TRẦN NAM HƯNG (Bác sĩ) (191 5- 1993)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 137 - 139)

SƯU TẦM

TRẦN NAM HƯNG (Bác sĩ) (191 5- 1993)

Giang, trong một gia đình trung nông yêu nước.

Năm 1936, ông đậu tú tài "bản xứ" và thi đậu vào trường Đại học Y khoa Đông Dương đặt tại Hà Nội. Năm 1943, ông tốt nghiệp bác sĩ và làm việc tại một bệnh viện quân sự Pháp tại Phnôm Pênh (Campuchia) với cấp quân hàm Trung úy thầy thuốc.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ông trở về quê nhà. Với tấm lòng yêu nước của một trí thức chân chính, ông nhiệt thành tham gia cách mạng và được cấp trên tin tưởng cử làm Trưởng ty Y tế tỉnh Mỹ Tho. Tháng 10 năm 1945, quân Pháp dùng tàu chiến đánh úp tỉnh lỵ Mỹ Tho, bao vây Bệnh viện Mỹ Tho, bắt được ông và đưa về Khám lớn Sài Gòn giam hơn một tháng, rồi thả ông và buộc ông làm việc với quân hàm Trung úy thầy thuốc như cũ trong một bệnh viện dã chiến của quân đội Pháp đóng tại bệnh viện Chợ Rầy. Tại đây, ông học được phương pháp trị chấn thương mới nhất của y học thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Điều đó đã giúp cho ông rất nhiều khi sau này ông tham gia kháng chiến, chữa trị cho thương binh của ta.

Ông giữ liên lạc với các trí thức tiến bộ, yêu nước tại Sài Gòn như kỹ sư Lưu Văn Lang, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, luật sư Bùi Thị cẩm... Luật sư Bùi Thị cẩm đưa ông vào chiến khu gặp Quyền Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ Phạm Ngọc Thuần. Sau đó, ông vào chiến khu lần thứ hai gặp Khu bộ trưởng Nguyễn Bình. Thấy rõ chính sách đoàn kết, tôn trọng, sử dụng trí thức của chính quyền cách mạng, ông càng thêm hăng hái tham gia hoạt động ủng hộ lực lượng kháng chiến.

Sau đó, nghi ngờ ông cộng tác với Việt Minh, nên thực dân Pháp đã đuổi việc ông. Sự kiện này đã làm cho ông vô cùng phấn khởi, vì đã đoạn tuyệt mọi sự dính líu, dù bất đắc dĩ, với bọn thực dân xâm lược. ở Sài Gòn, ông mở phòng khám tư tại đường Poucaul (nay là đường Nguyễn Phi Khanh, Thành phố Hồ Chí Minh), để có điều kiện tiếp tế thuốc men, y cụ đưa vào khu giải phóng cho bác sĩ Hồ Văn Huê và Nguyễn Văn Hoa là bạn thân của ông. ông tham gia phong trào đấu tranh công khai: ký tên vào Tuyên ngôn của trí thức đòi Pháp chấm dứt chiến tranh, thương lượng với chính phủ Hồ Chí Minh.

138

Tháng 6 năm 1947 hưởng ứng phong trào trí thức, công chức, công nhân Sài Gòn vào khu tham gia kháng chiến, ông ra chiến khu công tác tại Quân y vụ Khu 7 do bác sĩ Hồ Văn Huê làm Quân y vụ trưởng. Sau đó, ông lần lượt giữ chức Viện trưởng Quân y viện 2, Trưởng Quân y chiến khu 8.

Bác sĩ Trần Nam Hưng đã lăn lộn khắp các chiến trường, tham gia đào tạo nhiều lớp cán bộ phục vụ kháng chiến chống Pháp và sau này thành cốt cán trong ngành Quân Dân y miền Nam thời chống Mỹ và trong xây dựng đất nước sau hòa bình.

