2.1.2.Tình hình và nhiệm vụ của Mỹ Tho - Gò Công sau Cách mạng tháng Tám

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 28 - 36)

NĂM 1945 ĐẾN HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954)

2.1.2.Tình hình và nhiệm vụ của Mỹ Tho - Gò Công sau Cách mạng tháng Tám

công ta ở Sài Gòn. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí đấu tranh bất khuất đã anh dũng cầm vũ khí đứng lên chiến đấu chống lại bọn giặc cướp nước.

29

Trong lúc quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đang kiên cường đánh giặc, quyết tâm không để chúng đánh rộng ra, thì quân dân Tiền Giang bấy giờ ra sức chuẩn bị lực lượng về mọi mặt, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến lâu dài chống bọn thực dân xâm lược, bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám và chủ quyền dân tộc.

Cuối tháng 9 năm 1945, ủy ban Kháng chiến các cấp được thành lập. Nhân dân ở các thị xã, thị trấn tản cư về vùng nông thôn, thực hiện phương châm "vườn không nhà trống", nhằm đưa tất cả máy móc, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm về vùng kháng chiến, làm cho những nơi mà Pháp chiếm phải trở thành nơi không điện, không nước, không chợ búa, không cửa hàng. Lực lượng hoạt động hăng hái nhất lúc này là thanh niên - học sinh nô nức tòng quân. ở thị xã Mỹ Tho có hai chi đội do hai thầy giáo làm Chi đội trưởng là Phan Đình Lân và Phan Lương Trực; ở thị xã Gò Công có lực lượng Cộng hòa tự vệ và Cộng hòa vệ binh. Tất cả các xã trong tỉnh đều có lực lượng tự vệ. Phong trào luyện tập quân sự phát triển hết sức sôi nổi.

Theo đà đó, các phòng tuyến ngăn chặn địch được thiết lập ở nhiều nơi chủ yếu là trên các trục đường thủy - bộ:

- Tuyến đường Sài Gòn - Gò Công có phòng tuyến cầu Nổi.

- Tuyến đường Sài Gòn - Mỹ Tho, nhân dân dựng lên rất nhiều chướng ngại vật. - Trên sông Cửa Tiểu có các phòng tuyến Pháo Đài, vàm Gò Công, Vàm Giồng. - Trên kênh Bảo Định, nhân dân đắp nhiều cản hàn sông.

Công tác "Tiêu thổ kháng chiến" được thực hiện ráo riết, nhân dân ngã cây, hạ cột điện, phá cầu đường, trụ sở, nhà đèn, bến cảng và các kho tàng để địch không thể lợi dụng phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười được hình thành. Đây là chiến khu trong kháng chiến chống Pháp của nhân dân vùng Đồng Tháp Mười, một địa bàn chiến lược quan trọng nằm giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Chiến khu được xây dựng từ tháng 3 năm 1946, gồm các huyện: Mộc Hóa (Tân An), Cao Lãnh (Sa Đéc), Cái Bè, Cai Lậy (Mỹ Tho); là căn cứ của các cơ quan, lực lượng vũ trang các tỉnh Mỹ Tho, Gò Công, Sa Đéc, Tân An, căn cứ địa của Xứ ủy, ủy ban Kháng chiến Hành chính, Bộ chỉ huy Khu 7, Khu 8. Là bàn đạp tân công của lực lượng vũ trang miên Trung Nam Bộ... Chiến khu Đồng

30

Tháp Mười cũng chính là nơi ra đời các lực lượng vũ trang tập trung đầu Tiền ở Trung Nam Bộ [7, tr.451].

Bên cạnh đó, các binh công xưởng nhanh chóng ra đời, sản xuất vũ khí, đạn dược đáp ứng yêu cầu chiến đấu của lực lượng vũ trang:

- Binh công xưởng chi đội 17 trực thuộc Trung đoàn 105, Liên Trung đoàn 105 - 120, Trung đoàn Đồng Tháp, là xưởng chế tạo vũ khí của đơn vị chủ lực Vệ quốc đoàn Khu 8 hoạt động trên địa bàn tỉnh Mỹ Tho trong kháng chiến chống Pháp.

