Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 87)

- Trong công tác tổ chức quản lí của Khoa

+ Khi chuyển sang ĐT theo tín chỉ, văn hóa da ̣y và ho ̣c cần có sự thay đổi nhằm tăng cường năng lực tự ho ̣c , tự NC cho SV. Việc triển khai các nhiệm vụ, giải quyết công việc nảy sinh khi áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ ở cấp quản lí của Khoa còn chậm.

+ Việc tổ chức xây dựng đề cương môn học như mô ̣t công cu ̣ hướng dẫn viê ̣c ho ̣c và tâ ̣n du ̣ng vai trò của đề cương để kích thích hoa ̣t đô ̣ng tự ho ̣c còn chưa đa ̣t yêu cầu. SV chưa biết tâ ̣n du ̣ng yếu tố tích cực của ĐT theo TC để t ăng cường tự ho ̣c ; đề cương môn học áp dụng trong thực tế còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa thực hiê ̣n được vai trò hướng dẫn viê ̣c tự học của chúng.

+ Có thể thấy, công tác quản lí tuy đã có sự thay đổi nhằm thích ứng với phương thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, các hoạt động quản lí chưa được tiến hành một cách đồng bộ, các biện pháp quản lí đã thực hiện chưa cụ thể,khoa học và hiệu quả chưa cao; viê ̣c ta ̣o môi trường , điều kiê ̣n cho hoa ̣t đô ̣ng tự ho ̣c còn bất cập

- Đối với giảng viên

+ Cho đến nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, giảng viên chưa hiểu biết đầy đủ về bản chất và những yêu cầu của tổ chức đào tạo theo tín chỉ là tăng cường tính tự chủ , tự chi ̣u trách nhiê ̣m của SV dưới sự hỗ trợ của GV . Một số giảng viên vẫn giữ thói quen giảng dạy, KT- ĐG, tổ chức lớp như với các lóp theo niên chế học phần. Một số giảng viên dạy không bám sát với đề cương môn học,

không tuân theo quy trình giảng dạy, KT- ĐG như chỉ dẫn trong đề cương nên chưa ta ̣o đô ̣ng lực cho hoa ̣t đô ̣ng tự ho ̣c.

+ Thực tế cho thấy ở nhiều lớp đông sinh viên, nhất là với các môn chung, giảng viên gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt trong các giờ thảo luận, thực hành, KT- ĐG thường xuyên và tư vấn cho sinh viên. Nhiều giảng viên lúng túng trong việc tổ chức giờ tự học. Có giảng viên lạm dụng giờ tự học cho viên nghỉ học tự do, thiếu kiểm tra kiến thức mà Sinh viên phải thực hiện trong các giờ tự học.

- Đối với sinh viên

+ Qua thăm dò ý kiến của sinh viên có thể thấy, 100% sinh viên đều cho rằng khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo HCTC thì vai trò tự ho ̣c của Sinh viên rất quan trọng, Sinh viên phải tìm cho mình phương pháp học thích hợp, phải tự chủ, tự quyết trong học tập . Tuy nhiên nhiều SV chưa tìm được phương thức học tập thích hợp với yêu cầu của HCTC.

+ Nói chung, sinh viên chậm thích ứng với phương thức đào tạo theo HCTC, chậm đổi mới phương pháp học tập, tính thụ động và tư tưởng đối phó vần còn khá phố biến: Thụ động và đối phó trong tìm hiểu quy chế, quy định về đào tạo, trong việc sắp xếp lịch học, chuẩn bị bài, tham gia giờ học trên lớp và trong KT- ĐG. Năng lực tự ho ̣c chưa thâ ̣t sự được nâng cao.