Năm 1954 tập kết ra miền Bắc, ông tiếp tục công tác trong ngành Quân y. Ông rất tích cực thực hiện có hiệu quả kết hợp Tây y và Đông y.

Năm 1965, ông trở về chiến trường miền Nam đảm nhận nhiệm vụ Quân y viện trưởng ở Tây Nguyên và Phó phòng Quân y miền Nam.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (4 - 1975), ông tham gia giải phóng Sài Gòn và được phân công tiếp quản Tổng quân y viện Công hòa của quân đội Sài Gòn. Vượt qua mọi khó khăn của những ngày đầu mới giải phóng, ông đã xây dựng nơi đây thành Quân y viện 175 nổi tiếng và trực tiếp làm Viện trưởng trong nhiều năm liền. ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân

Đến năm 1978, ông được nghỉ hưu và mất ngày 28 tháng 9 năm 1993 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 78 tuổi.

[Nguồn: 35, 341]

139

TRẦN VĂN KHÊ (Nghệ sĩ) (1921)

Giáo sư Trần Văn Khê sinh năm 1921 trong một gia đình 4 đời nhạc sĩ. Ông cố Trần Quang Thọ, nhạc công cung đình Huế, ông nội Trần Quang Diệm, chuyên đàn tỳ bà và nguyệt, cha Trần Quang Triều thường được gọi là ông Bảy Triều chuyên đàn kìm, đàn có, đàn độc huyền đã chế ra dây Tố Lan mà giới tài tử miền Nam đều biết. Lớn lên trong tiếng nhạc, nhưng 9 tuổi mồ côi mẹ, 10 tuổi mồ côi cha, được cô thứ ba là bà Trần Ngọc Viện dưỡng nuôi dạy dỗ trong htời kỳ sơ học, may mắn được học chữ Hán với nhà thơ Thương Tấn Thị, tác giả Khuê phụ thán. Sau khi đậu bằng Sơ học có phần Hán văn tại Vĩnh Long ông vào học trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký từ năm 1934 đến năm 1941 đậu tú tài Triết. Trong htời gian đó, Trần Văn Khê được học Việt văn, Hán văn với giáo sư Phạm Thiều. Tại trường Petrus Ký, Trần Văn Khê chỉ huy dàn nhạc của trường, tổ chức lễ ông Táo để trình diễn văn nghệ, chỉ huy dàn nhạc "Scola Club" của Hội SAMPIC (Đức Trí, Thể dục).

Trần Văn Khê ra Hà Nội học Trường Đại học Y khoa từ năm 1941 đến cuối năm 1943, ông theo phong trào "xếp bút nghiên về Nam", cùng với các bạn Huỳnh Văn Tiếng, Hồ Thông Minh lập đoàn hát, mua gạo gởi ra ngoài Bắc cứu đói.

Lúc học ở Hà Nội, Trần Văn Khê cùng với các bạn Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiếng gây một phong trào thanh niên "quay về nguồn, phụng sự xã hội". Ồng chỉ huy dàn nhạc Đại học Hà nội và tham gia tổ chức đêm sinh viên. Cùng với Lưu Hữu Phước, dựng ca kịch Tục Lụy đầu năm 1943 tại Trường Đồng Khánh Hà Nội. ở ương Nam ông tham gia trình diễn văn nghệ, hè năm 1943 tại Trường Áo Tím Nữ học đường, tham gia những đêm văn nghệ của sinh viên.

Trần Văn Khê tham gia Phong trào Thanh niên Tiền Phong, ông cùng với Huỳnh Văn Tiếng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Tầng, Quách Vĩnh Chương, Nguyễn Mỹ Ca thành lập nhóm Hoàng Mai Lưu. Trong thời kỳ kháng chiến ông giữ chức vụ Nhạc trưởng Quân đội Nam Bộdo ủy ban Kháng chiến giao phó, sau đó ông hoạt động trong thành phố dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Khê sang Pháp đầu năm 1949.

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 137 - 139)