HUỲNH CÔNG TRỨ (Nhà văn) (192 6- 1990

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 156 - 158)

SƯU TẦM

HUỲNH CÔNG TRỨ (Nhà văn) (192 6- 1990

An, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), trong một gia đình trí thức yêu nước.

Thuở nhỏ, ông học giỏi, từng học trường Collège de Mytho (nay là trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) và Ban Triết trường Lycée Pétrus Ký ở Sài Gòn (nay là trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong, thành phố Hồ Chí Minh).

Tháng 8 - 1945, từ Sài Gòn, ông trở về Mỹ Tho, hoạt động tích cực trong phong trào Thanh niên Tiền phong và tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh nhà.

Tháng 10 - 1945, ông thoát ly gia đình, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp khi bọn chúng quay trở lại xâm chiếm Nam bộ. Từ đó cho đến năm 1954, ông là cán bộ sáng tác văn học thuộc các cơ quan, như Ban Tuyên truyền huyện Chợ Gạo, Ban Tuyên truyền Tiểu đoàn 309, Phòng Chính trị Quân khu 8 và Ban Tuyên truyền Phân Liên khu miền Đông Nam bộ.

Trong thời kỳ này, ông đã sáng tác nhiều thể loại văn học vừa có giá trị nghệ thuật, vừa có ý nghĩa chính trị, nhất là đã có tác dụng tốt trong việc động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, như tập truyện ngắn Giữ đất, đặc biệt tập truyện vừa Con đường sống đoạt được giải nhất giải thưởng văn học Cửu Long năm 1951.

Sau năm 1954, ông được tổ chức phân công ở lại miền Nam, hoạt động công khai, họp pháp trong giới trí thức và văn nghệ sĩ dưới tư cách là giáo viên giảng dạy hai môn Văn học và Pháp văn tại các trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Ông là cán bộ Ương bộ phận Trí vận thuộc thành ủy Mỹ Tho.

Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng (1975), ông lần lượt trải qua các chức vụ, như cán bộ Phòng Dân vận thuộc ủy ban Quân quản thành phố Mỹ Tho, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở thị trấn Cái Bè, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện Cái Bè (Tiền Giang).

157

Năm 1984, ông được giải quyết chế độ hưu trí. Do có những đóng góp cho nền văn học và nhất là nền giáo dục của nước nhà, nên ông được Nhà nước trao tặng huy chương "Vì sự nghiệp giáo dục".

Năm 1990, ông qua đời tại Cái Bè, thọ 74 tuổi.

[Nguồn: 35, 73]

158

ĐẶNG MINH TRỨ (Giáo viên) (1900- 1981)

Giáo sư Đặng Minh Trứ sinh năm 1900 tại làng Vĩnh Kim, huyện Chợ Giữa, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình trung nông. vốn thông minh, cậu Đặng Minh Trứ luồn là một học sinh xuất sắc, đã đổ vào trường Trung học Mỹ Tho, rồi được vào trường Chasseloup Laubat và đổ tú tài hạng ưu. Do đó, chính quyền thuộc địa đã cấp cho Đặng Minh Trứ học bổng sang Pháp học tại Đại học Tổng hợp Montpellier. Đến năm thứ ba, vì đã nhận được hai chứng chỉ, sinh viên Đặng Minh Trứ chuẩn bị luận án Tiến sĩ. Nhưng, thình lình anh lặng lẽ bỏ học và xách va ly về nước. Chỉ vì anh không nhận điều kiện buộc anh phải lấy quốc tịch Pháp mới được bảo vệ luận án Tiến sĩ.

Về nước, ông dạy vật lý tại trường Lycée Pétrus Ký (nay là trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh). Nổi tiếng là một thầy giáo có tính khẳng khái, chính trực, tận tụy với nghề và hết lòng vì học sinh.

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cách mạng, cùng với các nhà giáo yêu nước Nguyễn Văn Chì, Trần Văn Nguyên tiếp quản Nha Học chính Nam kỳ và thành lập Sở Giáo dục Nam bộ.

Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tích cực vận động các giới nhân sĩ, trí thức, giáo chức... tham gia phong trào trí thức chống thực dân Pháp, ủng hộ kháng chiến, ông cũng là người vận động các giới nhân sĩ, trí thức... ký tên vào bản Tuyên ngôn của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1947. Sau đó, ông đã cùng cụ Lưu Văn Lang và bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đi gặp Cao ủy Pháp Bollaert để trao bản Tuyên ngôn, nhằm phản đối chính phủ tay sai Bảo Đại và đòi Chính phủ Pháp phải xúc tiến việc thương thuyết với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam.

Trước khi vào khu kháng chiến, giáo sư Đặng Minh Trứ còn tham gia vận động thành lập Thành hội Liên Việt (tức Hội Liên Việt của Thành Sài Gòn - Chợ Lớn) và trở thành người phụ trách Phân hội Giáo chức, phân hội đông nhất trong các phân hội của Thành hội Liên Việt (phân hội Nông gia, phân hội Dược sĩ...).

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 156 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)