3.2.1.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang trong giai đoạn 1954-1960

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 64 - 70)

NGÀY TIỀN GIANG GIẢI PHÓNG 30/4/1975)

3.2.1.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang trong giai đoạn 1954-1960

Tiền Giang nói chung càng củng cố niềm tin, quyết tâm đấu tranh chống lại kẻ thù mới là đế quốc Mỹ và bọn tay sai để giành lấy nền độc lập cho nước nhà.

Sau năm 1954, thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Genève, một số cán bộ lãnh đạo tỉnh đã lên đường tập kết ra Bắc như nhà thơ Hoàng Tố Nguyên, nhà thơ Bảo Định Giang, bác sĩ Phạm Văn Út, nhà văn Đoàn Giỏi, nhạc sĩ Dương Tấn Hương... Trong đó, bác sĩ Phạm Văn Út được

65

Nhà nước phân công làm Hiệu trưởng trường Học sinh miền Nam số 6 đặt tại Hải Phòng. Trong những năm công tác ở đây, ông đã đem hết nhiệt tình và năng lực chuyên môn của mình để chăm sóc, dạy dỗ con em quê hương miền Nam đang sinh sống và học tập trên đất Bắc thành những cán bộ cách mạng có đủ đức tài nhằm phục vụ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những cán bộ còn lại được giao nhiệm vụ mới:

Trên lĩnh vực giáo dục, theo chủ trương của Đảng một số cán bộ đã tập kết ra miền Bắc để được đào tạo tiếp tục nhằm chuẩn bị cho tương lai, số cán bộ còn lại được điều động nhận nhiệm vụ mới hoặc trở thành giáo viên sống hợp pháp ở thị xã, thị trấn với hoạt động chủ yếu là dạy học. Tiêu biểu là đồng chí Lưu Tấn Phát. Sau năm 1954, ông được Đảng phân công ở lại miền Nam tiếp tục chiến đấu. Lúc bấy giờ, địch tăng cường đánh phá phong trào cách mạng rất ác liệt. Tuy vậy, ông vẫn kiên trì bám trụ địa bàn huyện Cai Lậy, ra sức xây dựng cơ sở cách mạng, lực lượng chính trị của quần chúng và nhất là lực lượng vũ trang. Trong thời kỳ đầy khó khăn và thử thách này, ông lần lượt giữ nhiệm vụ là Huyện đội trưởng rồi Bí thư Huyện ủy Cai Lậy. Với cương vị của mình, ông đã góp phần quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện nhà tiến lên vững chắc, trở thành một trong những địa phương có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất của tỉnh Mỹ Tho [7, tr.961].

Trong khi đó, các giáo viên từ vùng kháng chiến trở về, với kinh nghiệm và kiến thức phong phú, đã ra sức phát huy vai trò của mình trong hoàn cảnh mới. Trong đó có giáo sư Lê Văn Chí trở về Sài Gòn tham gia Ban Trí vận, vận động trí thức chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới. Những giáo viên này đã khéo léo, từng bước đưa nội dung Tiền bộ, yêu nước vào chương trình học, nhát là các môn Văn học, Lịch sử, Công dân giáo dục, Địa lý... nhằm giành lại học sinh, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh; đồng thời lôi kéo giáo viên dạy ở vùng địch kiểm soát hướng về cách mạng.

Trên lĩnh vực y tế, chấp hành sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và ủy ban hành chính kháng chiến, một số cán bộ nòng cốt được ngành chuyển qua các tổ chức hợp pháp, chuyển vùng hoặc trở về quê hương bám xóm, ấp tạo thế họp pháp dưới sự lãnh đạo của chi bộ cơ sở.

66

Trong thời kỳ từ 1955 - 1956, y tế Tiền Giang hoạt động hợp pháp đã tuyên truyền, vận động nhân dân vệ sinh, phòng bệnh, xây dựng nếp sống mới, chống mê tín dị đoan, chổng địch khủng bố, đòi địch hiệp thương tuyển cử, thống nhất đất nước.

Trong những năm 1957 - 1959, Mỹ - Diệm âm mưu phá hoại hiệp định Genève, chia cắt đất nước lâu dài, chúng tiến hành khủng bố những người kháng chiến cũ ... Một số cán bộ cách mạng ngành y tế bị địch phát hiện, bắt bớ, giam câm; một sô cán bộ phải "điêu lăng" đi nơi khác. Một sô cán bộ y tê do sự truy bức, khủng bố của địch đã vượt tuyến ra Bắc như bác sĩ Chín Hạnh, bác sĩ Xuân ... [7,tr.988].

