3.2.3.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang giai đoạn từ 1969- 1973

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 83 - 86)

NGÀY TIỀN GIANG GIẢI PHÓNG 30/4/1975)

3.2.3.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang giai đoạn từ 1969- 1973

quốc Mỹ phải chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", mục tiêu của chiến lược này là rút dần quân Mỹ ra khỏi miền Nam nhưng vẫn giữ chính quyền tay sai thân Mỹ. Do đó, đế quốc Mỹ tăng cường mọi tiềm lực cho Việt Nam cộng hòa, tận dụng lực lượng Mỹ và chư hầu còn lại ở miền Nam dùng không quân đánh phá tất cả các tuyến hành lang chiến lược hòng cắt đứt mọi nguồn chi viện của ta. Chúng ra sức phát triền, hiện đại hóa ngụy quân, tăng cường càn quét đánh phá hạ tầng cơ sở của ta, triển khai chương trình "Bình định nông thôn" với quy mô lớn trên toàn miền Nam nhằm đẩy lực lượng chủ lực của ta ra xa thành phố, xa các căn cứ quân sự của Mỹ, ngụy và tiêu diệt cơ sở hạ tầng của cách mạng.

Đầu năm 1969, ở tỉnh Mỹ Tho, Gò Công và thành phố Mỹ Tho, ngụy tập trung lực lượng phản kích nhằm đẩy lực lượng chủ lực của ta ra khỏi các vùng ven thành phố, thị xã, thị trấn, ven các tuyến giao thống huyết mạch; càn quét đánh chiếm đến đâu, địch triển khai ngay kế hoạch "bình định" nông thôn đến đó. Chúng tiến hành gom dân, cào nhà của nhân dân, tăng cường đôn quân, bắt lính, quân sự hóa học đường, đưa chương trình huấn luyện quân sự vào chương trình chính khóa từ lớp đệ tam trở lên trong các trường trung học trên địa bàn toàn tỉnh, tăng cường bắt học sinh đi lính.

Từ năm 1969, phong trào thanh niên - học sinh ở Tiền Giang phát triển với chất lượng mới. Thành đoàn Mỹ Tho đã gài được nòng cốt vào nắm Ban Đại diện Học sinh ở các trường

84

lớn trong thị xã. Đặc biệt, trường trung học Nguyễn Đình Chiểu đã thành lập được 1 Chi bộ Đảng, 1 Chi đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh [49, tr.97].

Ngày 11-11-1969, khi đi công tác đến xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, gặp địch bất ngờ đổ quân càn quét, nhà giáo Phạm Văn út cùng với hai đồng chí khác xuống hầm bí mật. Bọn chúng tung lực lượng tiến hành lùng sục tìm hầm và bắt được ông. Dù bị nhục hình tra tấn, nhưng ông vẫn kiên quyết trung thành với lý tưởng cao cả của mình. Bất lực trước ý chí gang thép của một nhà giáo cách mạng, bọn chúng đã hèn hạ bắn chết ông [7, tr.968].

Từ đâu năm 1970, các cuộc đâu tranh của học sinh trường trung học Nguyễn Đình Chiểu trở nên rất phong phú, kết hợp các hình thức bí mật, công khai, hợp pháp. Học sinh của trường đã kéo ra cổng từ chối không nhận quân phục ngụy, kiên quyêt không học các tiêt quân sự chính khóa, chông quân sự hóa học đường, bất chấp sự đe dọa của Hiệu trưởng Lâm Văn Bé và giám thị Khanh. Tập thơ "Nổi vòng tay lớn” gồm 2 tập, có nội dung tiến bộ, khơi gợi tinh thần yêu nước cho thanh niên - học sinh, được phát hành rộng rãi tại trường Nguyễn Đình Chiểu và các trường khác trong thị xã và các huyện với sự đón nhận nồng nhiệt của học sinh [50, tr.98].

Tổng đoàn Học sinh ở Mỹ Tho cũng được thành lập, có sự tham gia của học sinh các trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, Trường tư thục Hùng Vương, Trường Lê Ngọc Hân... Tập san "Niềm Tin" - tiếng nói của Tổng đoàn Học sinh Mỹ Tho được phát hành trong các trường ở Mỹ Tho. Ngoài ra, học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu còn vận động một số sĩ quan, binh lính của Sư đoàn 7 ngụy hỗ trợ phương tiện, tổ chức liên hoan văn nghệ nhân dịp xuân 1970 với nội dung ca ngợi hòa bình, phản đối chiến tranh, đề cao tinh thần yêu nước.

Trong hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, các giáo viên dạy ở các trường thuộc vùng địch tạm chiếm vẫn hướng về con đường đấu tranh chính nghĩa của nhân dân. Có không ít giáo viên là cơ sở cách mạng, một số giáo viên đã đào hầm bí mật ở trong nhà để nuôi giấu cán bộ cách mạng như cô Lê Thị Nhiên. Mặc dù sinh hoạt Đảng đơn tuyến nhưng cô Lê Thị Nhiên đã công khai tham gia nhiều phong trào quần chúng đấu tranh chống địch, chống bắt lính, đàn áp khủng bố trí thức, vạch mặt tội ác Mỹ - ngụy, chống Mỹ đổ quân xuống đồng bằng, tham gia phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc... [Tư liệu điền dã của tác giả].

