài làm, tự ho ̣c ở nhà có tác dụng giáo dục sinh viên về ý thức tổ chức kỉ luật, tự học, tinh thần trách nhiệm trong việc học tập của mỗi sinh viên. Có thể kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất. Để động viên ý thức và khả năng tự học những SV thực hiện các bài tập nghiên cứu, các bài tập thực hành khá tốt thì có thể lấy điểm thay thế cho bài thi cuối học phần. Giảng viên cần có thái độ khách quan và tinh thần trách nhiệm cao trong việc cho điểm sinh viên, không dễ dãi, không thiên vị. Việc cho điểm có tác dụng đến quan hệ thầy trò và đặc biệt có tác dụng đến thái độ học tập của sinh viên đối với môn học.

+ Xây dựng cho sinh viên ý thức và khả năng tự kiểm tra: Trong quá trình làm việc với sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lí của Khoa cần phải thực hiện các nội dung góp cho sinh viên hình thành ý thức và khả năng tự kiểm tra. Có thể cho sinh viên kiểm tra bài của nhau dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Việc chấm bài kiểm tra cũng vậy, nên có thêm hình thức trò chấm bài của nhau và tự chấm bài của mình, theo cách như sau: Đổi bài làm cho nhau để sinh viên đọc và đánh giá bài của bạn, sau đó sinh viên đọc lại bài làm của mình và tự đánh giá, cuối cùng căn cứ vào đó, sinh viên sửa lại bài của mình.

Đổi mới KT - ĐG góp phần thúc đẩy hoạt động tự học cho sinh viên là yêu cầu cần phải được thực hiện trong học chế tín chỉ khi cách học, cách dạy đã có sự thay đổi rất căn bản. Họat động quản lí của Khoa sư phạm tiếng Anh cần bám sát yêu cầu trên trong việc xác định nội dung quản lí vừa xác định rõ vai trò, trách nhiệm của giảng viên vừa đảm bảo việc KT - ĐG được tiến hành một

cách công bằng, khách quan theo đúng trình tự, mục tiêu, kịp thời động viên uốn nắn những sai lệch của sinh viên, điều chỉnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực từ phía giảng viên và các cán bộ quản lí.

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí cố vấn học tập đủ về số lượng và mạnh về chất lượng nhằm hỗ trợ t ốt hơn tự học của

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)