Cơ sở vật chất và phục vụ đào tạo nghiên cứukhoa học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 50)

Cơ sở vật chất, kĩ thuật là một yếu tố quan trọng để bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứukhoa học nên trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật của trường ngày càng được khang trang, hiện đại. Nhà trường đã có đủ giảng đường, thư viện, phòng học tiếng, cơ sở thực tập và phương tiện kĩ thuật phục vụ cho dạy học và ngày càng được trang bị hiện đại hơn. Hiện tại giảng đường của trường có tổng diện tích là 9,212 m2 và 229 phòng học, hệ thống các phòng máy tính; trung tâm thư viện của Trường có tổng diện tích là 1,190 và 73 phòng (không tính thư viện của ĐHQGHN).

Nhờ có đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu hùng hậu, trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội có thể xây dựng chương trình biên soạn giáo trình có chất lượng cao nhằm phục vụ yêu cầu đào tạo của trường và cung cấp cho ngành Ngoại ngữ.

Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội đã và đang phấn đấu làm tròn chức năng "Trung tâm đầu ngành của cả nước", trở thành trường chuẩn mực vừa đào tạo giáo viên các cấp đặc biệt là cấp THPT

có chất lượng cao vừa nghiên cứukhoa học đạt trình độ tiên tiến làm nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của hệ thống Ngoại ngữ trong cả nước góp phần giải quyết các vấn đề then chốt của giáo dục quốc dân nói chung và ngành Ngoại ngữ nói riêng.

2.2. Khoa sƣ phạm Tiếng Anh, Trƣờng Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Quá trình hình thành và phát triển của Khoa sư phạm Tiếng Anh

Năm 1958: Thành lập Phân Khoa Anh văn Khoa Ngoại ngữ - Trường ĐHSP Hà Nội. Năm 1967: Thành lập Khoa Anh Văn - Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội Năm 1993: Đổi tên thành Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ - Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội.

Năm 2009: Thành lập Khoa Sư phạm tiếng Anh - Đại học ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội trên cơ sở tách ra từ Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ.

-Số cán bộ giảng dạy và nghiên cứukhoa học tại Khoa có 153 người, trong đó có 01 phó giáo sư, 05 tiến sĩ, số còn lại hầu hết có trình độ thạc sĩkhoa học.

Khoa có 7 bộ môn: Bộ môn Tiếng Anh 1, Bộ môn Tiếng Anh 2, Bộ môn Tiếng Anh 3, Bộ môn chất lượng cao, Bộ môn Dịch, Bộ môn ngoại ngữ chuyên ngành (ESP) và Bộ môn Giáo học Pháp. Ngoài ra trong Khoa còn có trung tâm nghiên cứu dạy và học Ngoại ngữ.

Khoa Sư phạm Tiếng Anh có chức năng đào tạo các chuyên gia Ngoại ngữ có chất lượng cao theo danh mục các ngành đào tạo, các loại hình đào tạo ở các trình độ thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng để đảm nhận:

- Giảng dạy Ngoại ngữ ở các bậc học, cấp học - Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài

- Biên, phiên dịch trong các cơ quan Nhà nước các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế.

- Xây dựng và phát triển các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hoá nước ngoài và việc dạy - học Ngoại ngữ ở Việt Nam cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh ở Việt Nam.

- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng định kì giáo viên Ngoại ngữ các cấp học phổ cập Ngoại ngữ phổ thông ra ngoài xã hội, chủ yếu cho cán bộkhoa học, và công nghệ, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy mạnh mẽ vai trò của Trường Đại học đầu ngành Ngoại Ngữ của cả nước.

Khoa Sư phạm Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ được giao đào tạo các hệ sau:

- Hệ cử nhân Anh văn ngành sư phạm và ngành phiên dịch hệ chính quy bốn năm. - Hệ cử nhân chất lượng cao, ngành phiên dịch và Sư phạm Tiếng Anh.

- Hệ cử nhân ngành kép Tiếng Anh - Tài chính Ngân hàng, Tiếng Anh Quản trị Kinh doanh, Tiếng Anh kinh tế đối ngoại, liên kết với trường ĐHKT - ĐHQGHN.

- Dạy Tiếng Anh cho toàn bộ sinh viên của Đại học Quốc Gia Hà Nội - Giảng dạy chương trình cấp chứng chỉ sư phạm

- Thạc sĩkhoa học Tiếng Anh theo hai chuyên ngành lí luận ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy.

