Đặc điểm tự học khi chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 29)

Với quan niê ̣m: “Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian học tập của một người học trung bình để học một môn học cụ thể, bao gồm(1), Thời

gian lên lớp; (2). Thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; (3). Thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài” và theo tác giả Đă ̣ng Xuân Hải [15, tr.67] thì tín chỉ gắn với khái niệm “giờ tín chỉ”. Đối với môn học lí thuyết , 1 tín chỉ là một giờ học trên lớp+ 2 giờ chuẩn bị ở nhà trong một tuần và kéo dài trong 1 học kì 15 tuần; Đối với môn học thực hành, ít nhất 2 giờ lên lớp + 1 giờ chuẩn bị ở nhà trong một tuần; Đối với việc tự nghiên cứu, ít nhất 3 giờ làm việc trong một tuần: Như vậy 1 giờ tín chỉ được thực hiện như sau:

Hình thức tổ chức thực hiện một giờ tín chỉ Giờ tín chỉ Lí thuyết (trên lớp) Thực hành, thí nghiệm, xemina

Tự học của sinh viên Tổng Chuẩn bị (trước

và sau khi lên lớp)

Tự nghiên cứu

Giờ lên

lớp 1 2 3

Thực tế trong triển khai đào tạo theo tín chỉ, chúng ta chưa phân biê ̣t tường minh bản chất khái niê ̣m giờ tín chỉ và đôi khi coi nó như là “tiết ho ̣c” . Giờ tín chỉ coi khối lượng kiến thức , kỹ năng SV tự học , tự tích lũy là điều bắt buô ̣c và được kiểm tra , đánh giá để xác nhâ ̣n ..Tiết ho ̣c trên lớp chỉ là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của giờ tín chỉ

Căn cứ định nghĩa tín chỉ, nội dung dạy học khi triển khai “giờ tín chỉ” gồm 3 phần + Phần bài giảng trực tiếp trên lớp;

+ Phần không giảng trực tiếp trên lớp mà giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở ngoài lớp.

+ Phần dành riêng cho tự học, chuẩn bị bài, làm bài tập, thảo luận nhóm. Xemina.... và các hoạt động khác có liên quan.

Đối với sinh viên, khó nhất của học theo tín chỉ là phải áp dụng phương pháp học tích cực, đó là phương pháp học lấy tự học và tâ ̣n du ̣ng phương tiê ̣n và các hướng dẫn cách học của GV . Ttên lớp, thông qua nhâ ̣n thức nô ̣i dung cốt lõi người ho ̣c ho ̣c cách tìm ki ếm và vận dụng kiến thứ c, từ đó ta ̣o cho mình năng lực và phẩm chất . Phương pháp học “lấy tự ho ̣c là chính” trong ho ̣c chế tín chỉ phát huy tính năng động và sáng tạo của sinh viên. Khi triển khai da ̣y ho ̣c trong học chế tín chỉ , GV không có thì giờ để “gi ảng giải” nhiều mà chủ yếu hướng dẫn cách ho ̣c vì vâ ̣y sinh viên khi ho ̣c theo tín chỉ cần lưu ý:

Học lí thuyết trên lớp: Giờ học lí thuyết không thể ghi chép những lời thầy cô giảng trên lớp một cách thụ động (vì chủ yếu là thầy hướng dẫn cách tìm kiếm và xử lí , vâ ̣n du ̣ng kiến thức ); trên lớp SV phải nghe, suy ngẫm và nắm được “linh hồn” những vấn đề mà thầy cô truyền đạt? Thầy cô đặt vấn đề như thế nào? Tại sao lại đặt vấn đề như thế? Thông số đầu vào là những thông số nào? Thông số đầu ra cần phải xác định là những thông số nào? Nguyên tắc để giải quyết vấn đề là gì? Phương pháp và con đường cụ thể để giải quyết những vấn đề đó là gì? Mà chưa cần nắm rõ những chi tiết cụ thể. Vì thế những sinh viên không đến lớp sẽ không có được bức tranh tổng quát của học phần và từng chương, mục.

