LÊ THỊ NHIÊN (Giáo viên) (1924)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 149 - 150)

SƯU TẦM

LÊ THỊ NHIÊN (Giáo viên) (1924)

là tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình trí thức yêu nước.

Năm 1942, sau khi tốt nghiệp Ecole des jeunes íĩlles de mytho (nay là Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Tiền Giang), bà dạy tiểu học ở trường Nam Tiểu học Mỹ Tho (nay là trường trung học cơ sở Xuân Diệu). Ngoài việc dạy học, bà còn hoạt động bí mật ở nội thành, tìm cách vận động trí thức tham gia cách mạng.

Năm 1945, bà là một trong những người thoát ly (sớm nhất của tỉnh Mỹ Tho) gia đình vô Khu làm giao liên với nhiệm vụ là đưa gia đình của những cán bộ vào Khu 8.

Từ năm 1948 đến năm 1954, bà làm giao liên ở Bộ tư lệnh khu, sau đó được cho về Mỹ Tho vừa dạy vừa hoạt động nội thành. Trong thời gian này, bà thường tìm cách đỡ đầu cho Hội học sinh cứu quốc ở trường Nguyễn Đình Chiểu.

Sau năm 1954, bà hoạt động trong tổ chức Trung ương trí vận của tỉnh Mỹ Tho. Bà thường xuyên tìm cách tuyên truyền cương lĩnh của Mặt trận giải phóng, phá hoại cuộc bầu cử của địch như phá thùng thăm, đốt phiếu, không bỏ phiếu, vận động cử tri theo cách mạng... Tuy bị địch ra sức 0 ép, theo dõi (nhiều lần bị Tỉnh trưởng mời lên làm việc về những hoạt động chống phá của bà) nhưng bà vẫn cố gắng vận động mở trường tư tại nhà, nhằm giúp đỡ con em gia đình lao động nghèo được học tập, giáo dục, giành giật, lồi kéo thế hệ trẻ về phía cách mạng; thông qua đó, xây dựng cơ sở cách mạng trong đội ngũ giáo viên và học sinh.

Sau khi đất nước thống nhất, bà tích cực hoạt động trong ngành giáo dục, góp phần ổn định tình hình giáo viên, học sinh nhằm tạo sinh hoạt bình thường ở các trường, chống bao luận điệu chiến tranh tâm lý của địch. Ngoài ra, bà còn là thành viên chủ chốt của Hội Trí thức yêu nước thành phố Mỹ Tho, góp phần làm sáng tỏ chủ trương Đoàn kết mọi thành phần dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiện nay bà đang nghĩ hưu tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

[Nguồn : Tư liệu điền dã của tác giả]

150

LƯU TẤN PHÁT (Giáo viên) (1910- 1966)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 149 - 150)