TRẦN VĂN KHÊ (Nghệ sĩ) (1921)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 139 - 142)

SƯU TẦM

TRẦN VĂN KHÊ (Nghệ sĩ) (1921)

TRẦN VĂN KHÊ (Nghệ sĩ) (1921)

Giáo sư Trần Văn Khê sinh năm 1921 trong một gia đình 4 đời nhạc sĩ. Ông cố Trần Quang Thọ, nhạc công cung đình Huế, ông nội Trần Quang Diệm, chuyên đàn tỳ bà và nguyệt, cha Trần Quang Triều thường được gọi là ông Bảy Triều chuyên đàn kìm, đàn có, đàn độc huyền đã chế ra dây Tố Lan mà giới tài tử miền Nam đều biết. Lớn lên trong tiếng nhạc, nhưng 9 tuổi mồ côi mẹ, 10 tuổi mồ côi cha, được cô thứ ba là bà Trần Ngọc Viện dưỡng nuôi dạy dỗ trong htời kỳ sơ học, may mắn được học chữ Hán với nhà thơ Thương Tấn Thị, tác giả Khuê phụ thán. Sau khi đậu bằng Sơ học có phần Hán văn tại Vĩnh Long ông vào học trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký từ năm 1934 đến năm 1941 đậu tú tài Triết. Trong htời gian đó, Trần Văn Khê được học Việt văn, Hán văn với giáo sư Phạm Thiều. Tại trường Petrus Ký, Trần Văn Khê chỉ huy dàn nhạc của trường, tổ chức lễ ông Táo để trình diễn văn nghệ, chỉ huy dàn nhạc "Scola Club" của Hội SAMPIC (Đức Trí, Thể dục).

Trần Văn Khê ra Hà Nội học Trường Đại học Y khoa từ năm 1941 đến cuối năm 1943, ông theo phong trào "xếp bút nghiên về Nam", cùng với các bạn Huỳnh Văn Tiếng, Hồ Thông Minh lập đoàn hát, mua gạo gởi ra ngoài Bắc cứu đói.

Lúc học ở Hà Nội, Trần Văn Khê cùng với các bạn Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiếng gây một phong trào thanh niên "quay về nguồn, phụng sự xã hội". Ồng chỉ huy dàn nhạc Đại học Hà nội và tham gia tổ chức đêm sinh viên. Cùng với Lưu Hữu Phước, dựng ca kịch Tục Lụy đầu năm 1943 tại Trường Đồng Khánh Hà Nội. ở ương Nam ông tham gia trình diễn văn nghệ, hè năm 1943 tại Trường Áo Tím Nữ học đường, tham gia những đêm văn nghệ của sinh viên.

Trần Văn Khê tham gia Phong trào Thanh niên Tiền Phong, ông cùng với Huỳnh Văn Tiếng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Tầng, Quách Vĩnh Chương, Nguyễn Mỹ Ca thành lập nhóm Hoàng Mai Lưu. Trong thời kỳ kháng chiến ông giữ chức vụ Nhạc trưởng Quân đội Nam Bộdo ủy ban Kháng chiến giao phó, sau đó ông hoạt động trong thành phố dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Khê sang Pháp đầu năm 1949.

140

Ông tốt nghiệp Trường Khoa học chính trị Balê (Sciencespolitiques) trong ngành Giao dịch quốc tế năm 1951, được tuyển vào Liên hợp quốc với chức Thư ký chuyên viên Luật Quốc tế; không kịp nhận chức, ông bị bệnh nặng vào bệnh viện từ tháng 8 năm 1951, bị 4 lần giải phẫu và đến tháng 10 năm 1954 mới hoàn toàn xuất viện. Trong thời kỳ bị bệnh dài hạn, ông đã bắt đầu thu thập tài liệu và đọc sách sử Việt Nam để chuẩn bị luận án Tiến sĩ Văn chương khoa Nhạc học của Đại học Sorbonne Pháp. Ông bảo vệ luận án chính với đề tài "Âm nhạc truyền thống Việt Nam" và luận án phụ "Khổng Tử với âm nhạc" năm 1958. Từ năm 1959 ông thành lập Trung tâm Nhạc học Đông Dương và điều khiển Trung tâm ấy đến năm 1988, giảng dạy nhạc Việt Nam, Trung Quốc, Ba Tư, Ả Rập, với sự cộng tác của nhiều chuyên gia nhạc châu Á. Ông được cử vào Trung tâm Nghiên cứu khoa học Pháp - Khoa nghiên cứu Âm nhạc. Từ cuối năm 1959 đến năm 1988 ông về hưu với cấp bậc Giám đốc nghiên cứu biệt hạng.

Ông là giáo sư nhạc học dân tộc tại Đại học Sorbonne từ năm 1967 đến năm 1988, chỉ đạo nghiên cứu cho sinh viên thi cao học và tiến sĩ nhạc học. Giáo sư đã thỉnh giảng 18 đại học trên thế giới, được mời giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam trên 40 nước, tham dự hơn 200 hội nghị quốc tế về âm nhạc trên 60 nước, đã viết ba quyển sách về múa rối nước và trên 200 bài đăng các tạp chí chuyên môn Âu Mỹ, thực hiện 17 đĩa hát về âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Giáo sư là cộng tác viên của nhiều Bách khoa Từ điển Larousse, La Plérade, Fasquelles, Retz, Encyclopédie, Universales, Bách khoa Từ điển các nước Ý, Anh, Mỹ, Thụy Điển...

Giáo sư là thành viên của nhiều hội quốc gia và quốc tế về âm nhạc; cựu Phó chủ tịch Hội đồng quốc tế Âm nhạc truyền thống; cựu Phó Chủ tịch Hội đồng quốc tế Âm nhạc (UNESCO); hiện là thành viên danh dự của Hội đồng quốc tế Âm nhạc; ủy viên Ban chấp hành của ủy ban Viết lại lịch sử âm nhạc thế giới; Viện sĩ Thông tấn Hàn lâm viện châu Âu về khoa học văn chương nghệ thuật.

Giáo sư Trần Văn Khê đã nhận nhiều giải thưởng quốc tế về đĩa hát và âm nhạc như giải thưởng của Đại học Pháp do Hàn lâm viện của Pháp cấp, giải thưởng ƯNESCO của Hội đồng quốc tế âm nhạc về âm nhạc năm 1981; giáo sư là tiến sĩ danh dự Đại học Ohawa 1975, Đại học Moneton (Canada) 1999; Giải thưởng quốc tế về nhạc học dân tộc của cơ quan Nhật Bản Kovzumi Funvd năm 1995; Bội tinh văn hóa nghệ thuật của Bộ Văn hóa Thông tin Chính phủ

141

Pháp năm 1991 (cấp bậc Offraier tức là trên Chevalier một bậc) và năm 1999 được công nhận Huân chương Lao động hạng nhất của nhà nước ta.

Giáo sư giảng dạy nhạc học dân tộc và nhạc truyền thống Việt Nam, giới thiệu nhạc truyền thống Việt Nam tại nhiều nhạc hội quốc tế, trên các đài truyền thanh, truyền hình của nhiều nước khắp năm châu, và ông thường về nước giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội, Viện Nghiên cứu Âm nhạc và Múa tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại Đại học Tổng họp, Đại học Sư phạm và trong nhiều năm nay giảng dạy về âm nhạc truyền thống Việt Nam tại Đại học Dân lập Hùng Vương.

[Nguồn: 7, 1247]

142

LÊ THỊ NAM (Nghệ sĩ) (1913 -2004)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 139 - 142)