Học thảo luận trên lớp: Giờ thảo luận là giờ để làm rõ những vấn đề của giờ lí thuyết áp dụng vào những bài toán cụ thể. Nếu như giờ lí thuyết chủ yếu là nghe, viết và suy ngẫm thì giờ thảo luận phải là nói nhiều và tranh luận. Ưu tiên đặt câu hỏi hơn là trả lời. Tránh đi vào những vấn đề quá sâu, phức tạp và mất nhiều thời gian. Đừng nôn nóng hiểu sâu, hãy hiểu những vấn đề cơ bản trước.

Ở nhà: Học cách tự đọc tài liệu để hiểu sâu “linh hồn” của từng chương và tiến tới cả học phần.Tự triển khai những vấn đề cụ thể của học phần như giải bài tập, thiết kế, chuẩn bị câu hỏi cho các giờ thảo luận trên lớp. Tăng cường trao đổi bài theo nhóm. Người biết khi giảng cho người chưa biết sẽ càng giỏi hơn, người chưa biết hỏi người biết sẽ hiểu được vấn đề.

Cuối cùng mấu chốt là kĩ năng tự học; bản thân mỗi cá nhân đều tiềm ẩn một khả năng tự học, khả năng đó được tăng cường hay không là nhờ vào cách dạy của GV và ý thức học tập của họ. Lối học nhồi nhét sẽ làm người học thui chột khả năng tự học; trái lại, lối học tự tìm tòi, nghiên cứu, chú trọng sự phát triển óc tư duy, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống...sẽ tăng cường khả năng tự học. Như vậy, cách học có tác dụng rõ ràng đến việc phát triển năng lực tự học. Với lối dạy - tự học, mức độ, đặc điểm hành động của người học quyết định đến hiệu quả học tập. Hiệu quả của các hành động học tập tự học cao hay thấp tùy thuộc vào kĩ năng thực hiện các hành động đó. Vì vậy việc hình thành kĩ năng trong học tập có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy - tự học có thể đưa râ mẫu kế hoạch tự học theo hệ thống tín chỉ. Học tập trong ho ̣c chế tín chỉ cần xác đi ̣nh cho bản thân mô ̣t kế hoa ̣ch ho ̣c tâ ̣p phù hợp ; dưới đây là mô ̣t gợi ý:

Mẫu kế hoạch hoạt động học tập

Nội dung Mục tiêu Nhiệm vụ/ Bài tập Cách thức thực hiện Kết quả cần đa ̣t 1.

2. 3.

1.2.5. Vai trò của giáo viên khi dạy học trong đào tạo theo tín chỉ nói chung và hướng dẫn tự học nói riêng

Trong quá trình hình thành và nâng cao năng lực tự học cho sinh viên, vai trò của người thầy là rất quan trọng. Mỗi giảng viên phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc tạo điều kiện, môi trường cho SV phát huy tiềm năng ho ̣c tâ ̣p của mình:

- Giáo dục cho sinh viên xác định động cơ học tập một cách đúng đắn để có thể “tự chủ, tự chi ̣u trách nhiê ̣m” với viê ̣c ho ̣c của mình;

- Hình thành cho sinh viên phương pháp tự học là khâu cốt lõi để tạo nền tảng cho năng lực tự học. Muốn vậy, giảng viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học, xem tự học như là một tiêu chí hàng đầu trong quá trình đào tạo và phải được kiểm tra đ ánh giá kết quả tự học thường xuyên không chỉ để xác nhận kết quả học tập mà còn để hỗ trợ việc học.

- Tăng cường các hình thức dạy học nhóm, trao đổi thảo luận, tạo điều kiê ̣n cho SV tranh luâ ̣n , phản biện ... Muốn đạt được điều này buộc sinh viên phải nghiên cứu tài liệu, phân tích, mổ xẻ các vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau để có thể tham gia đóng góp hoặc tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình; - Tự học được thực hiện cả trên lớp và ngoài giờ lên lớp có hoặc không có sự hướng dẫn của giảng viên. Quá trình tự học được tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau, đặc biệt là các phương tiện công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho quá trình tự học và tạo nên chất lượng tự học cao. GV nên ta ̣o lâ ̣p cho SV mô ̣t số công cu ̣ ho ̣c tâ ̣p như phiếu ho ̣c tâ ̣p; bài tập lập sơ đồ tư duy trong tiếp nhâ ̣n nội dung học….