Binh công xưởng được thành lập vào giữa tháng 8-1946, cùng lúc với việc thành lập Chi đội 17. Binh công xưởng chi đội 17 tổ chức gọn nhẹ, có khả năng cơ động trong vùng đóng quân của Chi đội. Nhiệm vụ là chế tạo mìn, lựu đạn; phục hôi, sửa chữa vũ khí, đạn dược, trang bị, phương tiện kỹ thuật nhăm đáp ứng kịp thời nhiệm vụ tác chiến của bộ đội.

Tháng 7-1947, Chi đội 17 đổi thành Trung đoàn 105. Binh công xưởng trở thành Binh công xưởng Trung đoàn 105. Năm 1948, Binh công xưởng nhận được bổ sung của Binh công xưởng số Ì Khu 8, năng lực công tác được nâng lên một bước.

Tháng 2-1949, Trung đoàn 105 sáp nhập với Trung đoàn 120 (vốn hoạt động trên địa bàn tỉnh Tân An) thành Liên Trung đoàn 105 - 120. Binh công xưởng Trung đoàn 105 sáp nhập với Binh công xưởng Trung đoàn 120 trở thành Binh công xưởng Liên Trung đoàn 105 - 120.

Giữa năm 1950, Liên Trung đoàn 105 - 120 giải thể, được bổ sung để thành lập Trung đoàn chủ lực Đồng Tháp. Binh công xưởng trở thành Binh công xưởng Trung đoàn Đồng Tháp.

Đen năm 1951, Trung đoàn Đồng Tháp giải thể nên Binh công xưởng cũng giải thể; nhân sự và phương tiện được chuyển giao cho Binh công xưởng của Phân Liên khu miền Đông Nam bộ [7, tr.642].

- Binh công xưởng Khu 8 là các Binh công xưởng của Khu 8, có mối liên hệ gắn bó với công tác sản xuất vũ khí của Mỹ Tho - Gò Công trong kháng chiến chống Pháp.

Đầu năm 1946, Binh công xưởng số 1 và Binh công xưởng số 2 của Khu 8 được thành lập. Binh công xưởng số Ì ở tỉnh Tân An sát phía Bắc tỉnh Mỹ Tho do kỹ sư Dương Hữu Thời (Phương Thanh) làm Giám đốc. Binh công xưởng số 2 đặt ở bên kia sông Tiền thuộc tỉnh Bến

31

Tre. Đây là hai công xưởng lớn với đầy đủ các bộ phận đúc, tiện, nguội, rèn, gò, hàn, chế tạo lựu đạn, sản xuất thuốc nổ và sửa chữa súng.

Hai binh công xưởng trên được thành lập đã có ảnh hưởng tích cực đến việc xúc tiến hoạt động quân giới của hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công. Từ năm 1948, địch thường xuyên đánh lớn vào Đồng Tháp Mười, các binh công xưởng là mục tiêu đánh phá của chúng. Vì vậy, Khu 8 phải sắp xếp gọn các binh công xưởng lại thành hai Liên xưởng Ì và 2, nhân viên, máy móc phân tán một phần cho các binh công xưởng tỉnh và binh công xưởng các trung đoàn thuộc phạm vi Đồng Tháp Mười.

Đầu năm 1951, Khu 8 giải thể, Phân Liên khu miền Đông Nam bộ được thành lập. Tỉnh Mỹ Tho mới (gồm cả Gò Công) thuộc Phân Liên khu miền Đông. Liên xưởng Ì giải thể, nhân viên và phương tiện máy móc được bổ sung cho Liên xưởng Mỹ Tho - Tân An của tỉnh Mỹ Tho, nhằm đáp ứng kịp nhu cầu của cuộc chiến đấu chống địch lấn chiếm khu căn cứ Đồng Tháp Mười. Trên địa bàn Đồng Tháp Mười, Phân Liên khu miền Đông chỉ còn có Liên xưởng 2. Nhưng đến năm 1952, Đồng Tháp Mười bị lụt lớn, việc ăn ở, sản xuất đều rất khó khăn, Liên xưởng 2 giải thể, rồi bổ sung cho Liên xưởng tỉnh Mỹ Tho để cán bộ, công nhân kỹ thuật tiếp tục sản xuất vũ khí phục vụ chiến đấu, góp phần đánh thắng quân Pháp [7, tr.643].