Trên lĩnh vực báo chí, trong thời gian này, công tác tuyên truyền cũng bát đâu chuyên hướng sang vận động quân chúng tham gia đâu tranh đòi quyên dân sinh dân chủ, chống bắt bớ trả thù người kháng chiến, đòi tổng tuyển cử, vạch trần âm mưu chia cắt đất nước của địch ... Đầu năm 1951, Tỉnh ủy Mỹ Tho chủ trương xuất bản tờ Thông tin Mỹ Tho, do đồng chí Nguyễn Văn Minh, Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên truyền - Huân học phụ trách.

Năm 1954, theo sự phân công của tổ chức, Cao Hải Đễ trở về Sài Gòn, tiếp tục cuộc đâu tranh trên lĩnh vực báo chí. Đê tạo vỏ bọc hoạt động, ông ứng cử và trúng cử ủy viên Hội đồng tỉnh Định Tường.

Cuối năm 1957, một sự kiện báo chí nổi lên khá rầm rộ ở Mỹ Tho, đó là việc tỉnh trưởng Nguyễn Trân tổ chức "đấu lý" về chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa quốc gia cùng các nhà báo. Theo lời kể của nhà báo Nam Thanh - tức nhà văn Nguyên Hùng - trên báo Ấp Bắc xuân 2001 thì sự kiện này diễn ra như sau:

"Thời điểm này có 14 người, trong đó có li nhà báo bị chính quyền Diệm bắt giam ở khám đường Mỹ Tho gồm: Triệu Công Minh - báo Phụ Nữ Diễn Đàn, Đồng Văn Nam - báo Buổi Sáng, Hương Ngọc - báo Sài Gòn Mới, Phan Ba - báo Buổi Sáng, Nguyễn Bảo Hóa - báo Tầm Nguyên, Tô Văn Mạnh - báo Sài Gòn Mới, Trần Quang Độ - báo Chị Cùng Em, Nam Thanh - báo Lẽ sống, Lê Dân -báo Điện Ảnh, Phương Ngọc - báo Buổi Sáng cùng 3 trí thức gồm: Dược sĩ Mã Thị Chu, Cử nhân luật Nguyễn Văn Diệp, Cán bộ Thanh vận Nam Bộ Nguyễn Văn Hiếu. Nguyễn Trân buộc họ phải ra rạp hát Viễn Trường đấu lý tranh luận với hắn về chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa quốc gia, nhằm lợi dụng sự việc này để nói xấu, xuyên tạc chủ nghĩa Cộng sản, Đảng, Bác Hồ, chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và những người kháng

67

chiến; đề cao cái gọi là chế độ "quốc gia, cộng hòa, nhân trị" của chính quyền Diệm, qua đó, kiếm chiếc ghế Bộ trưởng Thông tin hay Bộ trưởng Chiêu hồi. Nắm được ý đồ nham hiểm của tên Tỉnh trưởng háo danh, các nhà báo và trí thức đã "tương kế tựu kế", chấp nhận "đấu lý"; nhưng yêu cầu đổi hình thức là một cuộc họp báo.

Ngày 14-6-1958, cuộc "đấu lý" đã diễn ra tại rạp hát Viễn Trường (nay là rạp Mỹ Tho, Tiền Giang) trước sự chứng kiến của hàng ngàn quần chúng và hàng trăm nhà báo của tất cả các tờ báo ở Sài Gòn. Với lập luận sắc sảo, nhạy bén, đúng đắn và đầy sức thuyết phục, các nhà báo và trí thức yêu nước đã đập tan những luận điệu xằng bậy, xấu xa của Nguyễn Trân, tố cáo chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, nêu bật tính chính nghĩa, vì dân vì nước của những người cách mạng.

Trong khán phòng, mỗi lời đối đáp của các nhà báo và trí thức đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng nhiệt liệt của quần chúng. Nguyễn Trân bị "bẽ mặt", đành phải chịu thất bại và kết thúc cuộc "đấu lý" trong một buổi thay vì kéo dài cả ngày như kế hoạch.

Sau cuộc "đầu lý", Nguyễn Trân bị các tờ báo chống cộng, như Tự Do, Ngôn Luận, Người Việt Tự Do "đập" cho tơi tả vì đã "thua trí cộng sản". Đèn tháng 11 năm 1958, y bị Ngô Đình Diệm cách chức Tỉnh trưởng và chuyển đi nơi khác. Cuộc "đấu lý " của các nhà báo và trí thức yêu nước đã giành được thắng lợi rực rỡ" [31,tr.40].