- Rèn luyện cho sinh viên thói quen viết nhật kí học tập, qua đó, sinh viên có thể nói lên những suy nghĩ về những điều mình đã đọc, vận dụng những điều đã học vào thực tế dạy học và cuộc sống như thế nào, giới thiệu cho bạn bè những tài liệu tham khảo mình thấy tâm đắc nhất hoặc những điều thu thập được qua các cuộc trao đổi, thảo luận.

1.2.6. Đặc điểm tự học của sinh viên sư phạm ngoại ngữ

1.2.6.1. Đặc điểm của sinh viên Đại học nói chung và sinh viên trường ngoại ngữ nói riêng.

Cần lưu ý một số đặc điểm của người học trong bậc học này là student (Study...ent người học học chủ yếu thông qua study), trong đó cần chú ý thích đáng một số đặc điểm sau;

- SV là những người trưởng thành : Trưởng thành về thể chất, trưởng thành về nhận thức, trưởng thành về tâm lí... tóm lại họ là người lớn như chúng ta! Do đó họ phải được ứng xử với tư cách là người lớn trong mọi hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- SV là những người đã có định hướng nghề nghiệp, việc họ vào học một trường nào đó, một ngành nào đó gắn với nhu cầu và lợi ích của họ. Vấn đề là dạy học làm sao kích thích được nguyện vọng nghề nghiệp của họ.

- SV hoàn toàn có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tuy nhiên khả năng đó nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có cách dạy của GV.

Với sinh viên các trường ĐH ngoại ngữ, ngoài các đặc điểm trên cần lư ý thêm đối với họ ngoại ngữ là “phương tiê ̣n hành nghề” và cách học ngoại ngữ cũng có đặc điểm riêng so với học các Khoa học khác.

1.2.6.2. Đặc điểm dạy và học Ngoại ngữ

Không giống như những môn học khác học bằng tiếng mẹ đẻ với môn học ngoại ngữ, tri thức không chỉ là kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá của thứ tiếng đó mà còn phải được hiểu là các kĩ năng ngôn ngữ người học phải đạt được để sử dụng như một công cụ giao tiếp. Vậy khi học ngoại ngữ, người ta thường đề cập đến bốn kĩ năng là: Nghe - Nói - Đọc - Viết cùng với kiến thức về ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp và kiến thức về văn hoá, lịch sử của đất nước có thứ tiếng đó.Với sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viên Khoa sư phạm tiếng Anh nói riêng thì hoạt động tự học để nắm được những kiến thức về ngoại ngữ và sử dụng được ngoại ngữ như một phương tiện để học và làm việc là một hoạt động rất quan trọng bởi đây là chìa khóa giúp họ có thể mở cửa bước vào thế giới của ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ. Không thể trở thành một người học ngoại ngữ giỏi nếu không thực hành hoạt động tự học, tự nghiên cứu một cách thường xuyên, liên tục các kĩ năng để phát triển ngôn ngữ mà mình đang học.. Việc học ngoại ngữ lại càng cần phải thực hành bởi đối tượng cần chinh phục ở đây chính là một ngôn ngữ nên việc luyện tập, trau dồi các kĩ năng là rất cần thiết.