- Binh công xưởng Mỹ Tho được thành lập tháng 9-1945, trực thuộc ủy ban Kháng chiến tỉnh, do Giáo Lộ phụ trách. Cán bộ kỹ thuật, công nhân, phương tiện máy móc lấy từ Hãng Xáng Mỹ Tho. Thuốc đạn lấy từ đồn Rạch cốc (tỉnh Chợ Lớn). Sản phẩm đầu Tiền là lựu đạn và đạn rờ - sạc. Quân Pháp chiếm đóng tỉnh lỵ Mỹ Tho vào tháng 10-1945 và mở rộng ra toàn tỉnh. Binh công xưởng cũng được di chuyển theo bộ đội vào khu vực giáp ranh bắc Mỹ Tho - Tân An (Long An).

Giữa tháng 3-1946, thực hiện chủ trương của ủy ban Kháng chiến tỉnh, binh công xưởng được tăng cường thêm hàng trăm thợ bạc, thợ đúc, thợ hàn. Nguyên vật liệu sản xuất là sắt đường ray xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho (là tuyến đường sắt đầu Tiền ở nước ta, chiều dài là 71km, được xây dựng vào tháng 11-1881), đồng thau, gang, chì, kẽm do quần chúng góp nhặt khắp nơi trong tỉnh gửi về ủng hộ. Đồn địch lúc này xây dựng rất thô sơ, bằng gỗ, lợp lá, rất dễ cháy. Theo sáng kiến của đồng chí Trần Văn Vi (quê ở Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh, binh công xưởng đã sản xuất "léc-ta" là loại ná mà

32

tên bắn là một ống trúc chứa xăng đính kèm một mảnh "lắc đề-sạc" phía sau. Khi bắn, đốt mảnh "lắc đề-sạc" rồi bắn cầu vồng cho rơi lên nóc đồn. Loại vũ khí đơn giản này đã thiêu cháy hàng chục đồn địch. Ngoài "léc-ta", binh công xưởng còn sản xuất hàng loạt lựu đạn, súng ngắn và đạn rờ-sạc.

Đầu năm 1947, Binh công xưởng Mỹ Tho được đôi thành Dân quân xưởng Mỹ Tho. Năm 1948, Dân quân xưởng Mỹ Tho được tăng cường lực lượng kỹ thuật và máy móc từ Binh công xưởng số 1 của Khu 8, nhờ vậy mà năng lực sản xuất cao hơn. Thời kỳ này, địch bắt đầu triển khai các cuộc hành quân lớn vào Đồng Tháp Mười. Mục tiêu quan trọng của chúng là đánh phá kho tàng, binh công xưởng của ta.

Đầu năm 1951, Dân quân xưởng Mỹ Tho kết họp với Dân quân xưởng Tân An đồng thời nhận được bổ sung của Liên xưởng số Ì của Khu 8, thành lập Liên xưởng Mỹ tho - Tân An do đồng chí Nguyễn Văn Nghiêm làm Giám đốc. Liên xưởng chuyển vào khu vực kinh Dương Văn Dương giữa Đồng Tháp Mười. Đến năm 1952, Liên xưởng Mỹ Tho - Tân An lại nhận được bổ sung của Liên xưởng 2 Phân Liên khu miền Đông Nam bộ, trở thành binh công xưởng lớn nhất, số cán bộ kỹ thuật và công nhân lên đến 500 người, hoạt động trong khu vực Đồng Tháp Mười. Giám đốc là kỹ sư Dương Hữu Thời (Phương Thanh), nguyên Giám đốc Binh công xưởng số Ì Khu 8; ông chính là người chế tạo loại mìn Pê-ta (mìn phá công sự), bằng sự vận dụng lý thuyết "sóng xung lực đối diện ngược chiều" làm tăng gấp đôi sức công phá so với các loại mìn khác. Mìn Pê-ta trở thành vũ khí lợi hại của binh chủng mới "đặc công" vừa hình thành [7, tr.644].

