Kiểm tra, đánh giá là công cụ hữu hiệu để nắm bắt được viê ̣c học tập của người học và xác định mức độ, kết quả tích luỹ kiến thức kĩ năng của người học trong quy trình đào tạo theo TC. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được coi như "một phương pháp dạy học" trong đào tạo theo TC vì mục đích chủ yếu của KT thường xuyên là thúc đẩy và hỗ trợ viê ̣c ho ̣c . Khảo sát vấn đề này chúng tôi thu đựơc kết quả qua bảng sau
Bảng 2.16. Thực trạng quản lí kiểm tra-đánh giá kết quả tự học của sinh viên
Mức độ thực hiện (%)
Nội dung đánh giá Tốt Khá TB Yếu X Thứ
bậc Quản lí việc châm bài kiêm tra và kêt thúc
học phần 64,3 35,7 0 0 3,64 1
Tô chức thanh tra, giám sát thi, kiểm tra. 50,0 42,9 7,1 0 3,43 3 Quản lí việc kiểm tra kết quả tự học 35,7 21,4 28,6 0 2,79 4 Quản lí việc chấm bài thi kiểm tra, kêt thúc
học phần và điểm chuyên cần 21,4 42,9 21,4 14,3 2,71 5 Quan lý việc lên điểm, xét lên lớp và xét tốt
nghiệp 85.7 14.3 0 0 3,86 2
Quản lí việc thực hiện tiêu chí đánh giá của
Qua kết quả khảo sát thực trạng quản lí ở bảng trên ta thấy, với những kĩ thuật đánh giá đa dạng (bài tập cá nhân/tuần ứng với các giờ lí thuyết , bài tập nhóm/tháng ứng với các giờ xemina, làm việc nhóm, tự học, bài tập lớn cá nhân/học kì ứng với phần nội dung người học phải tự khám phá trong chương trình môn học, bài kiếm tra giữa kì, bài kiểm tra cuối kì) KT-ĐG trong phương thức đào tạo theo HCTC phải phát huy vai trò “Kiểm chứng” mức độ tích lũy kiến thức, kĩ năng... của người học khi môn học được tiến hành. Với tầm quan trọng trong việc xác định hiệu quả của HĐDH, một số tiêu chí đánh giá về hoạt động này được cán bộ QL cho là tốt ví dụ như việc quản lí việc lên điểm, xét lên lớp và xét tốt nghiệp được đánh giá tốt với tỉ lệ 85,7%, khá 14,3%, không có trung bình và kém với X= 3,86, đứng thứ nhất trong các nội dung đánh giá. Tuy nhiên, vần còn một số nội dung đánh giá chưa cao đó là quản lí việc ra đề thi kết thúc học phần với tỉ lệ tốt chỉ có 35,7%, khá 21,4% và kém là 28,6% với X= 2,79. Việc quản lí ra đề thi chưa đạt hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là Khoa chưa đưa ra được quy định cụ thể. Theo quy định của trường, trước khi ra đề thi kết thúc học phần giảng viên phải đưa đề thi và đáp án cho trưởng bộ môn duyệt sau đó mới gửi xuống Khoa. Việc này ở Khoa không được thực hiện, vì vậy dẫn đến tình trạng một số môn GV ra đề không sát với nội dung dạy trên lớp, điều này gây ấn tượng không tốt đối với người học. Khi phỏng vấn sinh viên thì có tới trên 50% SV trả lời một số môn giáo viên ra đề không sát với nội dung học trên lớp. Ngoài việc quản lí khâu ra đề thi thì quản lí việc chấm thi cũng rất quan trọng, chấm thi theo HCTC khác rất nhiều so với niên chế. Điểm thi được đánh giá qua rất nhiều bài kiểm tra, kiểm tra giữa kì, kiểm tra thực hành, kiểm tra chuyên cần và bài kiểm tra kết thúc học phần, các bài kiểm tra chấm lẻ 0,5 riêng điểm chuyên cần nếu SV đủ điều kiện thi sẽ được điểm 10, không đủ điều kiện sẽ bị 0 điểm, vấn đề này, Khoa cũng rất quan tâm nhưng GV vẫn chưa quen với hình thức KT- ĐG theo phương thức đào tạo mới. Nhiều GV vần chấm các bài thi và bài kiểm tra điểm chẵn điều này gây rất
nhiều khó khăn cho bộ phận quản lí điểm. Vì vậy nội dung này được đánh giá rất thấp với tỉ lệ tốt 21%, khá 42,9%, trung bình 21,4% và kém là 14,3% với X= 2,71.
Kiểm tra - Đánh giá trong phương thức đào tạo theo HCTC không chỉ coi trọng khâu đánh giá kết thúc được thực hiện vào cuối môn học, khóa học (gọi là thi hết kì). Để thúc đẩy sự nỗ lực tích lũy thường xuyên của sinh viên, giảng viên phải đánh giá quá trình theo các tiêu chí được công khai trong đề cương môn học và sử dụng các chi tiết trả bài như các tiết dạy học, sửa lỗi cho sinh viên. Song cán bộ quản lí chưa có sự quan tâm thích đáng đối với công việc này, được thế hiện qua sự đánh giá với tỉ lệ tốt 14,3%, khá 57,1%, trung bình 7,1 % và kém là 21,4% với X= 2,61 đứng cuối cùng trong các nội dung đánh giá
Từ kết quả khảo sát trên, Khoa cần phải quan tâm hơn nữa trong việc quản lí KT- ĐG kết quả học tập của sinh viên. Quản lí hoạt động KT- ĐG là một trong những khâu rất quan trọng trong hoạt động dạy học theo HCTC.
Quản lí tốt được hoạt động này sẽ giúp các nhà quản lí đánh giá đúng thực trạng hiệu quả của HĐDH từ đó kịp thời đưa ra các kế hoạch, chiến lược nhằm phát triển đào tạo một cách bền vững.