Tiếng Anh, trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội
Nhìn chung, quản lí việc học tập trong HCTC gặp khó khăn do sinh viên bị ảnh hưởng bởi lối học tập thụ động, chỉ quan tâm đến những giờ học trên lớp, chủ yếu học từ vở ghi và giáo trình mà không tham khảo những tài liệu liên quan đến môn học, chưa có ý thức chuẩn bị và xây dựng bài, ngại tham khảo ý kiến của giảng viên, cố vấn học tập, chuyên gia tư vấn…học đối phó, chưa xuất phát từ nhu cầu của chính bản thân mà mục đích chủ yếu là vượt qua kì thi khiến cho quản lí hoạt động học của sinh viên gặp nhiều khó khăn. Thực trạng về vấn đề này được thể hiện qua kết quả ở bảng sau.
Bảng 2.15. Thực trạng quản lí hoạt động học tập của sinh viên theo HCTC tại Khoa Sư phạm Tiếng Anh, trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội
Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện (%)
Tốt Khá TB Yếu X T.Bậc Xây dựng quy định cụ thể đánh giá
quá trình học tập và rèn luyện đạo đức cho SV
28.6 50.0 7.1 14.3 2.93 3
Xây dựng ý thức, thái độ, động cơ
học tập tốt cho SV 42.9 35.7 21.4 0 3.21 2
Xây dựng quy định về nề nếp tự
học, tự rèn luyện của SV 7.1 71.4 21.4 0 2.86 4 Bồi dưỡng PPHT phù hợp với hình
thức đào tạo theo HCTC 7.1 64.3 28.6 0 2.79 5 Quy định chế độ kỷ luật sinh viên
vi phạm quy chế học tập và thi cử 7.1 50 42.9 0 2.64 6 Quy định chế độ khen thưởng sinh
viên có thành tích cao trong học tập
Trước hết để hoạt động học có chất lượng Khoa đã quan tâm đến việc khen thưởng kịp thời những SV có thành tích cao trong học tập. Để làm được việc đó Khoa đã lập riêng một quỹ khuyến học, vào ngày 20/11 hàng năm Khoa thường tổ chức lễ trao học bổng cho những SV có thành tích cao trong học tập. Nội dung này được đánh giá rất cao với tỉ lệ tốt là 42,9%, khá là 50% và trung bình 7,1% với X= 3,36 đứng thứ nhất trong các nội dung.
Bên cạnh hoạt động khen thưởng SV có thành tích cao trong học tập thì việc kỷ luật SV vi phạm quy chế học tập như vi phạm giờ giấc lên lớp, vi phạm quy chế cũng được Khoa quan tâm, một số sinh viên đã bị cảnh cáo trước toàn Khoa vì thái độ học tập và thi cử nhưng việc làm này chưa được triệt để. Cụ thể đã có sinh viên bị khai trừ ra khỏi đoàn nhưng đến năm cuối lại tổ chức kết nạp lại, điều này đã không thuyết phục được SV các khóa sau, vì vậy vẫn còn một số SV vi phạm quy chế học và thi. Nội dung này được đánh giá với tỉ lệ tốt chỉ 7,1%, khá 50% và trung bình là 42,9 với X= 2,64 đứng cuối cùng trong các nội dung đánh giá.
Sinh viên, một mặt là đối tượng của hoạt động dạy, mặt khác là chủ thể của hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu. Kết quả đào tạo phụ thuộc vào tính tích cực nhận thức của chính bản thân họ. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc áp dụng HCTC là tạo điều kiện để sinh viên phát huy được tối đa vai trò chủ thể trong hoạt động học tập, nghiên cứu của mình.
Như vậy, quản lí hoạt động học của sv phải đảm bảo sao cho họ không chỉ là khách thể của hoạt động dạy mà phải biến thành chủ thể hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và năng lực nghề nghiệp tương lai.
Nội dung then chốt trong quản lí hoạt động học của sinh viên là đổi mới PPHT, nghiên cứu của SV. Việc này được bắt đầu từ GV phải đổi mới PPDH, phương pháp KT-ĐG. Giảng viên có nhiệm vụ bồi dưỡng cho SV phương pháp và kĩ năng tự học ngay trên lớp thông qua việc tạo điều kiện cho SV bộc lộ khả năng diễn đạt, phân tích, tổng hợp, khái quát, trừu tượng hoá vấn đề, bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp đọc sách, truy cập tài liệu, tóm tắt, hệ thống hoá tài liệu.
Nhận thức rõ vai trò của việc bồi dưỡng sinh viên phương pháp học tập theo HCTC, Khoa Sư phạm Tiếng Anh thường xuyên có những buổi tập huấn tất cả giảng viên trong Khoa về nhiệm vụ đối mới PPDH và hướng dẫn sinh viên phương pháp học tập mới, ngoài ra Khoa còn chỉ đạo bộ môn PPDH có những buổi hướng dẫn SV thực hiện đầy đủ, chính xác quy chế học tập và rèn luyện, đổi mới PPHT, xây dựng phương pháp tự kiểm tra, tự đánh giá phù hợp, hướng dẫn SV xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập cá nhân. Tuy nhiên hoạt động này chỉ được đánh giá với tỉ lệ tốt chỉ đạt 7,1%, khá đạt 64,3% và trung bình là 28,6% với X= 2,79 đứng thứ bậc 5 trong các nội dung đánh giá.
Từ kết quả khảo sát trên ta thấy quản lí hoạt động học tập của SV theo HCTC được đánh giá ở mức trung bình, X dao động từ 2,64 đến 3,36. Với việc quản lí phương pháp dạy của GV và phương pháp học của SV như vậy liệu có đáp ứng với phương thức đào tạo tín chỉ không? Câu hỏi này đòi hỏi cán bộ quản lí phải nhìn nhận và thay đổi lại phương pháp quản lí như hiện tại đế từ đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học của Khoa theo đúng với phương thức đào tạo theo HCTC. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 Tốt Khá Trung bình Yếu
Sơ đồ 2.2. Đánh giá quản lí hoạt động học tập của sinh viên
1. Giáo dục ý thức nghề nghiệp, động cơ và thái độ học tập của sinh viên 2. Bồi dưỡng các phương pháp học tập tích cực
4. Xây dựng bầu không khí học ngoại ngữ tích cực, thân thiện ở trên lớp 5. Tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học của sinh viên
Công tác quản lí hoạt động tự học là một trong những công tác quản lí quan trọng nên rất cần có sự quan tâm của các cấp quản lí. Theo điều tra, dù có nhiều ý kiến cho rằng các mục được hỏi đều đạt kết quả tốt và tương đối tốt như
xây dựng bầu không khí thân thiện ở trên lớp(tốt 100%), xây dựng quy định cụ thể về nề nếp(tốt: 75%) và bồi dưỡng các phương pháp học tập tích cực cho sinh viên (tốt: 75%); những vẫn có ý kiến cho rằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự học của sinh viên còn ở mức trung bình (25%) và cần có những cải tiến hơn nữa.
2.4.3. Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của sinh viên Khoa Sư phạm Tiếng Anh trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội