SƯU TẦM
LÊ THỊ NAM (Nghệ sĩ) (1913 -2004)
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình trí thức.
Thuở nhỏ, bà được gia đình cho học tại trường Nhà Dòng ở Mỹ Tho. Vốn có năng khiếu và lòng đàm mê nghệ thuật ca hát lại được sự dìu dắt tận tình của người chị thứ năm là nữ diễn viên tài danh Năm Phỉ. Năm 1927, khi mới vừa 14 tuồi, bà đã gia nhập gánh Nam Phi, chính thức nhập tịch làng cải lương đang lúc mới hình thành.
Do được ông Trần Phi Long, một diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc, dạy vũ đạo và võ thuật, nên tại gánh này, bà chuyên đóng vai đào võ hoặc giả kép võ, như Đào Tam Xuân trong Trảm Trịnh Ân, Lý Nhu trong Phụng Nghi Đình, Triệu Tử trong Triệu Tử đoạt ấu chúa, Quan công trong Tam Quốc. Đồng thời, bà còn diễn luôn cả kép văn hay đóng thế vai đào chánh mỗi khi đào chánh Năm Phỉ bận việc.
Năm 1932, do gàng Năm Phi có quá đông diễn viên, bà tách ra lập gánh Nam Hưng, chuyên diễn cải lương tuồng Tàu. Đây là nữ bầu gánh cải lương trẻ tuổi nhất trong lịch sử cải lương Việt Nam. Năm 1934, bà cho sáp nhập gánh Nam Hưng vào gánh Nam Phi để có thực lực hùng hậu hơn. Sau đó, bà cùng chồng lập gánh Phước Cương, lưu diễn khắp nơi trên cả nước.
Đầu năm 1945, cải lương bị thực dân Pháp và phát xít Nhật cấm đoán, đàn áp; nên gánh Phước Cuông tan rã. Mãi đến cuối năm 1946, bà cùng với chị là nữ diễn viên Năm Phỉ và em là nữ diễn viên Mười Truyền thành lập gánh Tam Phụng. Gánh này cũng chuyên diễn cải lương tuồng Tàu; và bà thủ hầu hết các vai đào võ, như Lưu Kim Đính trong Sát tứ môn, Túy Diệp trong Túy hoa nữ vương, Tiêu Anh Phụng trong Tiêu Anh Phụng loạn trào, Ngọc Dung trong Phấn hậu cung, Triệu Tuất trong Dự Nhượng đả long bào, v.v... Với những vai diễn đó, bà được quần chúng hâm mộ hết lời tán thưởng.
Năm 1954, khi nữ diễn viên Năm Phỉ mất, bà đổi tên gánh thành Năm Phỉ - Kim Cương nhằm ghi nhớ công lao của người chị thân thương và nhắc nhở ái nữ là diễn viên trẻ Kim Cương nổ lực rèn luyện để nối nghiệp những người đi trước.
143
Bên cạnh những vai diễn để đời, bà còn là nữ soạn giả cải lương đầu Tiền ở nước ta với gần 20 vở, nổi tiếng nhất là các vở: Nỗi đau lòng mẹ, Người đàn bà Việt Nam, Lê Lợi khởi nghĩa, Mặt trận cầu Bông, Mắng Việt gian, Án mạng của tôi, Phấn hậu cung, Gươm vàng máu đỏ, Đào Tam Xuân phục hận, Tiêu Anh Phụng loạn trào, v.v... Tất cả những vở cải lương đó đều có nội dung ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm và cường quyền hung bạo, đề cao những con người chánh trực, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. Vì thế, nó có tác dụng tích cực trong việc động viên nhân dân ta đứng lên chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng đất nước.
Bên cạnh đó, bà còn là một diễn viên sáng giá trên lĩnh vực điện ảnh. Trước năm 1945, bà là nữ diễn viên Việt Nam đầu Tiền được Hãng Intermondial Film (Pháp) mời đóng vai cô thôn nữ người Việt trong bộ phim Mort en ữaude của đạo diễn trứ danh Marcel Camus cùng với các tài tử, minh tinh màn bạc người Pháp. Sau năm 1975, bà tham gia đóng vai lão bà trong các phim Biển động, Hoa lục bình, Lả sầu riêng, Nước mắt học trò, Giông tố cuộc đời, Ngọn cỏ gió đùa, Đêm trăng, Con sói trở vê, Bóng đêm cuộc tình, v.v...
Không chỉ thế, trên lĩnh vực kịch nói, bà đã rất thành công trong các vai diễn về người mẹ hiền từ, chân chất, suốt đời lao khổ và hy sinh vì con trong các vở: Lá sầu riêng, Sắc hoa màu nhở, về nguồn, Người tình trễ xe, Nhân danh công lý, Bông hồng cài áo, Hồi sinh.
Năm 1993, tác phẩm Trôi theo dòng đời của bà được Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tặng giải thưởng tác phẩm sân khấu. Cũng trong năm này, do có những đóng góp to lớn cho nền sân khấu nước nhà, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý "Nghệ sĩ Nhân dân". Năm 1997, bà được Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam tặng thưởng Huy chương "Vì sự nghiệp Văn hóa nghệ thuật".
Nhận xét về bà, giáo sư Hoàng Như Mai viết: "Nghệ sĩ sân khẩu, nếu thật sự là nghệ sĩ tài năng, thì đổ là bảo vật vô giá của nhân loại, không vàng ngọc nào sảnh được. Nghệ sĩ Bảy Nam là một trong sỗ quý hiếm ấy". Niềm đàm mê nghệ thuật của bà, cho đến lúc cuối đời, vẫn tươi nguyên như thuở bà bắt đầu bước vào nghiệp dĩ cải lương. Lúc nằm trên giường bệnh, bà vẫn tỉnh táo và dí dỏm nói: "Nếu được sống thêm một lần nữa, tôi vẫn muốn đứng trên sân khấu hát cho khản giả đã thương mến mình”
144
Năm 2004, bà qua đời tại tư gia ở Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 91 tuổi trong niềm tiếc thương vô hạn của giới nghệ sĩ cải lương và đông đảo quần chúng hâm mộ.
[Nguồn: 35, 100]
145
NGUYỄN VĂN NGUYỄN (Nhà văn) (1910- 1953)