Thực trạng hoạt động tự học của sinhviên tại Khoa Sư phạm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 53 - 62)

Anh, Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội

* Thực trạng hoạt động tự học trên lớp của sinh viên

Do Khoa Anh nói riêng , trường ĐHNN-ĐHQGHN nói chung đã chuyển sang đào ta ̣o theo tín chỉ nên trên lớp s inh viên không chỉ biết lĩnh hội những kiến thức của thầy cô ở trên lớp, trong sách vở mà còn phải biết cách tự học, biết cách tự nghiên cứu để trau dồi kiến thức mà mình đã nhận được từ thầy cô, biến những kiến thức đó thành những kiến thức của bản thân mình.

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động học tập trên lớp theo phương thức đào tạo theo HCTC được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Mức độ hoạt động tự học trên lớp của sinh viên

Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu X GV SV GV SV GV SV GV SV GV SV ND1 21.7 23.3 35 14.2 31.7 47.5 11.7 15.0 2.7 2.5 ND2 56.7 60.8 23.3 24.2 20.0 15.0 0 0 3.4 3.5 ND3 18.3 15.8 26.7 30.8 38.3 40.0 16.7 13.3 2.5 2.5 ND4 43.3 39.2 23.3 32.5 33.3 26.7 0 1.7 3.1 3.1 ND5 26.7 25.8 31.7 32.5 36.7 35.8 5.0 5.8 2.8 2.8 Ghi chú: Các nội dung đánh giá:

ND2: Hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu củ a giờ tín chỉ (có chuẩn bị trước khi lên lớp và tự ho ̣c sau khi lên lớp).

ND3: Tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp (TL) ND4: Thái độ, ý thức học tập thay đổi

ND5: Ý thức tự học, tự nghiên cứu được nâng cao

Kết qủa bảng 2.6 cho thấy: Các nội dung đánh giá của GV và SV đều có sự tương quan thuận, chặt chẽ. Hoạt động học tập của sinh viên theo HCTC được đánh giá bình thường với Xcủa cả hai đối tượng dao động thấp nhất là 2.5 và cao nhất là 3.5.

ND3: Tham gia các hoạt động trên lớp (TL) được đánh giá rất thấp với tỉ lệ tốt chỉ 18.3% và 15,8%, X2.5 thấp nhất so với các nội dung đánh giá.

ND1: Chủ động, tích cực thay đổi phương pháp học phù hợp với HCTC được đánh giá thấp sau với tỉ lệ tốt 21.7% và 23.3%, Xcủa GV là 2.7 của SV là 2.5. ND2: Được đánh giá cao nhất, nội dung này được đánh giá với tỉ lệ tốt là 56.7% và 60.8%, khá là 23.3% và 24.2%, trung bình là 20% và 15%, không có tỉ lệ yếu với X là 3.4 và 3.5.

Đánh giá chung: Từ kết quả khảo sát cho thấy, một số sinh viên khi đang học tập đã phấn đấu, biết cách thay đổi cách học tập phù hợp với phương thức đào tạo theo HCTC nên đã đạt được thành tích học tập cao, cụ thể có sinh viên khi ra trường đã đạt được bằng xuất sắc, nhiều sinh viên đạt bằng giỏi. Tuy nhiên vẫn còn bộ phận không nhỏ sinh viên lười học, bỏ giờ, có SV đi học không ghi chép, không học bài, khi kiểm tra, thi thì quay cóp. Việc tự học vẫn còn yếu, vẫn chưa chủ động thay đổi PPHT phù hợp với phương thức đào tạo mới.

Trước khi học SV được thông báo CTĐT của cả khoá học trên trang cá nhân. Việc thông báo CTĐT toàn khoá giúp SV sắp xếp lịch học phù hợp với năng lực của bản thân, ngoài ra CTĐT theo HCTC còn quy định một số môn tự chọn và môn bắt buộc, điều này sẽ giúp SV lựa chọn một số môn học tự chọn sát với chuyên ngành đào tạo.

* Một số đặc điểm thực trạng kĩ năng khai thác thông tin (KNKTTT), làm việc độc lập với tài liê ̣u (LVĐLVTL) trong hoạt động tự học của sinh viên Khoa Sư phạm Tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội.

Bảng 2.2. Mức độ nhận thức của CBGD và SV về tầm quan trọng của KNKTTT

Mức độ

Đối tƣợng

CBGD (%) Sinh Viên (%)

Khối 3 Khối 4 Chung

Rất cần thiết (1) 62.6 45.0 49.3 47.1

Cần thiết (2) 36.5 50.8 46.6 48.7

ít cần thiết 0.9 4.2 4.1 4.1

Theo kết quả trên chúng ta dễ dàng nhìn thấy hầu hết CBGD và SV đánh giá rất cao vai trò của kĩ năng khai thác thông tin của sinh viên trong quá trình học tập ở Đại học, ở hai mức độ (1) và (2).

