Trước khi chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ, nhà trường và Khoa Sư phạm Tiếng Anh đã có nhiều đợt tập huấn cho cán bộ, giảng viên. Nhiều giảng viên cho rằng họ đã sẵn sàng cho việc dạy học theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động thực tế thì nhiều giảng viên gặp lúng túng và không ít khó khăn trong việc xây dựng đề cương, thực hiện đề cương, tổ chức các hoạt động dạy học cũng như viêc kiểm tra đánh giá giữa kì và cuối kì cho sinh viên đặc biệt là năng lực hướng dẫn tự học cho sinh viên.
Để khảo sát thực trạng tổ chức và quản lí hoạt động dạy tự học cho sinh sinh trong Khoa, tác giả đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi và phỏng vấn các đối tượng là Ban chủ nhiệm, giảng viên, sinh viên của Khoa Sư phạm Tiếng Anh và các cán bộ quản lí trường ĐHNN – ĐHQGHN.
Bảng 2.8. Khảo sát thực trạng tổ chức và quản lí hoạt động dạy tự học cho sinh sinh Phƣơng pháp điều tra Ban chủ nhiệm Cán bộ Đoàn Giảng viên Cán bộ
quản lí Sinh viên
Phiếu hỏi 3 5 30 22 160
2.3.3.1. Thực trạng hoạt động xây dựng đề cương môn học
Trong da ̣y ho ̣c theo tín chỉ , đề cương môn học là công cụ học tập nói chung và tự học nói riêng của mỗi sinh viên . Thực tế việc xây dựng đề cương là nhiệm vụ chung của tổ bộ môn, các thành viên trong tổ bộ môn có trách nhiệm cùng nhau xây dựng góp ý và thực hiện theo đề cương. Sau khi trưng cầu ý kiến, giảng viên dạy tại Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội, kết quả thực trạng hoạt động xây dựng đề cương môn học được thể hiện qua bảng số liệu sau đây.
Bảng 2.9. Mức độ thực hiện xây dựng đề cương môn học
Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) X ND1 90.6 9.4 0 0 3.91 ND2 84.4 15.6 0 0 3.84 ND3 65.6 28.1 6.3 0 3.59 ND4 28.1 53.1 18.8 0 3.09 ND5 28.1 50.0 21.9 0 3.06 ND6 37.5 50.0 12.5 0 3.25 ND7 31.3 28.1 15.6 25.0 2.66
Ghi chú: Các nội dung đánh giá: (N=90)
ND1: Mức độ tổ bộ môn và giảng viên tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng đề cương môn học
ND2: Đề cương thể hiện rõ mục tiêu của môn học ND3: Đề cương thể hiện rõ nội dung của môn học
ND4: Đề cương thể hiện rõ các yêu cầu và cách sử dụng học liệu.
ND5: Đề cương thể hiện sự cân đối giữa phần học trên lớp và phần tự học.
ND6: Đề cương môn học thể hiện rõ các quy định cụ thể về hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả của môn học
Bảng 2.9 cho thấy: Mức độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tổ bộ môn và giảng viên trong việc xây dựng đề cương môn học được đánh giá ở thứ bậc 1 với tỉ lệ 90.6% tốt, khá 9.4%, không có trung bình và yếu. Điều này cho thấy việc trao đổi ý kiến, tinh thần trách nhiệm của giảng viên và tổ bộ môn trong việc chung sức thống nhất xây dựng đề cương môn học là rất cao. Đây cũng là thành công bước đầu khi thực hiện hoạt động dạy học theo tín chỉ. Việc xây dựng đề cương môn học là một khâu rất quan trọng và khó khăn vì trong đào tạo theo niên chế không có khâu này, khung chương trình đã do Khoa và nhà trường xây dựng, giảng viên chỉ việc thực hiện theo.
Đứng thứ bậc 2 và 3 trong các nội dung đánh giá là mục tiêu và nội dung được trình bày trong đề cương môn học, được đánh giá tốt là 84.4% và 65.6%; Mức khá của hai nội dung này lần lượt là 15.6% và 28.1%. Các tín chỉ còn lại đều được cho là khá với chỉ số gần tương đương như nhau.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng nội dung 4 được đánh giá thấp nhất, đứng thứ 7 trong các nội dung đánh giá. Với 25.0% ý kiến đánh giá yếu, 15,6% ý kiến đánh giá trung bình. Đây cũng là nội dung duy nhất có chỉ số yếu. Như vậy, Khoa nên xem xét và điều chỉnh nội dung này vì nó tác động trực tiếp tới việc hướng dẫn sinh viên tự học. Đây là nội dung rất quan trọng, nổi bật trong đào tạo theo học chế tín chỉ và cũng là kĩ năng còn yếu kém ở hầu hết giảng viên, nó phản ánh tình trạng lạc hậu, chưa nhận thức được vai trò của phương thức đào tạo mới.