1.2.6.3. Đặc điểm tự học trong học ngoại ngữ

Khác với các môn học khác học bằng tiếng mẹ đẻ ngoại ngữ là môn học có thể tự học đạt kết quả cao nhất mà có người có khả năng tự học và thông thạo được rất nhiều ngoại ngữ, có thề bằng nhiều cách, nhưng việc đầu tiên để tự học

ngoại ngữ sinh viên phải biết cách khai thác thông tin qua internet, bắt kịp với mọi công nghệ hiện đại phải có tính tự tin, chủ động trong giao tiếp... Ngoài ra kết hợp với sự hướng dẫn của giảng viên về kĩ năng nghe, nói , đọc viết. Chẳng hạn cách tự học kĩ năng đọc, cách suy luận từ mới trong khi đọc bài đọc, như chúng ta đã biết mục đích cuối cùng của kĩ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. Vị lãnh tụ nổi tiếng của giai cấp vô sản V. I. Lênin đã từng có câu nói nổi tiếng: “Đọc cũng là một nghệ thuật”. Chữ “nghệ thuật” ở đây có thể hiểu là kĩ năng đọc và sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Các thao tác tư duy đó là:Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí...).Biết tự định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách Khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang... và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường sống (trong các cơ sở dữ liệu, trên Internet) Quy trình học theo vòng tròn (Spiral learning) mà theo Piaget, lí thuyết có ảnh hưởng lớn nhất đến các đường hướng dạy-học tiếng Không những thủ thuật học này cung cấp cho người học một chu trình khép kín tái tạo kiến thức mà còn giúp họ có thể tự mình đào sâu và nâng cao kiến thức,thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp). Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh khi đọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,v...v.

Ngôn ngũ nói chung , ngoại ngữ nói riêng là phải “học thường xuyên , suốt dời”. Với thời lượng học ở nhà trường là hạn hữu , đòi hỏi sinh viên phải tự học rất nhiều để sử dụng ngoại ngữ được học như một công cụ giao tiếp và để đọc được các tài liệu tham khảo chuyên môn bằng tiếng nước ngoài. Ngoài giờ

học trên lớp, sinh viên có thể tự học ngoại ngữ ở nhiều nơi khác như giảng đường, phòng tự học, thư viện, phòng ở tại khu kí túc xá (đối với sinh viên nội trú) hoặc ở nhà hay nhà trọ (đối với sinh viên ngoại trú) hay tham gia đội hướng dẫn viên du lich tình nguyện cho khách nước ngoài .

Tự học ngoại ngữ như một phương pháp học còn là bao gồm công việc học tập do cá nhân và có khi do tập thể sinh viên tiến hành như: làm đề cương, đọc sách, lên thư viện, ghi nhớ bài, làm bài tập, chuẩn bị tham gia xeemina, làm thí nghiệm, xây dựng hồ sơ học tập, chuẩn bị tham gia các hoạt động thực tế thực tập, tham gia hướng dẫn viên tình nguyện cho các du khách nước ngoài, biên, phiên dịch đối với sinh viên ngoại ngữ…

Hình thức tự học ngoại ngữ rất đa dạng và vai trò của giáo viên rất quan trọng, hình thức này diễn ra trong giờ lên lớp nó diễn ra dưới sự chỉ đạo, điều khiển, hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, người học là chủ thể nhận thức tích cực. Họ phải huy động mọi phẩm chất tâm lý cá nhân tiến hành những hoạt động học tập để lĩnh hội, khám phá tri thức theo sự hướng dẫn của giáo viên. Do vậy, để việc tự học bgoại ngữ của sinh viên có hiệu quả sinh viên cần được hỗ trợ:

+ Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và các bài tập luyện các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết. Sinh viên tự nghiên cứu, luyện tập, tự giải quyết các bài tập luyện các kĩ năng.

+ Giảng viên tổ chức tạo môi trường cho sinh viên tự thể hiện mình trong các buổi tranh luận, trình bầy, đóng vai, trao đổi sinh viên - sinh viên; sinh viên - giảng viên, sinh hoạt trong nhóm, theo cặp, sử dụng ngoại ngữ đang học với bốn kĩ năng nghe - nói - đọc - viết để giao tiếp. Giảng viên là người chỉ đạo và dẫn chương trình.

+ Giảng viên là trọng tài, cố vấn kết luận về các cuộc tranh luận, uốn nắn, sửa sai cho sinh viên về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cũng như chữa các bài luyện tập về các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết.

+ Giảng viên hướng dấn, trao đổi và truyền đạt lại cách thức, thủ thuật tìm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 29)