Ý kiến đánh giá của CBGD và SV hầu như có sự thống nhất. Tuy nhiên, ý kiến của CBGD có xu hướng đánh giá cao vai trò của hoạt động đọc sách của SV ở mức độ cao hơn, coi trọng hơn, SV có xu hướng đánh giá thấp hơn.

Ý kiến SV ở năm thứ 3 và 4 có sự thống nhất cao hơn trong việc đánh giá vai trò của làm việc độc lập với sách. Tuy nhiên SV từng lớp trên cũng đánh giá đúng vai trò của KNKTTT cao hơn.

Trong khi đàm thoại (trao đổi) với CBGD và SV để khẳng định sự đúng đắn của nhận thức trên, chúng tôi đã đề nghị CBGD và SV đề xuất một cách thức dạy học hợp lí thì 96.2% SV đồng ý với LVĐL với tài liệu học tập theo sự hướng dẫn của CBGD bộ môn, đối với CBGD thì tỉ lệ đồng ý là 88.2%, các phương thức học tập khác ít được chú ý. Đặc biệt sinh viên khối 4 đồng ý với tỉ lệ cao hơn so với sinh viên khối 3.

Ý kiến đánh giá của CBGD và SV hầu như có sự đồng nhất. Tuy nhiên ý kiến đánh giá của CBGD có xu hướng đánh giá vai trò của hoạt động đọc sách của SV ở mức độ cao hơn, coi trọng hơn còn SV có xu hướng đánh giá thấp hơn. Ý kiến SV ở 2 nhóm (khối 3 và khối 4) có sự thống nhất cao hơn. Tuy nhiên SV càng lên lớp trên càng đánh giá vai trò tự học ở mức độ cao hơn.

Khi chúng tôi đề nghị SV nêu lên những nguồn thông tin cơ bản mà qua đó họ lĩnh hội tri thức nhiều nhất và xếp loại chúng theo thứ bậc thì hầu hết SV đánh giá cao vai trò của 2 nguồn thông tin là bài giảng của CBGD (96.2%) sách và giáo trình (97.5%).

Sau đây là bảng xếp loại thứ bậc các nguồn tri thức được SV đề nghị như sau (theo thứ tự giảm dần vai trò quan trọng).

1. Bài giảng của giảng viên

2. Sách giáo trình và sách tham khảo 3. Các nguồn thông tin đại chúng 4. Thực tiễn đời sống xã hội

5. Hoạt động thực hành, thí nghiệm.

Về mức độ tính độc lập của SV trong LVĐLVTL, khi lấy ý kiến của Giảng viên cũng khá tập trung, chúng tôi đưa ra 4 mức độ, ý kiến của họ như sau:

Bảng 2.3. Mức độ về tính độc lập của SV trong LVĐLVTL

TT Các mức độ SL %

1 Giảng viên trình bày bài giảng, yêu cầu SV nghe giảng, ghi

chép, nhớ, không cần đọc thêm 0

2 Giảng viên trình bày bài giảng, yêu cầu SV đọc thêm sách

giáo trình và tài liệu tham khảo 86.1

3 Giảng viên giới thiệu tài liệu, hướng dẫn phương pháp, giao

nhiệm vụ học tập, yêu cầu SVLVĐLVTL để nắm tri thức 17.6 4

Giảng viên nêu nội dung học tập, SV độc lập tìm kiếm tài liệu và độc lập nghiên cứu để tìm kiếm tri thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập

Qua ý kiến trên, chúng ta thấy rằng: đa số giảng viên đồng ý ở mức độ (2). Trong khi đó ở mức độ (3) cao hơn chỉ có 17.6% giảng viên đồng ý, điều này chứng tỏ giảng viên yêu cầu SV làm việc độc lập với TL ở mức độ "đọc thêm" là phổ biến, nghĩa là mức độ về tính độc lập chưa cao.

Như vậy:

- Có sự phù hợp nhất định giữa nhận thức, thái độ với ý thức thực hiện. Sự kết hợp giảng dạy với yêu cầu SV làm việc độc lập với tài liệu trong hầu hết giảng viên.

- Mức độ yêu cầu chung của giảng viên với LVĐLVTL của SV chưa thật cao và khắt khe, đang chỉ dừng ở mức độ phổ biến là vừa phải và đọc thêm.

- Có sự phù hợp giữa ý kiến đánh giá của giảng viên và SV về mức độ độc lập trong LVĐLVTL của SV.

