NGUYỄN THỊ TRỪ (Ni sư Huỳnh Liên) (192 3- 1987)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 160 - 162)

SƯU TẦM

NGUYỄN THỊ TRỪ (Ni sư Huỳnh Liên) (192 3- 1987)

Phước, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).

Năm 1945, bà xuất gia, tu ở chùa Linh Bảo (Mỹ Tho). Năm 1947, bà thọ giáo với sư Minh Đăng Quang - người sáng lập ra hệ phái khất sĩ ở Việt Nam; và trở thành ni giới đầu Tiền của hệ phái này.

Năm 1954, sư Minh Đăng Quang mất, với tư cách là trưởng tử ni, bà đã đứng ra kế tục sự nghiệp "hoang dương đạo pháp" do Tổ sư để lại. Năm 1958, bà thành lập tịnh xá Ngọc Phương (nay thuộc quận Gò vấp, Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là trung tâm của lực lượng ni giới khất sĩ ở miền Nam, do bà làm ni trưởng.

Bên cạnh đó, bà là người lãnh đạo các cuộc đấu tranh của ni chúng và đồng bào Phật tử trong việc chống chính quyền tay sai Mỹ ở miền Nam; điển hình là các phong trào "Phật giáo chống chính quyền Diệm" (1963), "Xuống tóc vì hòa bình" (1970), "Lên án chiến tranh, vận động cho hòa bình ", "Nhân dân đỏi cơm áo, Phật giáo đỏi hỏa bình" (1971), v.v... Tịnh xá Ngọc Phương là nơi xuất phát nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân và đồng bào Phật tử; đồng thời, còn là cơ sở nuôi chứa, hội họp, hậu cần, v.v... của các tổ chức cách mạng ở Sài Gòn - Gia Định từ năm 1965 - 1975.

Bên cạnh đó, bà rất quan tâm đến hoạt động từ thiện và xã hội. Tịnh xá Ngọc Phương là nơi nuôi nấng, dạy dỗ nhiều trẻ em mồ côi. Cô nhi viện Nhất Chi Mai (nay thuộc Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) là cơ sở từ thiện trung ương của ni giới khất sĩ. Bà cũng mở nhiều cuộc vận động quyên góp tiền bạc để xây dựng trường học và giúp đỡ người nghèo.

Bà chủ trương dân tộc hóa các kinh sách Phật giáo bằng cách dịch các kinh sách này ra tiếng Việt theo thể văn vần, để người tu hành và tín đồ có điều kiện thậun lợi trong việc nghiên cứu Phật pháp. Riêng bản thân bà đã sáng tác và dịch trên 200 bài thơ và bài kệ.

Sau ngày đất nước thống nhất (1975), bà càng tích cực phục vụ đạo pháp và dân tộc. Bà là ủy viên ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ủy viên Kiểm soát Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

161

Năm 1987, bà mất, thọ 64 tuổi. Phần mộ của bà tọa lạc trong khuôn viên tịnh xá Ngọc Phương.

[Nguồn: 35, 247]

162

DIỆP MINH TUYỀN (Nhạc sĩ) (1941 - 1997)

Diệp Minh Tuyền sinh năm 1941 tại làng Phú hội, nay thuộc phường 8, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình trí thức yêu nước. Ồng sớm tham gia cách mạng và bắt đầu sáng tác thơ ca từ tuổi thiếu niên. Năm 1950, khi còn là một thiếu sinh quân ở phòng Dân quân Khu 8 (khu Trung Nam bộ), ông đã có thơ đăng trên báo tường của cơ quan.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tiếp tục học tập tại trường Học sinh miền Nam. Năm 1961, ông thi đỗ vào khoa Ngữ văn, Đại học Tổng họp Hà Nội. Năm 1965, ông ra trường và công tác tại Viện Văn học Việt Nam. Năm 1968, ông vượt Trường Sơn, trở về miền Nam chiến đấu, công tác tại tổ Văn thuộc Tiểu ban Văn nghệ, Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.

Sau năm 1975, ông đảm nhận chức vụ Phó Tổng Thư ký Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng biên tập tạp chí Sóng Nhạc, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và là ủy viên Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Ông sáng tác thơ, nhạc và viết khảo luận, phê bình khá nhiều; ở lĩnh vực nào cũng thành công.

Về thơ, ông đã xuất bản 6 tập thơ, tiêu biểu là các tập thơ Đêm Châu thổ, Tinh ca nơi cuối đất, v.v...; trong đó có những bài thơ nổi tiếng đã được phổ nhạc, như Con đường cỏ lả me bay, Mùa chim én bay, Màu cờ tôi yêu.

Về nhạc, ông có Tuyển tập ca khúc Diệp Mình Tuyền và hai album Cánh hoa lưu ly, Chỉ một mình em, trong đó, có nhiều ca khúc đã đi vào lòng người, như Cánh hoa lưu ly, Bài ca tạm biệt, Bài ca người lỉnh, Vĩ nhân dân quên mình, Tiến bước dưới quân kỳ, đặc biệt, ca khúc Hát mãi khúc quân hành đã nhận được giải thưởng năm 1995 của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân Dân Việt Nam, v.v...

Những sáng tác của ông xoay quanhchủ đề ca ngợi đất nước, cuộc chiến đấu chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc, anh bộ đội Cụ Hồ và tình yêu thủy chung, trong sáng. Ông tâm sự: "Thời gian cứ trôi qua, tôi đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời, của dân tộc; và tôi cũng đã lắng nghe được biết bao thanh âm, khi trầm hùng, sôi nổi, khi tha thiết, dịu dàng của bài ca

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 160 - 162)