- Sinh viên đã được hướng dẫn về kĩ năng học nhưng khả năng tự tổ chức việc học tập, khả năng sử dụng các hình thức để nâng cao kiến thức...còn chưa được chú trọng, đầu tư cho học tập còn chưa đủ để đạt được kết quả như mong đợi.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2 đã khảo sát mô ̣t số nô ̣i dung liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng tự học và quản lí hoạt đ ộng tự học của SV tại Khoa Sư phạm Tiếng Anh ĐHNN- ĐHQG Hà Nội. Phân tích thực tra ̣ng thông qua kết quả điều tra . Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động dạy học nói chung, tự ho ̣c nói riêng chưa cao là do các biện pháp quản lí đã thực hiện chưa mang tính đồng bộ, triển khai còn lúng túng, chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức. Thậm chí chưa xác định được hệ thống các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế.

Việc quản lí dạy học phải hướng vào mục đích cuối cùng là thúc đẩy tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập, phát huy được yếu tố nội lực , tính tự học trong bản thân mỗi sinh viên . Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động học tâ ̣p nói chung , tự ho ̣c nói riêng của Khoa Sư phạm Tiếng Anh và trường ĐHNN -ĐHQG Hà Nội là cơ sở thực tiễn cho chúng tôi đề xuất các biện pháp ở Chương 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA SƢ PHẠM TIẾNG ANH TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ -

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

3.1. Nguyên tắc đề xuất và các biện pháp quản lí hoạt động tự học cho sinh viên Khoa Sƣ phạm Tiếng Anh trƣờng ĐHNN –ĐHQGHN

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Văn hóa da ̣y ho ̣c cần thay đổi để phù hợp với đổi mới quy trình đào ta ̣o và coi trọng tính tích cực , chủ động của SV trong quá trình tự học để tích lũy kiến thức, kỹ năng trong quá trình học tập không dễ đạt được một cách nhanh chóng . Thói quen dạy học kiểu được “thụ động” còn lớn ở người dạy và ng ười học. Các biê ̣n pháp phải lưu ý thực tiễn đó

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Mọi sự thay đổi cần nguồn lực , cần lưu ý trong điều kiê ̣n nguồn lực còn hạn hẹp nhưng không thể không thay đổi . Viê ̣c tăng cường tự ho ̣c là mô ̣t giải pháp có tính chiến lược nhưng cần lưu ý mối quan hệ giữa kết quả mong muốn và điều kiện triển khai

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp đề xuất có thể tác động vào các yếu tố khác nhau của quy trình QL và quá trình ho ̣c tâ ̣p của SV ; tuy nhiên chúng phải có tính hê ̣ thống và có mối quan hệ chi phối nhau . Mục đích cuối cùng của các biện pháp quản lí hoạt động tự học và quản lí tốt hoạt động tự học của

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động tự học tại Khoa sƣ phạm Tiếng Anh trƣờng Đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên và sinh viên về vai trò của tự học. Khích lệ, phát huy tính độc lập, tính tích cực chủ động trong học của tự học. Khích lệ, phát huy tính độc lập, tính tích cực chủ động trong học tập của sinh viên Sư phạm

Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng vì chỉ có nhận thức đúng mới hành động đúng được. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên về sự cần thiết và những yêu cầu của việc đổi mới hoạt động dạy học của Khoa sư phạm Tiếng Anh trong điều kiện chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Qua đó phát huy tính tích cực chủ động của các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong toàn Khoa chung sức hành động thực hiện mục tiêu chung, thực hiện tốt các giải pháp đổi mới hoạt động dạy học trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo mới nhằm hỗ trợ tốt nhất hoa ̣t đô ̣ng tự học cho SV.

3.2.1.2 Nội dung biện pháp

Trên cơ sở quy chế đào tạo theo phương thức đào tạo tín chỉ của Bộ GD&ĐT và của trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội ban hành, cần quán triệt cho mọi đối tượng tham gia quá trình đào tạo theo tín chỉ hiểu đầy đủ các đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ như:

- Bản chất của học chế này là sự tích luỹ dần kiến thức và coi trọng nhu cầu, nguyện vọng của người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khái niệm giờ tín chỉ bao gồm tiết học trên lớp và nội dung SV tích lũy được ngoài lớp đều được đánh giá, kiểm tra để xác nhâ ̣n kết quả.