2.3.3.2. Thực trạng thực hiện dạy học theo đề cương môn học
Đề cương môn học đóng vai trò rất quan trọng trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Ngoài việc chú trọng tới việc xây dựng đề cương, việc thực hiện dạy học theo đề cương cũng có vai trò hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp tới hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ. Khảo sát thực trạng thực hiện dạy học theo đề cương, chúng tôi thu được kết quả, biểu hiện trong bảng 2.4
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện dạy học theo đề cương môn học Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu X GV SV GV SV GV SV GV SV GV SV ND1 35.0 22.5 38.3 17.5 20.0 49.2 6.7 10.8 2.95 2.52 ND2 68.3 49.2 21.7 25.8 10.0 15.8 0.0 9.2 3.58 3.15 ND3 48.3 19.2 23.3 31.7 6.7 25.8 21.7 23.3 2.77 2.47 ND4 68.3 29.2 21.7 55.8 10.0 12.5 0.0 2.5 3.58 3.12 ND5 18.3 22.5 60.0 46.7 21.7 24.2 0.0 6.6 2.97 2.85 ND6 66.7 35.8 33.3 47.5 0.0 15.0 0.0 1.7 3.67 3.16 Ghi chú: Các nội dung đánh giá
ND1: Đề cương chương trình môn học (ĐCCTMH) được giới thiệu và phát cho sinh viên trước khi môn học bắt đầu.
ND2: GV triển khai nôi dung DH bám sát đề cương
ND3: GV thường xuyên đánh giá và nhận xét quá trình học tập của SV theo ND đề cương.
ND4: Áp dụng đề cương môn học trong việc dạy học, KT - ĐG ND5: Hướng dẫn SV tự học theo số tiết cụ thể trong ĐCMH
ND6: Thực hiện đúng lịch trình giảng dạy và đúng đề cương môn học. Kết quả từ bảng 2.4 cho thấy có sự chênh lệch nhưng không đáng kể giữa hai luồng đánh giá. Kết quả cho thấy giảng viên đã hài lòng với việc thực hiện HĐDH của mình theo đề cương. Tuy nhiên, từ sự đánh giá của sinh viên với tư cách là khách thể của việc thực hiện đề cương lại chưa thực sự hài lòng với việc dạy học thông qua ĐCMH của giảng viên.
Cụ thể: GV đánh giá việc thực hiện đề cương môn học là khá tốt với X (trị tuyệt đối) dao động thấp nhất là 2.77 và cao nhất là 3.67 trong khi đó SV đánh giá mức độ thực hiện đề cương môn học của GV chưa được tốt với X thấp nhất là 2.47 và cao nhất là 3.16.
ND3: Giảng viên thường xuyên đánh giá và nhận xét quá trình học tập của sinh viên theo nội dung đề cương được đánh giá thấp nhất là: X của SV là 2.47 và của GV là 2.77. Khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo HCTC, việc đánh giá và nhận xét quá trình học tập của SV theo đề cương là hết sức quan trọng, nó giúp SV thay đổi cách học từ đó thúc đẩy việc học tập của SV được tốt hơn.
ND4: Đề cương chi tiết được giới thiệu và phát cho sinh viên trước khi môn học bắt đầu, đây là việc làm bắt buộc đối với giảng viên trong đào tạo theo HCTC bởi các lý do sau.
Đối với giảng viên: Đề cương môn học thể hiện sức mạnh của tập thể sự thống nhất cao của tất cả GV trong cùng tổ bộ môn và cũng là những quy định nghiêm ngặt đối với họ khi thực hiện vai trò người thầy trong quá trình dạy học. Người giảng viên cần thực hiện nghiêm túc những điều đã cam kết với nhà trường, Khoa và với sinh viên thông qua bản đề cương môn học và còn có nhiệm vụ giúp SV thực hiện tốt những quy định trong đó.