Năm 1970, nhà báo Lý Quí Chung hợp tác với nghị sĩ Hồng Sơn Đông, làm Chủ bút báo Điện tín. Báo này đã quy tụ được nhiêu nhà báo giỏi, trong đó có một số nhà báo cách mạng

85

hoạt động trong lòng địch, như Trần Trọng Chức, Trương Lộc, Cung Văn, Huỳnh Bá Thành, v.v... Do báo đăng tải nhiêu bài có tính chát chống chiến tranh, chống chính quyền Thiệu, nên bị nhà cầm quyền Sài Gòn cho người lén ném chất cháy phá hoại; vì thế, phải tạm ngưng xuất bản.

Năm 1971, ông tái đắc cử dân biểu lần thứ ba (Hạ nghị viện nhiệm kỳ li từ năm 1971- 1975); nhưng đệ đơn từ nhiệm để phản đối cuộc bầu cử tổng thống "độc diễn" của Nguyễn Văn Thiệu, tức chỉ duy nhất một liên danh Nguyễn Văn Thiệu (tổng thống) và Trần Văn Hương (phó tổng thống) ra tranh cử mà thôi.

Trong thời kỳ này, ông thuê "manchette" báo Bút Thần của Nguyễn Văn Phương để tiếp tục làm báo; tổ chức cho một hạ sĩ quan quân đội Sài Gòn phát biểu bất tín nhiệm đối với tổng thống Thiệu trước tiền đình của trụ sở Hạ nghị viện; tham gia các cuộc biểu tình của nhân sĩ, trí thức, sinh viên, học sinh; đi đến một số địa phương, như Mỹ Tho, cần Thơ, Đà Nang, Quãng Ngãi... làm "báo nói" tuyên truyên tư tưởng chông chiến tranh, đòi hòa bình, thông nhát đát nước.

Từ 1969-1972, trước tình hình địch điên cuồng mở nhiều cuộc hành quân càn quét vào vùng căn cứ của ta, giáo viên và học sinh trường Trừ Văn Thố (huyện Cai Lậy) đã tạm "gác bút nghiên", trực tiếp cầm súng đánh giặc và tham gia phục vụ chiến trường; một số ở lại ngành cố gắng duy trì trường lóp, nhiều giáo viên và học sinh bị địch bắt, bị tra tấn, tù đày hoặc anh dũng hy sinh trong công tác và chiến đấu.

Mặc dù địch tiến hành càn quét, đánh phá liên tục nhưng công tác giáo dục cách mạng vẫn được đẩy mạnh. Nhiều trường học đã được xây dựng nhằm phục vụ sự nghiệp giáo dục cách mạng.

Trong giai đoạn từ 1963-1972, các nhà báo thường xuyên bám chiến trường, thâm nhập các đơn vị bộ đội, vào các vùng tranh chấp quyết liệt để săn tin, viết bài... Nhiều đồng chí đã hy sinh ở chiến trường hoặc ở căn cứ như Lê Phát Thưởng, Trần Đấu...

Năm 1972, trung đoàn 10 của ngụy càn vào ấp Hòa Nhơn, xã Long Khánh, Cai Lậy Nam đã bị chủ lực của ta chặn đánh. Lúc địch rút ra, lực lượng y tế thuộc văn phòng Ty của bệnh xá

86

kết hợp du kích xã truy kích, bắt sống 7 tên, thu 2 súng AR15 và hàng ngàn viên đạn các loại [7, tr.499].

Cuối năm 1972, tên Mười Tân ra đầu thú, chỉ điểm địch đánh phá căn cứ Tỉnh đội Mỹ Tho, khi địch tiến vào bệnh xá Cai Lậy Bắc, anh chị em y tá đã dùng chông, mìn, lựu đạn chặn đánh. Trong trận này, y tá Kích dũng cảm lượm lựu đạn của địch ném lại chặn bước tiến của địch, gây cho địch nhiều thất bại, phải rút lui, bảo vệ căn cứ an toàn. Cũng trong năm 1972, ngành y tế Tiền Giang chịu một tổn thất to lớn là bác sĩ Hoàng Lê, trưởng Ty y tế bị thương nặng và bác sĩ Lê Ngọc Vĩnh, phó Ty y tế đã dũng cảm hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Với tinh thần đấu tranh kiên cường, anh dũng, lực lượng trí thức cùng với nhân dân Tiền Giang đã góp phần cùng nhân dân cả nước đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ - Ngụy, giáng một đòn chí mạng vào quân ngụy và quốc sách "bình định" của chiến lược, đồng thời còn tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần buộc đế quốc Mỹ ký kết hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hoa bình ở Việt Nam vào ngày 27/1/1973.

3.2.4.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang giai đoạn từ 1973 - 1975

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 83 - 86)