- Đào tạo Tiến sĩ theo hai chuyên ngành lí luận ngôn ngữ và lí luận phương pháp giảng dạy Tiếng Anh.

- Đào tạo hệ chuyên tu (Đại học hoá), văn bằng thứ 2, Đại học tại chức (Vừa làm vừa học), biên soạn khung chương trình và giáo trình Tiếng Anh cho các bậc đào tạo Đại học, sau Đại học, phổ thông và bồi dưỡng giáo viên phổ thông trong cả nước.

- Hoạt động đào tạo

Hiện nay số sinh viên học tập tại Khoa là: 2087 sinh viên hệ chính quy tập trung và khoảng hơn 1000 học viên hệ vừa học vừa làm tại trường và các tỉnh thành phố. Các học viên, NCS đã và đang hoạt động trên các lĩnh vực: Giảng dạy, nghiên cứukhoa học, quản lí giáo dục... ở khắp mọi miền của tổ quốc.

Năm học 2007 - 2008 theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của Trường ĐHNN - ĐH QG Hà Nội cùng với các Khoa trong trường, Khoa Sư phạm tiếng Anh bắt đầu

chuyển đổi phương thức đào tạo, từ đào tạo theo niên chế học phần chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Đây là một bước đi mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lí và tập thể giảng viên của Khoa phải có cách nhìn nhận mới thay đổi cách dạy và quản lí để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học tại Khoa sƣ phạm Tiếng Anh, Trƣờng Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQG Hà Nội

2.3.1. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên tại Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội Anh, Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội

* Thực trạng hoạt động tự học trên lớp của sinh viên

Do Khoa Anh nói riêng , trường ĐHNN-ĐHQGHN nói chung đã chuyển sang đào ta ̣o theo tín chỉ nên trên lớp s inh viên không chỉ biết lĩnh hội những kiến thức của thầy cô ở trên lớp, trong sách vở mà còn phải biết cách tự học, biết cách tự nghiên cứu để trau dồi kiến thức mà mình đã nhận được từ thầy cô, biến những kiến thức đó thành những kiến thức của bản thân mình.

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động học tập trên lớp theo phương thức đào tạo theo HCTC được thể hiện trong bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1. Mức độ hoạt động tự học trên lớp của sinh viên

Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu X GV SV GV SV GV SV GV SV GV SV ND1 21.7 23.3 35 14.2 31.7 47.5 11.7 15.0 2.7 2.5 ND2 56.7 60.8 23.3 24.2 20.0 15.0 0 0 3.4 3.5 ND3 18.3 15.8 26.7 30.8 38.3 40.0 16.7 13.3 2.5 2.5 ND4 43.3 39.2 23.3 32.5 33.3 26.7 0 1.7 3.1 3.1 ND5 26.7 25.8 31.7 32.5 36.7 35.8 5.0 5.8 2.8 2.8 Ghi chú: Các nội dung đánh giá:

ND2: Hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu củ a giờ tín chỉ (có chuẩn bị trước khi lên lớp và tự ho ̣c sau khi lên lớp).

ND3: Tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp (TL) ND4: Thái độ, ý thức học tập thay đổi

ND5: Ý thức tự học, tự nghiên cứu được nâng cao

Kết qủa bảng 2.6 cho thấy: Các nội dung đánh giá của GV và SV đều có sự tương quan thuận, chặt chẽ. Hoạt động học tập của sinh viên theo HCTC được đánh giá bình thường với Xcủa cả hai đối tượng dao động thấp nhất là 2.5 và cao nhất là 3.5.

ND3: Tham gia các hoạt động trên lớp (TL) được đánh giá rất thấp với tỉ lệ tốt chỉ 18.3% và 15,8%, X2.5 thấp nhất so với các nội dung đánh giá.

ND1: Chủ động, tích cực thay đổi phương pháp học phù hợp với HCTC được đánh giá thấp sau với tỉ lệ tốt 21.7% và 23.3%, Xcủa GV là 2.7 của SV là 2.5. ND2: Được đánh giá cao nhất, nội dung này được đánh giá với tỉ lệ tốt là 56.7% và 60.8%, khá là 23.3% và 24.2%, trung bình là 20% và 15%, không có tỉ lệ yếu với X là 3.4 và 3.5.

