1.3.1.1. Mục đích tự học
Hoạt động của con người bao giờ cũng có tính mục đích. Mục đích tự học của sinh viên Khoa Sư phạm tiếng Anh trường ĐHNN là hệ thống tri thức cần có của một giáo viên , kĩ năng , nghiệp vụ sư phạm cần thiết để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục học sinh về ngôn ngữ và hiểu biết về đất nước và con người nền văn hóa của nước đó. Nó được cụ thể hóa thành từng các nhiệm vụ cụ thể phù hợp với từng chuyên ngành, từng môn trong chương trình đào tạo ở trường Đại ho ̣c ngoại ngữ. Với việc học tập đa dạng như giai đoạn hiện nay, đòi hởi người học phải chủ động trong việc bố trí sắp xếp kế hoạch tự học về thời gian, địa điểm, phương tiện để tiến hành tự học.
1.3.1.2. Động cơ học tập
Cũng như các hoạt động khác, hoạt động tự học của sinh viên được thúc đẩy bằng hệ thống động cơ tự học. Động cơ tự học có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cuả quá trình tự học. Đó chính là những kích thích bên trong nhằm hướng người học tham gia tích cực các hoạt động tự học. Theo tác giả Bobbi Deporter và Mike Hernacki [05] thì “động cơ bạn muốn trở
thành người học tích cự là gi? Người học tích cực, chủ động sẽ có được trình độ cao hơn, học tất cả những gì bạn có thể học trong mọi tình huống, sử dụng những gì bạn học để có lợi cho bản thân. Nếu bạn đang là người chủ động đi kiếm tìm kiến thức thì những bài học sẽ tự động mở ra trước mắt bạn, trí tuệ của bạn rộng mở để tiếp thu và hấp thụ kiến thức, sau đó lại hối hả tiếp tục tìm kiếm. Trí tuệ bộc lộ từ thế giới nội tâm bắt đầu đi vào thế giới rộng lớn hơn. Niềm say mê của bạn là khai thác được tất cả các con đường mới, nhìn vào từng ngõ ngách lẩn khuất trong đó và vượt qua tất cả con đường quanh co gồ ghề trong việc tìm kiếm tri thức. Chẳng hạn động cơ thôi thúc bạn đọc cuốn sách này là gì? Cuốn sách này lôi cuốn bạn bởi nó sẽ đề cập đến việc nâng cao vai trò của bạn với tư cách là người học suốt đời....”
Như vậy, động cơ tự học được hình thành trước hết phải xuất phát từ việc người học được thỏa mãn một nhu cầu trong học tập là hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà nhà giáo dục giao cho và bắt buộc người học có nghĩa vụ hoàn thành nó trong một thời hạn nhất định. Nếu người học có quan niệm đúng đắn về học tập thì sẽ tạo nên động cơ học tập tích cực. Khi đó động cơ sẽ thúc đẩy người học không chỉ chăm chỉ, cần cù, kiên nhẫn mà còn thông minh, sáng tạo, tìm mọi cách để học tập, vượt mọi khó khăn trở ngại. Ngược lại nếu người học có quan niệm sai lệch về học tập thì sẽ tạo nên động cơ tiêu cực dẫn đến sự lơ là, thiếu kiên nhẫn, không tự giác học tập, hễ rời sự thúc ép, sự kiểm soát thì sẽ lười học. Tự học là hình thức hoạt động của cá nhân, nó cần phải có tinh thần tự giác và sự tập trung trí tuệ cao. Vì vậy cần phải có một động lực thôi thúc người học để họ có ý chí và nghị lực vượt qua mọi trở ngại do yếu tố chủ quan và khách quan đem lại trong quá trình tự học. Đặc biệt là tự học sẽ giúp người học vượt qua được chính mình. Động cơ tự học lúc này sẽ làm thỏa mãn nhu cầu của người học là tạo được niềm tin ở thầy cô, bạn bè, cha mẹ bằng việc hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, học để khảng định mình và có khả năng cạnh tranh lành mạnh khi vào đời...Chính vì vậy người học sẽ tự giác, tích cực, chủ động có
kế hoạch cụ thể, sắp xếp, bố trí thời gian, phương tiện, điều kiện thích hợp để thỏa mãn nhu cầu.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tự học, chính bản thân những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà người học cần chiếm lĩnh sẽ làm nảy sinh nhu cầu, lòng khát khao hiểu biết một cách sâu sắc. Dần dần, người học sẽ có ham muốn và lòng say mê nghiên cứu để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của bản thân. Nói cách khác, chính việc giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình tự học sẽ là yếu tố cơ bản để hình thành động cơ tự học. Động cơ tự học chỉ hình thành bằng cơn đường này mới duy trì được sự hứng thú, tạo ra sự cố gắng liên tục của người học, giúp người học cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tự khẳng định mình băng những kết quả học tập trung thực, mong muốn thành thạo nghề nghiệp bằng các việc làm cụ thể và coa hơn sự khát khao đó là sự tìm tòi thỏa man nhu cầu hiểu biết của mình. Bởi thế muốn quản lí tốt hoạt động tự học, nhà giáo dục cần pahỉ biêt hình thành động cơ tự học bằng nhiều con đường, bằng nhiều biện pháp, các biện pahps này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có những biện pháp giữ vai trò chủ đạo, có những biện pháp giữ vai trò phụ tùy theo từng hoàn cảnh, từng điều kiện cụ thể của từng cá nhân sinh viên..