- Với tinh thần tích luỹ kiến thức, mỗi học phần được đánh giá thườ ng xuyên và viê ̣c kiểm tra đánh giá thường xuyên không chỉ nhằm xác nhâ ̣n kết quả học tập mà còn nhằm hướng dẫn và hỗ trợ viê ̣c ho ̣c.

- Quản lí hoạt động dạy học cần được thay đổi để phù hợp với các đặc điểm mới của quy trình đào tạo theo tín chỉ.

Trên cơ sở đặc điểm của Khoa sư phạm Tiếng Anh, cần phải xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể về việc ho ̣c và quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiê ̣u quả của hoạt động tự học của sinh viên khi chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

"Qui chế đào tạo Đại học ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội" là văn bản nhằm thống nhất hoạt động đào tạo của trường trong giai

hoạch quán triệt các văn bản này và các văn bản chỉ đạo liên quan khác cho mọi cán bộ, giảng viên và sinh viên trong Khoa.

- Tổ chức khảo sát sự hiểu biết trong cán bộ, giảng viên, sinh viên các vấn đề về đào tạo theo tín chỉ nói chung và các vấn đề về hoạt động dạy học nói riêng để xác định tình hình nhận thức của từng đối tượng qua đó có kế hoạch tuyên truyền cho phù hợp.

* Đối với cán bộ, giảng viên:

- Tổ chức tập huấn, trao đổi, thảo luận cho các cán bộ, giảng viên nhận thức rõ các vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ và yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học trong bối cảnh chuyển đổi phương thức đào tạo. Các nội dung cần tuyên truyền cho cán bộ, giảng viên đặc biệt là đội ngũ giáo vụ, đội ngũ cố vấn học tập. Nội dung cần trao đổi bao gồm:

- Sự khác biệt của hoạt động dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ và kỹ thuật triển khai các loại “giờ tín chỉ”

- Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, những nội dung cần đổi mới, bổ sung.

- Các việc cần làm trong đổi mới hoạt động dạy học nhằm tăng cườ ng hoạt động tự học của SV.

- Vai trò của tự học đối với dạy học theo học chế tín chỉ và cách thức hướng dẫn SV cách ho ̣c.

- Tổ chức tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm cho các cán bộ, giảng viên có liên quan đến hoạt động dạy học tại một số trường đã áp dụng HCTC thành công

* Đối với sinh viên:

- Vào đầu các khoá học, năm học trong "Tuần sinh hoạt công dân sinh viên" cần tổ chức quán triệt và cho sinh viên thảo luận để nắm vững được những đặc điểm và những yêu cầu đối với sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ.

- Phổ biến rõ lộ trình, mức độ áp dụng các yếu tố đào tạo theo tín chỉ ở từng giai đoạn; chỉ rõ yêu cầu c ần đạt trong họ c tập theo ho ̣c chế tín chỉ để sinh viên có thể xây dựng cho mình kế hoạch học tập tối ưu đối vớ i bản thân.

- Hướ ng dẫn sinh viên để họ biết đề cương môn học là công cụ của việc dạy và học trong học chế tín chỉ và là công cụ để quản lí việc dạy học của giảng viên, sinh viên và là “bản đồ học tập môn học” để họ lập kế hoạch tự học các nội dung của môn ho ̣c.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, tuyên truyền về các nội dung cần thiết cho cán bộ, giảng viên và sinh viên về đào tạo theo tín chỉ nói chung và đổi mới hoạt động dạy học nói riêng.

3.2.2. Biện pháp 2: Quản lí hoạt động dạy học của giảng viên theo hướ ng tích cực hoá về việc hướng dẫn học và tự học cho sinh viên Khoa Sư phạm tiếng Anh

3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Viê ̣c ho ̣c của sinh viên phu ̣ thuô ̣c vào viê ̣c da ̣y và cach da ̣y của GV . Nếu GV không thay đổi cách da ̣y thì SV khó thay đổi cách ho ̣c ; nếu GV không coi trọng hướng dẫn việc học và kỹ thuật tự học cho SV thì SV khó triển khai hoa ̣t đô ̣ng tự ho ̣c.

