HOÀNG VIỆT (Nhạc sĩ) (1928 -1967)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 168 - 171)

SƯU TẦM

HOÀNG VIỆT (Nhạc sĩ) (1928 -1967)

ở Phước Lễ (Bà Rịa), quê ngoại ở xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Trước năm 1948, Lê Chí Trực đã nổi tiếng trong các giới âm nhạc đô thành, với những bài Tiếng còi trong sương đêm, Biệt đô thành, Chỉ cả... mà có người hôm nay vẫn còn nhớ, còn hát. Năm 1948 ông ra chiến khu, được nhận vào biên chế Tổ Quân nhạc Khu 8. Từ đó, ông bước vào một cuộc đời mới, bắt đầu một giai đoạn sáng tác dồi dào, khẳng định tâm hồn và nghệ thuật độc đáo, tuyệt vời của ông. Ai đã nghe một lần, ắt còn nhớ mãi: "Róc rách, nước luồn qua khóm trúc, lá rơi, lả rơi, nghe rừng ca mênh mang...". Bài Nhạc rừng không chỉ là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn nói lên những điều sâu lắng nhất trong lòng người chiến sĩ giữa "miền Đông gian lao mà anh dũng".

Ai có thể quên được những lời khẳng định, với một chất lượng trữ tình sâu đậm, trong những câu:

"Kháng chiến nhất quyết thành công! Kháng chiến nhất quyết thành công! Mai này kháng chiến thành công Anh về em thỏa ước mong!" (Lên Ngàn)

Nói đến Hoàng Việt, không ai là không nhớ, không ai không thấy nao nao xúc động khi nghe bản Tinh ca: Tình ca không chỉ thuộc loại nhạc trữ tình du dương, mượt mà, mà khi thì nó đi sâu tận đáy lòng, khi thì nó vút lên, dữ dội, bao la... như tiếng gọi muôn đời của tình yêu bất diệt và của đất nước giữa không gian vô tận.

Năm 1958, Hoàng Việt được Nhà nước cử sang Bungary học ở Nhạc viện Sophia. Tại đây, ông tập trung bút lực viết khí nhạc; và trở thành nhà soạn nhạc giao hưởng đầu Tiền ở Việt Nam với bản giao hưởng số Ì "Quê hương". Trong bản giao hưởng này, với bút pháp tài hoa, ông đã sử dụng chất liệu của 9 ca khúc cách mạng và 2 bài dân ca để xây dựng nội dung tư tưởng và ngôn ngữ nghệ thuật. Qua 4 chương của tác phẩm, ông đã nêu bật truyền thống đấu

169

tranh bất khuất của dân tộc và hiện thực cách mạng sôi nổi của miền Nam trong những năm đầu chiến đấu chống ngoại bang và bọn tay sai bán nước. Với bản giao hưởng "Quê hương", ông đã nhận được tấm bằng đỏ (hạng ưu) của Nhạc viện Sophia.

Năm 1964, ông về nước, công tác tại Nhạc viện Hà Nội. ít lâu sau, ông xin về miền Nam chiến đấu. Đầu tháng 12 - 1967, từ Đông Nam bộ, vượt qua nhiều chặng đường nguy hiểm, ông về đến quê ngoại Cái Bè với ý định là tìm cảm xúc để viết bài giao hưởng số 2 về cuộc sống, chiến đấu của đồng bào vùng sông nước Cửu Long. Lúc bấy giờ, chiến trường Cái Bè hết sức ác liệt. Do đó, điều kiện làm việc của ông gặp rất nhiều khó khăn. Hầu như mọi sinh hoạt đều diễn ra dưới hầm trú ẩn. Mặc dù vậy, ông vẫn hăng say sáng tác. Đề cương của bản giao hưởng số 2 có tựa đề "Cửu Long" đã được hoàn thành dưới ánh đèn dầu tù mù và trong mưa bom, bão đạn của quân thù.

Nhưng, tiếc thay, sáng ngày 31 - 12 - 1967, ông đã anh dũng hy sinh tại vùng căn cứ Mỹ Thiện, Cái Bè, giữa lúc chưa đầy 40 tuổi đời và đng sung sức. ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Phần mộ của ông tọa lạc tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Cái Bè. Hiện nay, nghệ danh Hoàng Việt được đặt tên đường ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), tên của hội thi tiếng hát phát thanh -truyền hình tỉnh Tiền Giang.