Đánh giá chung: Từ kết quả khảo sát cho thấy, một số sinh viên khi đang học tập đã phấn đấu, biết cách thay đổi cách học tập phù hợp với phương thức đào tạo theo HCTC nên đã đạt được thành tích học tập cao, cụ thể có sinh viên khi ra trường đã đạt được bằng xuất sắc, nhiều sinh viên đạt bằng giỏi. Tuy nhiên vẫn còn bộ phận không nhỏ sinh viên lười học, bỏ giờ, có SV đi học không ghi chép, không học bài, khi kiểm tra, thi thì quay cóp. Việc tự học vẫn còn yếu, vẫn chưa chủ động thay đổi PPHT phù hợp với phương thức đào tạo mới.

Trước khi học SV được thông báo CTĐT của cả khoá học trên trang cá nhân. Việc thông báo CTĐT toàn khoá giúp SV sắp xếp lịch học phù hợp với năng lực của bản thân, ngoài ra CTĐT theo HCTC còn quy định một số môn tự chọn và môn bắt buộc, điều này sẽ giúp SV lựa chọn một số môn học tự chọn sát với chuyên ngành đào tạo.

* Một số đặc điểm thực trạng kĩ năng khai thác thông tin (KNKTTT), làm việc độc lập với tài liê ̣u (LVĐLVTL) trong hoạt động tự học của sinh viên Khoa Sư phạm Tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội.

Bảng 2.2. Mức độ nhận thức của CBGD và SV về tầm quan trọng của KNKTTT

Mức độ

Đối tƣợng

CBGD (%) Sinh Viên (%)

Khối 3 Khối 4 Chung

Rất cần thiết (1) 62.6 45.0 49.3 47.1

Cần thiết (2) 36.5 50.8 46.6 48.7

ít cần thiết 0.9 4.2 4.1 4.1

Theo kết quả trên chúng ta dễ dàng nhìn thấy hầu hết CBGD và SV đánh giá rất cao vai trò của kĩ năng khai thác thông tin của sinh viên trong quá trình học tập ở Đại học, ở hai mức độ (1) và (2).

Ý kiến đánh giá của CBGD và SV hầu như có sự thống nhất. Tuy nhiên, ý kiến của CBGD có xu hướng đánh giá cao vai trò của hoạt động đọc sách của SV ở mức độ cao hơn, coi trọng hơn, SV có xu hướng đánh giá thấp hơn.

Ý kiến SV ở năm thứ 3 và 4 có sự thống nhất cao hơn trong việc đánh giá vai trò của làm việc độc lập với sách. Tuy nhiên SV từng lớp trên cũng đánh giá đúng vai trò của KNKTTT cao hơn.

Trong khi đàm thoại (trao đổi) với CBGD và SV để khẳng định sự đúng đắn của nhận thức trên, chúng tôi đã đề nghị CBGD và SV đề xuất một cách thức dạy học hợp lí thì 96.2% SV đồng ý với LVĐL với tài liệu học tập theo sự hướng dẫn của CBGD bộ môn, đối với CBGD thì tỉ lệ đồng ý là 88.2%, các phương thức học tập khác ít được chú ý. Đặc biệt sinh viên khối 4 đồng ý với tỉ lệ cao hơn so với sinh viên khối 3.

Ý kiến đánh giá của CBGD và SV hầu như có sự đồng nhất. Tuy nhiên ý kiến đánh giá của CBGD có xu hướng đánh giá vai trò của hoạt động đọc sách của SV ở mức độ cao hơn, coi trọng hơn còn SV có xu hướng đánh giá thấp hơn. Ý kiến SV ở 2 nhóm (khối 3 và khối 4) có sự thống nhất cao hơn. Tuy nhiên SV càng lên lớp trên càng đánh giá vai trò tự học ở mức độ cao hơn.

Khi chúng tôi đề nghị SV nêu lên những nguồn thông tin cơ bản mà qua đó họ lĩnh hội tri thức nhiều nhất và xếp loại chúng theo thứ bậc thì hầu hết SV đánh giá cao vai trò của 2 nguồn thông tin là bài giảng của CBGD (96.2%) sách và giáo trình (97.5%).

Sau đây là bảng xếp loại thứ bậc các nguồn tri thức được SV đề nghị như sau (theo thứ tự giảm dần vai trò quan trọng).