Căn cứ Đồng Tháp Mười có địa hình trống trải, dễ bị phi cơ địch phát hiện, vì thế Liên xưởng phải phân tán theo từng bộ phận chuyên môn, ở xen kẽ với các nhà dân trên các bờ kinh và dựa vào dân, giữ gìn bí mật kết hợp với sự bố phòng chặt chẽ như gài mìn, lựu đạn, địa lôi chung quanh khu vực cùng các phương án phòng tránh, đánh địch. Nhờ vậy, trải qua nhiều cuộc càn quét, đánh phá của địch, ta vẫn không bị thiệt hại. Trận lụt lớn năm 1952 ở Đồng Tháp Mười vẫn không làm ngưng trệ công việc sản xuất của binh công xưởng. Phương châm tác chiến mà Trung ương đề ra cho chiến trường Nam bộ trong lúc này chủ yếu là du kích chiến. Do đó, ngành quân giới phải bảo đảm vũ khí cho nhiệm vụ phát triển chiến tranh du kích, phá vây, chống càn quét, mở rộng vùng, bảo đảm cho tiểu đoàn độc lập đánh vận động

33

chiến, đẩy mạnh sản xuất khối lượng lớn vũ khí như các loại mìn chống bộ binh, lựu đạn, đồng thời với nghiên cứu sáng chế vũ khí đánh các phương tiện cơ giới, đánh tàu, đánh đồn địch như đạn chống tăng, mìn Pê-ta, đạn cối 60 - 81mm.

Từ năm 1953 đến năm 1954, Liên xưởng Mỹ Tho - Tân An là nguồn cung cấp, là cơ sở bảo đảm về trang bị và vũ khí lớn nhất cho bộ đội chủ lực hoạt động trên địa bàn ba tỉnh Mỹ Tho, Tân An, Gò Công [7, tr.644].

- Binh công xưởng Mỹ Tho - Gò Công là xưởng sản xuất, sửa chữa, bảo trì vũ khí, đạn dược, phương tiện kỹ thuật quân sự phục vụ cho nhu cầu quốc phòng trong kháng chiến.

Đầu năm 1947, khi thành lập Tỉnh đội dân quân, ta tổ chức dân quân xưởng, nhưng tổ chức này chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đổi thành binh xưởng vũ khí. Tuy gọi là binh công xưởng nhưng cơ sở vật chất chỉ có những chiếc máy tiện, máy phay, máy khoan cũ kỹ, nguyên vật liệu, hóa chất vốn dĩ không dùng để chế tạo vũ khí, nhưng lại là nơi sản sinh ra hàng chục hàng trăm loại vũ khí tự tạo, góp phần làm nên nhiều chiến thắng quân sự trong kháng chiến.

- Binh công xưởng tỉnh Gò Công được thành lập vào tháng 9 - 1945, tại nhà ông Lý Thành Bộ ở ấp Tây, xã Vĩnh Lợi; sau dời về nhà ông Năm Hiểu, con trai Hội đồng Mi thuộc ấp Vĩnh Quý, xã Vĩnh Hưu. Binh công xưởng do Nguyễn Văn Giáp và Bảy Ngà phụ trách. Máy móc do ủy ban Kháng chiến Nam bộ trang bị, lấy từ Hãng xáng Mỹ Tho. Nhân công là các thợ bạc trong tỉnh. Thuốc đạn lấy từ đồn Rạch cốc (Chợ Lớn). Sản phẩm đầu Tiền của binh công xưởng là bom lửa, lựu đạn cán chày, súng ngắn ru-lô, vỏ đạn súng tiểu liên và đạn súng trường rờ-sạc.

