2.1.1.Đặc điểm tình hình và nhiệm vụ chung của cả nước

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 25 - 28)

NĂM 1945 ĐẾN HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954)

2.1.1.Đặc điểm tình hình và nhiệm vụ chung của cả nước

Việt Nam đã giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuyên ngôn nêu rõ:

"Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

..." Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy" [26, tr.555 -557].

Sự nghiệp giữ vững quyền tự do, độc lập, xây dựng chế độ mới của nhân dân Việt Nam đã diễn ra trong hoàn cảnh đất nước có những biến đổi to lớn; có thuận lợi nhưng cũng đây rẫy những khó khăn. Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá quyết liệt:

- Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, các đội quân Đồng Minh đã ào ạt kéo vào Việt Nam.

+ Ở miền Bắc, khoảng 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch, gồm 4 quân đoàn do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy, lũ lượt kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16. Quân của Tưởng Giới Thạch vào Việt Nam còn nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan mặt trận Việt Minh giúp bọn phản cách mạng Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, lập một chính phủ phản động làm

26

tay sai cho chúng. Khi tiến quân vào Việt Nam, quân đội Tưởng đã kéo theo số người Việt phản động sống lưu vong ở Trung Quốc gồm lực lượng Việt Quốc do Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam cầm đầu và Việt Cách do Nguyễn Hải Thần nắm giữ, về nước chống phá cách mạng.

Dựa vào quân đội Tưởng, bọn Việt Quốc và Việt Cách đã chiếm giữ một số nơi ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái. Chúng quấy nhiễu, cướp phá, giết người, rải truyền đơn, ra báo nhằm vu cáo, nói xấu Việt Minh, chống chính quyền cách mạng và đòi gạt các bộ trưởng là đảng viên cộng sản ra khỏi chính phủ. Lực lượng của Tưởng và bọn tay sai phản động là kẻ thù nguy hiểm đang đe dọa hàng ngày, hàng giờ đối với chính quyền cách mạng.

+ Ở miền Nam, tình hình còn nghiêm trọng hơn. Ngoài việc lấy danh nghĩa quân Đồng Minh vào giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, quân đội Anh còn đồng lõa và giúp cho thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứ 2. Từ ngày 2-9-1945, giữa lúc nhân dân Sài Gòn mít-tinh mừng ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một số tên thực dân phản động người Pháp đã núp trong các khu nhà, xả súng bắn ra làm 47 người chết và nhiều người bị thương. Ngày 23-9-1945, quân đội Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

- Ngoài lực lượng của quân Tưởng, Anh, Pháp, trên đất nước ta lúc đó có khoảng 6 vạn quân Nhật. Trong lúc chờ giải giáp, một bộ phận của đội quân Nhật đã được quân Anh sử dụng, đánh vào lực lượng vũ trang của ta, dọn đường cho quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn và nhiều vùng ở miền Nam.

Dựa vào thế lực của quân đội nước ngoài, các lực lượng phản cách mạng trong cả nước đã lần lượt ngóc đầu dậy chống phá chính quyền cách mạng.

Chưa lúc nào trên đất nước Việt Nam lại có nhiều kẻ thù như vậy!

Trong lúc đó, lực lượng mọi mặt của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa kịp củng cố và phát triển. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được một nước nào trên thế giới công nhận.

Khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất và cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền cách mạng đang còn phải tiếp tục củng cố và mở rộng.

27

Lực lượng vũ trang cách mạng còn non trẻ, trang bị kém, thiếu thốn đủ mọi bề, kinh nghiệm chiến đấu còn quá ít.

Giữa lúc khó khăn chồng chất như vậy, tiềm lực mọi mặt của nhà nước cách mạng lại chưa được củng cố. Nền kinh tế của đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu, nay càng kiệt quệ do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật suốt mấy mươi năm thống trị. Trong thực tế, không chỉ sản xuất công nghiệp bị đình đốn, nông nghiệp cũng tiêu điều vì hơn 50% ruộng đất ở Bắc Bộ bị bỏ hoang do lũ lụt và hạn hán gây nên. Tình hình đó làm cho thương nghiệp ngừng trệ, bế tắc; hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt. Tài chính cạn kiệt, kho bạc hầu như trống rỗng, Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay của tư bản Pháp. Thêm vào đó, quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền "quan kim" và "quốc tệ" đã mất giá trị, càng làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn.

về xã hội, nạn đói đầu năm 1945 cướp đi sinh mệnh của hơn 2 triệu đồng bào vừa mới chấm dứt thì nguy cơ một nạn đói mới đang đe dọa nhân dân ta.

Các di sản văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề: hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút... còn rất phổ biến.

Tất cả tình hình trên đã đặt nước Việt Nam đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"! [22, tr.12]. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, nước ta cũng có những thuận lợi rất cơ bản như có chính quyền mới; được sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch với nhiều kinh nghiệm và sự vững vàng trong cuộc thử thách; nhân dân lao động đã giành được quyền làm chủ và bước đầu được hưởng những quyền lợi do chính quyên cách mạng đem lại nên vô cùng phân khởi và gân bó với chê độ mới. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang hình thành. Phong trào đấu tranh vì hoa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản. Đó đều là những nhân tố quan trọng, có tác dụng cổ vũ, động viên nhân dân ta rất nhiều trong cuộc đấu tranh nhăm thực hiện nhiệm vụ trước mát là "củng cô chính quyên, chông thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân" - như bản chỉ thị "Kháng chiến - Kiến quốc" (25-11-1945) đã đề ra [22, tr.12].

28

Phân tích cụ thể tình hình thế giới và trong nước, đánh giá thái độ, âm mưu của các thế lực đế quốc đối với cách mạng Đông Dương, bản chỉ thị xác định: "Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước chưa được hoàn toàn độc lập. Khẩu hiệu vẫn là: "Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết". Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng" [22,tr.l2].

Chỉ thị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách, song rất cơ bản của cách mạng nước ta lúc này là:

- Thứ nhất, củng cố chính quyền cách mạng. - Thứ hai, chống thực dân Pháp xâm lược. - Thứ ba, bài trừ nội phản.

- Thứ tư, cải thiện đời sống nhân dân.

Bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng là nhiệm vụ bao trùm, khó khăn và nặng nề nhất vì trong điều kiện nước ta lúc bấy giờ việc giành chính quyền dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu" [22, tr.12].

Muốn hoàn thành nhiệm vụ đó, Đảng phải tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, hòa họp dân tộc, xây dựng và củng cố đất nước về mọi mặt:

Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và ngoại giao; chống giặc ngoại xâm gắn liền với chống giặc đói và giặc dốt.

Các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ được khái quát thành khẩu hiệu chiến lược: "Kháng chiến và kiến quốc" [22, tr.12]. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ cách mạng đặt ra cho các địa phương cũng rất cụ thể.

2.1.2.Tình hình và nhiệm vụ của Mỹ Tho - Gò Công sau Cách mạng tháng Tám

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 25 - 28)