Đối với sinh viên: Để chủ động lên kế hoạch học tập cho bản thân , sinh viên cần phải nghiên cứu thật kĩ đề cương môn học trước khi mỗi môn học bắt đầu.
Trong từng môn học SV bám sát các mục tiêu của từng bài học để có sự chuẩn bị bài, nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Có kế hoạch ôn tập và hoàn thành các bài tập bài kiểm tra theo đúng tiến độ đã quy định trong đề cương Việc giới thiệu và phát ĐCCTMH là rất quan trọng nhưng đối với Khoa Sư phạm Tiếng Anh thì việc làm đó chưa được tốt, điều đó được thể hiện qua sự đánh giá của GV và SV, nội dung này chỉ được đánh giá ở mức trung bình với X của GV là 2.95 và X của SV là 2.52.
Qua kết quả khảo sát thu được ở bảng trên, Ban chủ nhiệm Khoa cần quán triệt tinh thần đến từng giảng viên trong Khoa về tính bắt buộc của việc giới thiệu và phát ĐCCTMH tới từng SV để không còn tồn tại thực trạng trên.
Với nội dung này, GV cần thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể cho SV để họ có thể tự chiếm lĩnh được các nội dung môn học, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học trong một khoảng thời gian định trước. Để giúp SV thực hiện được nhiệm vụ tự học của mình, giảng viên cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lí thông tin trong tài liệu với những hướng dẫn chi tiết, cụ thể,khoa học. Bên cạnh đó , GV cần tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ SV xây dựng kế hoạch tự họckhoa học, hợp lí, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để đạt tới mục đích một cách hiệu quả nhất.
Qua kết quả thu được, ta thấy việc hướng dẫn SV tự học theo đề cương môn học của GV Khoa Sư phạm tiếng Anh chỉ đạt ở mức trung bình với tỉ lệ tốt là: 18,3 % và 22,5% khá là 60% và 46,7%, trung bình là 21,7% và 24,2%, yếu SV đánh giá là 6,6% với X là 2,97% và 2,85.
Từ kết quả điều tra trên ta thấy: thực trạng việc thực hiện HĐDH theo đề cương môn học như một công cu ̣ hướng dẫn ho ̣c tâ ̣p cho SV của Khoa Sư phạm Tiếng Anh chưa thực sự tốt. Ban chủ nhiệm Khoa cần phải có những đợt kiểm tra việc thực hiện đề cương của toàn thể GV trong Khoa nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, đề cương môn ho ̣c phải là công cụ hướng dẫn việc học.
2.3.3.3. Thực trạng triển khai hoạt động giảng dạy của giảng viên
Đối với phương thức đào tạo theo HCTC như hiện nay, vấn đề thường được GV quan tâm khi dạy theo HCTC là thời gian lên lớp. Nhiều thầy cô không khỏi lo lắng khi thấy môn học của mình đang dạy nhiều tiết trước kia, bây giờ chỉ được phép truyền đạt cho SV trong vài chục giờ (2/3 số thời gian so với trước đây). Số giờ dành cho thầy dạy lí thuyết và thảo luận khi đào tạo theo tín chỉ đã giảm nhiều so với khi đào tạo theo học phần niên chế. Liệu chất lượng đào tạo theo HCTC khi ra trường có giảm hơn so với trước đây không? Lí thuyết về đào tạo theo tín chỉ cũng như thực tế việc đào tạo theo tín chỉ thành công ở một số trường cho phép khẳng định đào tạo theo HCTC không làm giảm mà có thể còn nâng cao chất lượng của SV. Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao thời gian lên lớp của Thầy giảm đi khá nhiều (1/3 so với đào tạo theo niên chế) mà đào tạo
theo tín chỉ vẫn có thể tăng chất lượng đào tạo? Vấn đề mấu chốt ở đây là làm sao giúp SV đáp ứng được mục tiêu học tập của hình thức đào tạo mới. Nói cách khác, vấn đề đổi mới PPDH là vấn đề phải quan tâm đặc biệt trong đào tạo theo HCTC. Trong quá trình học ở Đại học, phương thức "biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo" càng đòi hỏi và thể hiện rõ rệt hơn trong học chế tín chỉ khi thời gian lên lớp của giảng viên bị giảm đi.