Cuối năm 1945, quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Hưu. Binh công xưởng phải di chuyển sang khu vực các xã Lý Nhơn, Lý Thuận, Đồng Hòa thuộc rừng Sác (Gia Định).

Năm 1946, thực hiện chủ trương tăng cường năng lực sản xuât vũ khí của tỉnh, binh công xưởng được bổ sung hàng trăm thợ bạc và công nhân có tay nghề hàn, đúc... Nguyên vật liệu như đông thau, gang, chì, kẽm được quân chúng khăp nơi trong tỉnh đóng góp.

Đầu năm 1947, binh công xưởng đổi thành Dân quân xưởng Gò Công. Cuộc sống ở rừng rất kham khổ, địch phong tỏa gắt gao khiến có lúc thiếu cả gạo ăn và nước ngọt. Địch nhảy dù đánh căn cứ nhưng ta không bị thiệt hại.

34

Giữa năm 1948, quyết định của ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh tập trung các xưởng sản xuất vũ khí thành binh công xưởng thống nhất của tỉnh, do đồng chí Phạm Ngọc Quyền làm Giám đốc. Binh công xưởng được củng cố. Cán bộ kỹ thuật, nhân công, máy móc được quân giới Khu 8 bô sung, mua mới, nguồn vật liệu được tỉnh cung cấp dồi dào. Quy mô tổ chức của binh công xưởng ngang cấp tiểu đoàn, quân số lên đến 250 người [7, tr.645]. Hoạt động của binh công xưởng chủ yếu là sáng chế và sản xuất các loại vũ khí như súng moóc-chê (súng cối), súng ngắn, bộc phá, lựu đạn gài, lựu đạn ném và đạn các loại súng thông dụng.

Từ đầu năm 1951 đến cuối năm 1952, địch đóng bót, bao vây làm cho căn cứ bị thu hẹp, binh công xưởng phải phân tán một bộ phận sang ở xã Phú Thạnh Đông thuộc cù lao Lợi Quan giữa sông Tiền. Liên lạc với tỉnh bị cắt đứt, buộc binh công xưởng phải bắt liên lạc với Khu 7 để bảo tồn cơ sở và duy trì hoạt động. Trong thời gian này, binh công xưởng đưa lực lượng và phương tiện tham gia hơn 30 chuyến tải hàng và đưa đón cán bộ của Trung ương từ Khu 7 xuống Khu 9.

Cuối năm 1952, lực lượng binh công xưởng tổ chức vây ép các đồn bốt, đánh địch càn quét, giải tỏa, bứt địch rút chạy khỏi các đồn ở Lý Nhơn, Lý Thuận, Đồng Hòa.

Đầu năm 1953, binh công xưởng nối lại được liên lạc với tỉnh Gò Công, nhận được lương thực tiếp tế, tiếp tục cung cấp vũ khí cho cuộc chiến đấu ở Gò Công đang vào giai đoạn chuyển thế. Khi đó địch phong tỏa sông Soài Rạp rất dữ nhưng không ngăn được các chuyến hàng của binh công xưởng qua sông. Có trường hợp phải hy sinh người nhưng đường chuyển hàng vẫn không đứt.

Đông - Xuân 1953 - 1954, binh công xưởng chia làm ba bộ phận, một bộ phận ở lại căn cứ, một bộ phận sang cồn Nghêu (giáp Bến Tre) sản xuất, kịp thời phục vụ cho chiến trường và một trung đội vũ trang trực tiếp tham gia chiến dịch. Trung đội vũ trang đã đánh chiêm các bót Tân Phước, Gia Thuận, Bình An, Tân Bình Điền, giải phóng khu vực ven biển Gò Công.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, binh công xưởng tỉnh Gò Công gắn bó với phong trào chiến tranh nhân dân ở địa phương, vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuât săc nhiệm vụ, bảo đảm vũ khí cho bộ đội Gò Công chiến đâu thăng lợi [7, tr.645].

35

- Binh công xưởng Tiểu đoàn 305 được thành lập cuối năm 1947, cùng với sự ra đời của

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)