Tóm lại: Qua kết qủa khảo sát cho thấy có sự thống nhất cao giữa Giảng viên và SV trong việc nhận thức về vị trí vai trò của LVĐLVTL của SV trong quá trình học tập (tự học) ở Đại học. Họ đã có ý thức tốt trong việc kết hợp các phương thức học tập khác nhau với LVĐLVTL. Trong số các ý kiến đó thì phương thức kết hợp nghe giảng với việc đọc thêm tài liệu tham khảo được coi là phổ biến và phù hợp nhất.

* Quỹ thời gian và sự phân phối thời gian tƣ̣ ho ̣c của SV

Qua trao đổi, quan sát và điều tra, chúng tôi thấy rằng: nhìn chung SV dành thời gian cho tự ho ̣c còn ít, không thường xuyên và "theo thời vụ". Từ số liệu điều tra cho thấy, số lượng thời gian trung bình SV dành cho tự ho ̣c là 1.8 giờ/ngày/SV. Tuy nhiên con số này là tương đối.

Sv có thói quen đọc sách "theo thời vụ", chưa có thói quen đọc sách hàng ngày, đọc thường xuyên, đều đặn, ý kiến SV về sự phân phối thời gian cho tự ho ̣c được phản ánh qua bảng sau.

Bảng 2.4. Sự phân phối thời gian đọc sách của SV

Thời điểm tƣ̣ ho ̣c (đọc sách, NCTL) SV năm thứ 3 SV năm thứ 4

% %

Đọc sách đều đặn hàng ngày 26.0 33.6

Khi chuẩn bị thi, kiểm tra 26.3 27.6

Khi chuẩn bị thảo luận, Xemina 13.8 12.5

Khi làm niên luận, kiểm tra 17.4 17.2

Tuỳ hứng, không có thời gian cố định 54.6 46.3 Kết quả trên cho thấy:

- Tỉ lệ SV tự học đều đặn hàng ngày còn ít, chứng tỏ SV chưa có thói quen đọc thêm tài liê ̣u hàng ngày.

- Hiện tượng SV tự ho ̣c "theo thời vụ" còn tương đối phổ biến. "thời vụ" đó là khi chuẩn bị bài cho thi cử, khi chuẩn bị bài cho thảo luận, xemina hay khi làm bài tập, luận văn, khoá luận.

- Phần lớn SV tự ho ̣c không theo sự phân phối thời gian cố định, thiếu đều đặn, thiếu thường xuyên mà đọc theo tuỳ hứng. Điều đó càng khẳng định rằng SV chưa hình thành được thói quen cũng như nhu cầu tự ho ̣c thêm hàng ngày. Mặc dù như đã nêu trên về mặt nhận thức học đã thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc làm việc độc lập với sách để mở rông kiến thức.

- Sự khác nhau giữa SV khối III và IV về các đặc điểm trên không đáng kể.

* Về phương pháp tự học của SV

Hầu hết giảng viên khi được hỏi về thực trạng tự học của SV đều trả lời rằng: Nhìn chung SV chưa có phương pháp tự ho ̣c tốt,khoa học, kết quả điều tra của SV cũng cho thấy điều đó.

Bảng 2.5. Những cách thức nghiên cứu tài liê ̣u của sinh viên

TT Cách thức NC tài liê ̣u Năm 3 Năm 4

1 Có mục đích xác định 44.0 65.8

2 Có kế hoạch 32.2 41.9

3 Có hệ thống 27.8 30.1

4 Biết lựa chọn nội dung cần thiết

Qua bảng trên, ta dễ dàng nhận thấy rằng có một số cách thức được khá nhiều SV sử dụng khi làm việc với sách như: đọc sách kết hợp với ghi chép tài liệu, đọc sách có mục đích xác định, biết lựa chọn nội dung cần thiết để học, đọc sách có kế hoạch tuy chưa thật phổ biến.

Về cách thức ghi chép tư liệu trong quá trình đọc sách, hầu hết SV chỉ chú trọng đến hai hình thức ghi chép phổ biến là (trính ghi ) và ghi đại ý nhưng cũng với tỉ lệ chưa cao. Hầu hết SV chưa biết ghi chép bằng phiếu tư liệu (một hình thức ghi chép mang tínhkhoa học nhất, tiện lợi nhất và phổ biến nhất trong nghiên cứukhoa học).

Về phương pháp và hình thức xử líthông tin, chúng tôi coi đây là một trong những vấn đề cơ bản để xác định trình độ LVĐLVS của sinh viên, đồng thời là một khâu quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả nhận thức của quá trình LVĐLVS vì thông tin thu được chỉ có thể trở thành tri thức của cá nhân khi đã thông qua quá trình xử lí.

Về các hình thức xử lí thông tin, hầu hết SV cho rằng họ có sử dụng hình thức viết tóm tắt, sử dụng hình thức lập đề cương. Có rất ít SV sử dụng hình thức lập sơ đồ mô hình hoá, hoặc hình thức viết thu hoạch. Những ý kiến trên đây có sự thống nhất cao giữa 2 khối sinh viên. Điều đó cho thấy đặc điểm trên đây là chung cho mọi SV trong điều kiện được điều tra.

