NGUYỄN THÀNH CHÂU (Nghệ sĩ) (1906- 1978)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 117 - 119)

SƯU TẦM

NGUYỄN THÀNH CHÂU (Nghệ sĩ) (1906- 1978)

tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).

Thân sinh của ông là một viên chức Sở Thương chánh, phải nuôi bảy miệng ăn với tiền lương tháng 19 đồng. Nhưng vì ông có thái độ cương trực, dám đánh lại viên chủ sự người Pháp nên sau bốn lần bị giáng cấp, tiền lương của ông chỉ còn 14 đồng. Hình phạt nặng nề hơn hết là sau mỗi lần giáng cấp, ông "bị đổi", có lần từ Bà Rịa ra Phú Quốc, khác nào đi đày trong cảnh nghèo túng cơ cực. Căm thù Tây, người cha dặn lại con: "Mầy có làm gì thì làm, nhứt định mầy không được làm việc cho Tây".

Nhân một vụ xô xát với một thầy gác lớp, Nguyễn Thành Châu bị rút học bổng. Ông vác rương ra khỏi trường Trung học Mỹ Tho và đi vào hoạt động sân khấu.

Năm 1921, ông bắt đầu sự nghiệp cải lương. Kể tà ấy, ông cùng một lúc đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, như quản lý, soạn giả, đạo diễn và diễn viên, mà không có bất cứ nghệ sĩ cải lương nào có thể sánh được.

Ông soạn vở tuồng đầu tay là Giọt lệ cương thường để thí nghiệm. Khi vở thứ hai Đời hàm oan được trình diễn lần đầu Tiền, cả rạp, khán giả và nghệ sĩ trong đoàn đều khóc nức nở. Sau vở Đời hàm oan là vở Ngọn cờ liệt nữ, mô tả một cuộc lật đổ chế độ dân chủ.

Sau đó, Nguyễn Thành Châu liên tiếp cho ra các vở Đoa hoa rừng, sau đổi là Người với Người, với cảnh một số công nhân được huy động ra đảo xây đời sống ấm no theo sự hiểu biết của tác giả về chủ nghĩa xã hội.

Sau vở hát trên đây, Năm Châu bị theo dõi và kềm kẹp ráo riết, ông phải quay sang viết những vở chỉ có tính chất xã hội, bớt màu sắc chính trị như Men rượu hương tình, và vở chót của ông là Sân khấu về khuya, liên hệ đến sự chia cắt đau đớn của Tổ quốc.

Năm Châu nói: "Sân khấu là môi trường hoạt động chính trị của tôi trong mấy chục năm qua. Sân khấu mà tôi tôn trọng như một Thánh đường, một nơi chứa đựng mọi thứ sức mạnh, tiêu biểu cho mọi cuộc sống sôi động hay bình thản có ý thức".

118

Trước đó, năm 1948, Ban Việt kịch Năm Châu đả trở thành cơ sở kháng chiến đầu Tiền của ngành sân khấu thành phố, với Ban phụ trách gồm ba người: Nguyễn Thành Châu, Trần Hữu Trang (Tư Trang) và Nguyễn Long Vân (Ba Vân), và sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Mai Văn Bộ, ủy viên Tuyên truyền của Thành hội Liên Việt thành phố Sài Gòn.

Sau năm 1954, sinh sống và hoạt động nghệ thuật ở vùng địch tạm chiếm, mặc dù bị nhà cầm quyền o ép, mua chuộc đủ cách, nhưng ông vẫn giữ vững bản lĩnh và khí tiết của một nghệ sĩ yêu nước chân chính.

Năm 1965, vì vấp phải quá nhiều khó khăn với ngụy quyền, Năm Châu phải tạm bước sang địa hạt điện ảnh, di chuyển âm và quay phim ở Hương Cảng.

Ngụy quyền cố tình lôi kéo Năm Châu, ít ra cũng làm hoen ố cái hào quang trên đầu ông. Họ giao cho ông phụ trách đưa một đoàn văn nghệ sang Paris trình diễn để chứng minh rằng ông đã "ừở cờ" theo họ. Lợi dụng sự sơ hở của địch, Năm Châu đã bí mật gặp đồng chí Mai Văn Bộ, lúc bấy giờ là Tổng đại diện của Chính phủ ta tại nhà bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà do Trần Văn Khê tổ chức. ồng không cầm được nước mắt "mừng mừng tủi tủi khôn xiết", như ông đã kể lại.

Cuối đời, do sự o ép của ngụy quyền, Năm Châu gặp quá nhiều khó khăn trong nghề nghiệp cũng như trong đời sống. Nhưng ông đã giữ vững tinh thần tận tụy với nghệ thuật sân khấu mà ông "tôn trọng như một Thánh đường" và lòng trung kiên với cách mạng.

Năm 1978, ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1988, ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

[Nguồn: 35, 188]

119

LÊ VĂN CHÍ (Giáo viên) (1907 - 1993)

Lê Văn Chí sinh ngày 20 - 8 - 1907 tại thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Năm 1927, sau khi tốt nghiệp trường trung Sư phạm tại Sài Gòn, ông đi dạy học ở nhiều nơi. Sau đó, vốn có chí tiến thủ và bằng con đường tự học, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương ở Hà Nội. Tốt nghiệp, ông được phân công về giảng dạy ở trường Collège de Mytho (nay là trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu). Năm 1943, ông làm Thanh tra Tiểu học ở cần Thơ; tiếp theo, chuyển về dạy học ở trường Pétrus Ký ở Sài Gòn (nay là trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh). Đương thời, ông nổi tiếng là một thầy giáo tận tâm, mẫu mực và có tinh thần dân tộc, được đồng nghiệp và học sinh quý trọng.

Năm 1945, với lòng yêu nước của một trí thức chân chính, ông tham gia lực lượng Thanh niên Tiền phong sau ngày 9-3 Nhật đảo chính Pháp, và sau đó tham gia khởi nghĩa tháng 8 - 1945. Cuối tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp xâm lược nổ súng tái chiếm Nam Bộ. Theo sự phân công của cách mạng, ông ở lại Sài Gòn và hoạt động trong nghiệp đoàn giáo chức công khai và bí mật, tuyên truyền vận động giáo chức ủng hộ kháng chiến.

Cuối năm 1947, do bị lộ, ông ra Chiến khu Đồng Tháp Mười, công tác ở Sở Giáo dục Nam Bộ vừa mới thành lập, sau dời về Khu 9. Công việc đầu Tiền rất âm thầm là cùng các anh em biên soạn tài liệu dạy và học cho các trường trung học ở vùng giải phóng (mặc dù trong tay không có lấy một tài liệu nào tham khảo), đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục cách mạng.

Từ năm 1948, hàng loạt các trường sư phạm và Trung học Kháng chiến được thành lập. Cũng từ những năm này, ngoài việc làm thầy giáo đứng lớp dạy văn, ông còn làm Hiệu trưởng các trường Trung học Nguyễn Văn Tố, Thái Văn Lung, Huỳnh Phan Hộ. Đi suốt cuộc kháng chiến, đến năm 1954 ông lại trở về Sài Gòn tham gia Ban Trí vận, vận động trí thức chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới.

Ngày 7-4-1960, ồng bị chính quyền Ngô Đình Diệm phát hiện và bắt giam cùng cả Ban Trí vận. Trải qua các nhà tù Bà Hòa, khám Gia Định, khám Tổng nha Cảnh sát, trại Lê Văn

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)