1.3.1.3. Phương phá p và Kĩ năng tự học
- Phương pháp tự học: Việc xây dựng cho mình một phương pháp (phong cách) tự học là rất quan trọng đối với người học. Phương pháp này vừa đòi hỏi phải có tínhkhoa học vừa phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng của mỗi người, để người học có thể tận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi trong hoàn cảnh của mình và biết khắc phục khó khăn trong quá trình tự học.
- Kĩ năng tự học: Là cơ sở ban đầu để người học thực hiện thành thục những công việc cụ thể trong tự học, giúp họ học một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Do đó để tiến hành tự học, người học cần có những kĩ năng như: kĩ năng đọc sách, kĩ năng tóm tắt, ghi chép, kĩ năng thu thập, xử lý, lưu giữ thông tin...Kĩ năng tự học được hình thành trên cơ sở người học hiểu được cách thức
thực hiện hoạt động tự học và trải qua quá trình vận dụng, rèn luyện. Khi có kĩ năng tự học, người học sẽ sử dụng các kĩ năng này như một công cụ hiệu quả trong quá trình học tập và tự học.
- Việc xây dựng kế hoạch tự học là một việc rất cần thiết nhằm vạch ra kế hoạch và định hướng cho người học, giúp người học sử dụng thời gian sao cho hợp lí, có hiệu quả nhất, kết hợp hài hoà giữa việc học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi, giải trí. Việc lập kế hoạch tự học cũng giúp cho người học có thói quen làm việc có kế hoạch, có nề nếp, có kỷ luật, rèn luyện tính kiên trì, chịu khó. Kế hoạch gồm có các bước: lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra và rút kinh nghiệm. Một người tự học có kế hoạch sẽ luôn luôn chủ động và hạn chế được những ảnh hưởng không tốt từ bên ngoài vì vậy sẽ nâng cao hiệu quả học tập. Có 3 nhóm cơ bản sau :
- Kĩ năng kế hoạch hóa hoạt động tự học.
Nhóm này bao gồm các kĩ năng sau: Kĩ năng phân tích để xác định mục tiêu tự học, nội dung tự học, xác định thứ tực các công việc cần làm, phân phối sắp xếp thời gian cho từng công việc một cách hợp lí phù hợp với điều kiện, phương tiện vật chất hiện có.
- Kĩ năng tổ chức thực hiện kế hoạch.
Nhóm này bao gồm các kĩ năng: Kĩ năng đọc sách, kĩ năng suy luận từ mới khi đọc tài liêu TA, kĩ năng nghiên cứu tài liệu học tập, kĩ năng ghi chép, kĩ năng khai thác thông tin, kĩ năng làm bài tập (đọc, nghe), kĩ năng thực hiện các thao tác trí tuệ như: kĩ năng hệ thống hóa, khái quát hóa...
Việc xây dựng kế hoạch tự học là một việc rất cần thiết nhằm vạch ra kế hoạch và định hướng cho người học, giúp người học sử dụng thời gian sao cho hợp lí, có hiệu quả nhất, kết hợp hài hoà giữa việc học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi, giải trí. Việc lập kế hoạch tự học cũng giúp cho người học có thói quen làm việc có kế hoạch, có nề nếp, có kỷ luật, rèn luyện tính kiên trì, chịu khó.. Một người tự học có kế hoạch sẽ luôn luôn chủ động và hạn chế được những ảnh hưởng không tốt từ bên ngoài vì vậy sẽ nâng cao hiệu quả học tập.
- Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá: Gồm kĩ năng xây dựng các chuẩn để kiểm tra, thang tự đánh giá; chọn cách thức thực hiện hành động tự kiểm tra,tự đánh giá, sử dụng các thao tác tự kiểm tra, tự đánh giá như so sánh, đối chiếu....
Việc huy động các kĩ năng tự học để thực hiện các mục tiêu tự học tương ứng là một trong những yếu tố rất quan trọng giúo học sinh có được động cơ tự học đúng đắn.
1.3.1.4. Sức khỏe cá nhân
Hoạt động tự học là hoạt động căng thẳng, mất nhiều năng lượng thần kinh. Do vậy phải đòi hỏi sinh viên phải có sức khỏe tốt thì mới đảm bảo cho hoạt động tự học đạt hiệu quả.