1. Bài giảng của giảng viên

2. Sách giáo trình và sách tham khảo 3. Các nguồn thông tin đại chúng 4. Thực tiễn đời sống xã hội

5. Hoạt động thực hành, thí nghiệm.

Về mức độ tính độc lập của SV trong LVĐLVTL, khi lấy ý kiến của Giảng viên cũng khá tập trung, chúng tôi đưa ra 4 mức độ, ý kiến của họ như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.3. Mức độ về tính độc lập của SV trong LVĐLVTL

TT Các mức độ SL %

1 Giảng viên trình bày bài giảng, yêu cầu SV nghe giảng, ghi

chép, nhớ, không cần đọc thêm 0

2 Giảng viên trình bày bài giảng, yêu cầu SV đọc thêm sách

giáo trình và tài liệu tham khảo 86.1

3 Giảng viên giới thiệu tài liệu, hướng dẫn phương pháp, giao

nhiệm vụ học tập, yêu cầu SVLVĐLVTL để nắm tri thức 17.6 4

Giảng viên nêu nội dung học tập, SV độc lập tìm kiếm tài liệu và độc lập nghiên cứu để tìm kiếm tri thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập

Qua ý kiến trên, chúng ta thấy rằng: đa số giảng viên đồng ý ở mức độ (2). Trong khi đó ở mức độ (3) cao hơn chỉ có 17.6% giảng viên đồng ý, điều này chứng tỏ giảng viên yêu cầu SV làm việc độc lập với TL ở mức độ "đọc thêm" là phổ biến, nghĩa là mức độ về tính độc lập chưa cao.

Như vậy:

- Có sự phù hợp nhất định giữa nhận thức, thái độ với ý thức thực hiện. Sự kết hợp giảng dạy với yêu cầu SV làm việc độc lập với tài liệu trong hầu hết giảng viên.

- Mức độ yêu cầu chung của giảng viên với LVĐLVTL của SV chưa thật cao và khắt khe, đang chỉ dừng ở mức độ phổ biến là vừa phải và đọc thêm.

- Có sự phù hợp giữa ý kiến đánh giá của giảng viên và SV về mức độ độc lập trong LVĐLVTL của SV.

Tóm lại: Qua kết qủa khảo sát cho thấy có sự thống nhất cao giữa Giảng viên và SV trong việc nhận thức về vị trí vai trò của LVĐLVTL của SV trong quá trình học tập (tự học) ở Đại học. Họ đã có ý thức tốt trong việc kết hợp các phương thức học tập khác nhau với LVĐLVTL. Trong số các ý kiến đó thì phương thức kết hợp nghe giảng với việc đọc thêm tài liệu tham khảo được coi là phổ biến và phù hợp nhất.

* Quỹ thời gian và sự phân phối thời gian tƣ̣ ho ̣c của SV

Qua trao đổi, quan sát và điều tra, chúng tôi thấy rằng: nhìn chung SV dành thời gian cho tự ho ̣c còn ít, không thường xuyên và "theo thời vụ". Từ số liệu điều tra cho thấy, số lượng thời gian trung bình SV dành cho tự ho ̣c là 1.8 giờ/ngày/SV. Tuy nhiên con số này là tương đối.

Sv có thói quen đọc sách "theo thời vụ", chưa có thói quen đọc sách hàng ngày, đọc thường xuyên, đều đặn, ý kiến SV về sự phân phối thời gian cho tự ho ̣c được phản ánh qua bảng sau.

Bảng 2.4. Sự phân phối thời gian đọc sách của SV

Thời điểm tƣ̣ ho ̣c (đọc sách, NCTL) SV năm thứ 3 SV năm thứ 4

% %

Đọc sách đều đặn hàng ngày 26.0 33.6

Khi chuẩn bị thi, kiểm tra 26.3 27.6

Khi chuẩn bị thảo luận, Xemina 13.8 12.5

Khi làm niên luận, kiểm tra 17.4 17.2

Tuỳ hứng, không có thời gian cố định 54.6 46.3 Kết quả trên cho thấy:

- Tỉ lệ SV tự học đều đặn hàng ngày còn ít, chứng tỏ SV chưa có thói quen đọc thêm tài liê ̣u hàng ngày.

- Hiện tượng SV tự ho ̣c "theo thời vụ" còn tương đối phổ biến. "thời vụ" đó là khi chuẩn bị bài cho thi cử, khi chuẩn bị bài cho thảo luận, xemina hay khi làm bài tập, luận văn, khoá luận.

- Phần lớn SV tự ho ̣c không theo sự phân phối thời gian cố định, thiếu đều đặn, thiếu thường xuyên mà đọc theo tuỳ hứng. Điều đó càng khẳng định rằng SV chưa hình thành được thói quen cũng như nhu cầu tự ho ̣c thêm hàng ngày. Mặc dù như đã nêu trên về mặt nhận thức học đã thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc làm việc độc lập với sách để mở rông kiến thức.

- Sự khác nhau giữa SV khối III và IV về các đặc điểm trên không đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 50)