[Nguồn: 35, 86]

TƯ LIỆU MỚI THU THẬP VỀ NHẠC SĨ HOÀNG VIỆT CHƯA ĐƯỢC CÔNG BỐ

(Tên hồ sơ: Thư của Hoàng Việt, nhạc Nam Bộ (từ ngày 30 tháng 12 năm 1965 đến ngày 02 tháng 11 năm 1967 Hồ sơ số: 124 - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia li)

* Bài nhác: (Lê Quỳnh)

170 2.Thanh niên miền Nam (28/6/1967)

3.Mỹ Tho quê hương tôi đó! (1967) 4.Mùa xuân trên đường số 4 (1967) 5.Ngày đêm xông tới (1967)

6.Bông trang rừng (Kính tặng Đại hội anh hùng dũng sĩ) (1967) * Giấy khen:

1.Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Ban Thông tin Văn hóa Giáo dục, số 05/GK

Nội dung khen: Ban Chỉ Huy B khen tặng đ/c Hoàng Việt có nhiều thành tích trong đạt thi đua năm 1966. Đã được tập thể bầu là Lao động Tiền tiến.

Ngày khen: 20 tháng 12 năm 1966 TM. Ban Chỉ Huy B

Đã ký

Tư Siêng (CT: tức Lưu Hữu Phước)

2.Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Ban Thông tin Văn hóa Giáo dục, số 05/GK

Nội dung khen: Ban Chỉ Huy B2 khen tặng đồng chí Hoàng Việt có nhiều thành tích trong đạt thi đua 6 tháng đầu năm 1967. Đã được tập thể bầu là Lao động Tiền tiến.

Ngày khen: 20 tháng 7 năm 1967 TM. Ban Chỉ Huy B2 Đã ký

Huỳnh Minh Siêng (CT: tức Lưu Hữu Phước) * Thư gởi Hồ Thắm và các bạn, Bảo Định Giang, Đỗ Nhuận, vợ.

1.Hồ Thắm và các bạn,

Thư này viết giữa rừng đang khi Đài TNVN truyền tin phái đoàn ĐCS Nhật sang thăm ta...

171

Cho đến hôm nay, Đoàn còn nguyên vẹn với hầu hết là kiệt lực, chân sưng vù và má hóp, râu dài...

Rất nhớ anh em Hà Nội. Thèm Ì cốc bia, thèm Ì viên kẹo, Ì cái bánh Bodeg(s)a có czéme... nhưng chưa hề chùn bước. Sẽ đi và sẽ tới!

2.Ngày thứ 4, 9/3/66

Các anh Giang, B.Lâm, Thơi thân yêu Viết cho các anh trên chặng đường khi dừng lại chờ ngớt máy bay để đi ban đêm...

Hầu hết anh chị em đoàn chúng tôi đều vững tinh thần tiến bước...

Những đêm đi rừng từ 2 giờ khuya leo dốc băng rừng, đi suốt đến 7 giờ tối hôm sau mới đến chỗ nghỉ, chân đau khập khiêng bước một mình theo sau đoàn xa cả Ì, 2 cây số. Những giờ phút ấy thấy thấm thìa căm thù giặc Mỹ. Bởi máy bay nó hoạt động dữ cho nên mình mới lấy đêm làm ngày mà đi như thế này... Những đồi thông, sườn núi, bờ suối mát, những khoảng rừng trống, tầm mắt được thấy chân trời mây trắng, hay núi giáp núi trập trùng xanh ở xa... tất cả những cái đẹp ấy, giặc Mỹ đều ngăn cản mình dừng chân để ngắm thiên nhiên! Máy bay rất hay bay lượn những chỗ ấy đế tìm bóng dáng con người.

3.5/1967

Anh Đỗ Nhuận thân mến,

Số thanh niên tiến bộ, hát lại loại nhạc Sử CA (họ mệnh danh thế) như Ải Chi Lăng, Hội nghị Diên Hồng, Bóng Cờ Lau, Bạch Đằng Giang v.v... trong sinh hoạt lành mạnh khi đi cắm trại, hội họp, tổ chức hòa nhạc không bán vé v.v... Nguyễn Hữu Ba ở trong nhóm này. Dạy họ và tổ chức các buổi nhạc dân tộc để tranh thủ con em trong phong trào cách mạng văn hóa dân tộc ở Sài Gòn...

4. Em thân yêu,

... Anh nhận được thơ em lấy làm mừng...

... Giá sinh hoạt lên vùn vụt chắc là em và 2 con ăn cực lắm! Em có viết thơ nói chuyện làm ăn cho anh nghe tỉ mỉ, viết dài nghe em.

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 168 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)