Khi dạy học theo HCTC, để đáp ứng được yêu cầu đối với người học, đòi hỏi người học phải phát huy cao độ tính tự giác tích cực, đòi hỏi thời gian tự học phải tăng lên gấp bội so với trước đây. Phương pháp diễn giảng, thuyết trình được hạn chế sử dụng thay vào đó nhiều giảng viên đã nghiên cứu áp dụng các PPDH nhằm tích cực hoá người học như khuyến khích tư duy sáng tạo, động viên khích lệ, đặt câu hỏi thảo luận…Các phương pháp này giúp SV cảm thấy hứng thú hơn trong học tập, tự giác và chủ động lĩnh hội kiến thức. Vì thế kiến thức khi thu được mang tính vững chắc và đó là kiến thức thực sự của SV. Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên Khoa sư phạm Tiếng Anh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.11. Mức độ hoạt động dạy học của giảng viên
Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu X GV SV GV SV GV SV GV SV GV SV ND1 76.7 75.0 23.3 25.0 0.0 0.0 0.0 0.0 3.8 3.8 ND2 63.3 62.5 30.0 23.3 6.67 14.2 0.0 0.0 3.6 3.5 ND3 70.0 73.3 30.0 26.7 0.0 0 0.0 0.0 3.7 3.7 ND4 46.6 45.0 29.3 31.7 24.1 23.3 0.0 0.0 3.1 3.2 ND5 51.7 46.7 28.3 22.5 20.0 30.8 0.0 0.0 3.3 3.2 ND6 61.7 54.2 26.7 24.2 11.7 18.3 0.0 3.3 3.5 3.3 ND7 38.3 47.5 31.7 29.2 20.0 18.3 10.0 5.0 3.0 3.2 ND8 65.0 60.8 30.0 37.5 5.0 1.7 0.0 0.0 3.6 3.6 ND9 35.0 30.0 30.0 40.0 20.0 24.2 15.0 5.8 2.9 2.9 ND10 35.0 34.2 28.3 30.8 25.0 11.7 11.7 23.3 2.9 2.8 ND11 21.7 22.5 35.0 38.3 31.7 30.0 11.7 9.2 2.7 2.7 ND12 21.7 24.2 28.3 29.2 30.0 27.5 20.0 19.2 2.5 2.6 ND13 11.7 19.2 30.0 32.5 28.3 19.2 30.0 29.2 2.2 2.4
Ghi chú: Các nội dung đánh giá
ND1: GV và SV được thông báo kế hoạch giảng dạy cả năm học. ND2: Thời khoá biểu được sắp xếp hợp líkhoa học
ND3: GV được nhận danh sách SV (đã đăng kí học trên hệ thống phần mềm TC) để điểm danh.
ND4: GV thực hiện đúng và đủ giờ lên lớp như phân công ND5: Mức độ truyền tải nội dung chính của bài học
ND6: GV khuyến khích SV chủ động sáng tạo và tích cực trong học tập
ND7: GV động viên, khích lệ đặt câu hỏi thảo luận, nêu vấn đề hiểu sâu nội dung bài học
ND8: GV khuyến khích và tạo cơ hội cho SV được tự thể hiện ý kiến cá nhân ND9: Liên hệ nội dung dạy học với thực tiễn nghề nghiệp tương lai
ND10: GV sử dụng hiệu quả phòng học đa năng (phòng học tiếng) ND11: Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại
ND12: Cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng nguồn tài liệu
ND13: GV giúp đỡ SV xây dựng PPHT phù hợp với đào tạo theo HCTC
Từ kết quả ở bảng 2.5 ta thấy: Sự đánh giá về hoạt động giảng dạy của GV và sự đánh giá của SV về hoạt động này là tương đồng và không thể hiện sự chênh lệch lớn. Đối chiếu với số liệu trong bảng ta thấy:
- X của GV dao động thấp nhất là 2.2 và cao nhất là 3.8 - X của SV dao động thấp nhất là 2.4 và cao nhất là 3.8 Khảo sát về HĐDH với các tiêu chí cụ thể sau:
Nội dung được đánh giá cao nhất là ND1: GV và SV được thông báo kế hoạch giảng dạy cả năm học với tỉ lệ tốt 76,7% và 75%, khá 23,3% và 25% không có tỉ lệ trung bình và yếu. Tỉ lệ này được đánh giá đúng với thực trạng hiện nay của Khoa. Thông báo kế hoạch giảng dạy đến toàn thể GV và SV công việc hết sức quan trọng, nó giúp cho GV và SV biết được kế hoạch dạy trong cả một năm để từ đó có kế hoạch tham gia nghiên cứukhoa học và công việc khác