* Về những yếu tố khó khăn của SV ảnh hưởng đến việc tự học

Qua điều tra thăm dò, chúng tôi đề nghị giảng viên và SV đánh giá những khó khăn yếu kém của SV trong quá trình tự ho ̣c , một cách cụ thể đến từng khâu. Những khâu nào theo họ là còn gặp nhiều khó khăn nhất chứng tỏ kĩ năng ấy của họ còn yếu kém. Kết quả thu được ở bảng 2.6như sau:

Bảng 2.6. Những khó khăn của sinh viên trong tự học

TT Số ý kiến %

CBGD Sinh viên

1 Các khó khăn Khối 3 Khối 4 Chung

2 Xác định mục đích, nhiệm vụ tự ho ̣c 28.4 6.8 7.4 7.1 3 Lựa chọn tài liệu để tự học 25.8 27.2 36.4 31.1

4 Tra tìm thư mục 6.5 30.2 32.2 31.2

5 Lập kế hoạch tự ho ̣c 26.0 12.2 14.2 13.2 6 Tổ chức quá trình tự ho ̣c 9.5 19.0 14.0 16.5 7 Các phương pháp thu thập thông tin 45.0 68.2 54.4 61.3

8 Ghi chép tư liệu 23.0 8.5 10.2 9.3

9 Xử lí thông tin 62.0 23.2 22.4 22.8

10 Ứng dụng thông tin 48.0 23.0 20.6 21.8

11 Tự kiểm tra đánh giá 16.2 19.5 13.5 16.5

Những số liệu từ bảng điều tra cho thấy:

- Sinh viên khi tự học gặp khó khăn ở hầu hết các khâu.

- Những khó khăn mà SV gặp theo sự đánh giá của giảng viên xếp theo thứ tự. 1 Xử lí thông tin (62.0%)

2 Ứng dụng thông tin để giải quyết nhiệm vụ học tập (48.0%) 3 Các phương pháp thu thông tin (45.0%)

4 Xác định mục đích, nhiệm vụ tự học (28.4%) 5 Lựa chọn tài liệu cho tự học (25.8%)

6 Lập kế hoạch tự ho ̣c (26.6%)…

Tuy nhiên, cũng vấn đề này theo đánh giá của SV thì trật tự đó lại bị đảo lộn cụ thể: 1 Các phương pháp thu thông tin (61.3%)

2 Lựa chọn tài liệu tự học 3 Tra tìm thư mục (31.2%) 4 Xử lí thông tin (22.8%)

Giảng viên chú trọng đến các khâu quan trọng nhất trong quá trình làm việc độc lập với tài liệu, với tư cách là một hoạt động độc lập để lĩnh hội tri thức. Đó là các khâu thu thông tin, xử lí thông tin và ứng dụng thông tin. Ba khâu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành tri thức, đặc biệt nhất là khâu xử lí thông tin và ứng dụng thông tin.

Đối với nhiều SV, cả 3 khâu này đều yếu nhất là khâu xử lí thông tin - đây là khâu quyết định số lượng và chất lượng của tri thức. Nhiều ý kiến của Giảng viên cho rằng SV chỉ "biết đọc tài liệu", theo nghĩa đen và hoàn toàn chưa biết "làm việc với tài liệu", để tìm kiếm tri thức họ chỉ mới biết thu thông tin theo cách thông thường, chưa biết xử líthông tin để hình thành tri thức.

Ngược lại, SV chú trọng nhiều hơn đến khâu đọc để thu thông tin. Họ chưa biết chú trọng đến các khâu quan trọng khác, đặc biệt nhất là khâu xử líthông tin và ứng dụng thông tin cũng chính vì lẽ đó họ chưa ý thức đầy đủ vai trò của 2 khâu này trong quá trình tự ho ̣c để lĩnh hội tri thức.

Giảng viên cũng chú ý nhiều tới khâu lập kế hoạchtự ho ̣c và ghi chép tư liệu khi làm việc với tài liệu, vì đây là hai khâu quan trọng có tác động lớn đối với hiệu quả làm việc với tài liệu cho nên họ có yêu cầu cao hơn đối với SV trong hai khâu này. Trong khi đó, SV có xu hướng không chú ý nhiều đến hai khâu này.

Một vấn đề rất đáng quan tâm là ý kiến đánh giá của SV ở hai khối có sự thống nhất cao ở hầu hết các hạng mục (các khâu), tuy có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Điều này chứng tỏ trình độ, kĩ năng của SV ở mức độ ngang bằng nhau hoặc sự hơn kém không rõ ràng, SV khối 3,4 cũng chưa được rèn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)