3.2.2.2 Nội dung của biện pháp

- Quán triệt cho toàn thể giảng viên cách thức và huấn luyện cho họ kĩ thuật triển khai cách da ̣y ho ̣c môn học trong dạy học theo học chế tín chỉ để họ không chỉ chú trọng chuyển giao kiến thức mà còn hướng dẫn việc học cho SV khi ho ̣ lên lớp.

- Tập huấn cho GV biết cách xác đi ̣nh mục tiêu của từng bài học, môn ho ̣c phù hợp với yêu cầu của triết lí đào tạo theo tín chỉ ; xác định mục tiêu mà sinh viên cần đạt được ở mỗi vấn đề ứng với mỗi môn học làm căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá theo tiến trình.

- GV cần thấu hiểu và được chỉ đa ̣o để nắm vững khái niệm “giờ tín chỉ”; khi triển khai chúng cần lưu ý nội dung bài học, môn ho ̣c gồm 3 phần:

+ Phần bài giảng trực tiếp trên lớp.

+ Phần không giảng trực tiếp trên lớp mà giảng viên có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở ngoài lớp.

+ Phần dành riêng cho tự học, chuẩn bị bài, làm bài tập, thảo luận nhóm, xemina, làm thí nghiệm…và các hoạt động khác có liên quan đến môn học. - Các học liệu tương ứng với từng phần nội dung cần được chỉ rõ trong quá trình lên lớp và hướng dẫn viê ̣c ho ̣c . Sinh viên phải nắm được phần nội dung cốt lõi trên lớp, phần nào phải chuẩn bị ở nhà, phần nào sẽ thảo luận và phần nào phải đọc thêm. Để chuẩn bị cho 1 giờ lí thuyết sinh viên cần 2 giờ chuẩn bị và học ngoài lớp cần được GV chỉ rõ cách thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Chỉ đạo GV đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ, mỗi nội dung kiến thức đều được tổ chức dưới các hình thức chủ yếu: lí thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm và tự học, tự nghiên cứu.

- Chỉ đạo GV đổi mới h ình thức KT - ĐG: Trong học chế tín chỉ, kết quả học tập của người học được đánh giá không chỉ bằng các bài kiểm tra và bài thi cuối môn học mà còn bằng cách đánh gía: Các hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận); Tự học ở nhà (qua các nội dung phát biểu, thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao); - Các chuyên đề chuẩn bị theo nhóm‟ - Bài thi kết thúc môn học

Dựa vào đó, giảng viên, sinh viên tự lập kế hoạch cũng như phương pháp dạy học của mình. Để đảm bảo được các mục tiêu nhận thức, kĩ năng và các nhóm mục tiêu khác, các hình thức kiểm tra cần đa dạng như: tự luận, trắc nghiệm, bài tập nghiên cứu cá nhân, nghiên cứu theo nhóm. Thời gian kiểm tra cũng được tiến hành thường xuyên: theo tuần, tháng, giữa kì, hết môn.

- Cần bám sát đề ương môn học trong tổ chức dạy học trong đào tạo theo tín chỉ: Đề cương môn học chính là bản hợp đồng trách nhiệm đào tạo giữa các Khoa chuyên môn với nhà trường và các đơn vị quản lí đào tạo. Giám sát tốt việc triển khai đề cương môn học trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học

của giảng viên và sinh viên. Trong từng môn học, sinh viên bám sát các mục tiêu của từng bài học để có sự chuẩn bị bài, nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Có kế hoạch ôn tập và hoàn thành các bài tập, bài kiểm tra theo đúng tiến độ đã quy định trong đề cương.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Cán bộ quản lí phải tuân thủ các chức năng của quản lí (kế hoạch - tổ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 87)