Năm 1958, Tỉnh ủy cử đồng chí Huỳnh Văn Niềm - phó Ban Tuyên huấn (sau là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang) - gầy dựng tờ báo Tranh Đấu, nhằm mục đích tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm, khẳng định sự tồn tại của Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng đối với Đảng. Lực lượng viết là các đồng chí tỉnh ủy viên và cán bộ của Tỉnh ủy. Các bài vở, tin tức của báo xoay quanh hai vấn đề lớn là tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm và phản ánh phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. Trong hoàn cảnh bị địch khủng bố ác liệt, sự có mặt của tờ báo đã trở thành niềm tin cho cán bộ đảng viên và quần chúng nòng cốt.

Đầu năm 1959, tờ báo Tranh đấu được đổi tên thành Vùng lên do đồng chí Nguyễn Văn Bi trực tiếp phụ trách cùng với các đòng chí Nguyễn Nhuận, Huỳnh Văn Hồ, Phạm Văn Đúng, Trần Văn Mai ... Báo đã có tác dụng to lớn trong việc nâng cao ý chí chiến đấu giữ vững lập trường trước mọi gian khổ hy sinh của cán bộ, đảng viên.

68

Trong hoạt động vũ trang, tuyên truyền. Tháng 5-1959, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Mỹ Tho họp tại kinh Ba, xã Đốc Binh Kiều. Hội nghị khẳng định lại chủ trương: gọi số cán bộ, đảng viên có năng lực đi "điều lắng" về bổ sung vào các Huyện ủy và cơ sở. Hội nghị chủ trương khui hầm súng để trang bị cho lực lượng vũ trang tuyên truyền hoạt động hỗ trợ quần chúng đấu tranh phá thế kềm kẹp của địch.

Thực hiện chủ trương trên, một số cán bộ đi "điều lắng" được gọi về bổ sung cho Huyện ủy Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, thành lập Ban cán sự các huyện: Chợ Gạo, thị xã Mỹ Tho, Gò Công và Hòa Đồng, bố trí 30 đảng viên về các xã thuộc huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành để lãnh đạo các chi bộ A. Ba mươi khẩu súng được khui lên, trang bị cho 3 tiểu đội vũ trang tuyên truyền vừa mới tái lập đang hoạt động trên địa bàn các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Cái Bè [7, tr.479]. Hoạt động của lực lượng vũ trang tuyên truyền làm cho hội tề, công an, dân vệ... ở các xã phía Bắc lộ 4 thuộc ba huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành bắt đầu co lại. Tháng 5-1959, ngụy quyền đưa máy chém về tỉnh chém đồng chí Vương Trì Thống ở huyện Chợ Gạo, đồng chí Võ Văn Bảy ở xã Thạnh Phú, huyện Cai Lậy để uy hiếp tinh thần nhân dân. Việc đàn áp đẫm máu của địch càng làm cho quần chúng thêm căm thù. vấn đề nổi dậy, diệt ác, phá kềm giành quyền làm chủ trở thành yêu cầu bức xúc của cán bộ và nhân dân.

Tháng 12-1959, hội nghị Khu ủy Khu 8 tại huyện Hồng Ngự (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) có đại biểu các Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ về dự. Sau khi thảo luận Nghị quyết 15 và Nghị quyết của Xứ ủy, hội nghị chủ trương phát động quần chúng nổi dậy phá thế kềm kẹp, giành quyền làm chủ nông thôn.

Đầu năm 1960, Lưu Tấn Phát - Tỉnh đội phó Tỉnh đội Mỹ Tho - đã cùng với Ban tham mưu Tỉnh đội đề ra nhiệm vụ củng cố và tăng cường lực lượng vũ trang của toàn tỉnh, nhất là các tiểu đoàn địa phương quân, vững mạnh cả về chính trị, quân số, kỹ - chiến thuật, sức mạnh chiến đấu, trang bị, hậu cần, .v.v... để từ đó, đủ sức đánh bại các cuộc hành quân càn quét của quân đội ngụy quyền, tiến lên chủ động đánh địch, góp phần làm chuyển biến cục diện trên chiến trường theo hướng có lợi cho ta.

Tháng 1 năm 1960, Thị xã ủy thành lập đội tuyên truyền đột xuất để phối hợp hành động giữa phong trào ở nội ô và ngoại ô. Trong nội ô chuẩn bị băng cờ, truyền đơn, biểu ngữ. Đồng thời khôi phục các đường dây liên lạc, móc nối lại các cơ sở.

69

Từ ngày 21 đến 23-1-1960, Tỉnh ủy Mỹ Tho họp quán triệt Nghị quyết 15, Nghị quyết của Xứ ủy và Khu ủy tại kinh Ba, huyện Cái Bè. Tỉnh ủy chủ trương đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền hổ trợ phong trào nổi dậy của quần chúng giành quyền làm chủ nông thôn. Tỉnh ủy chỉ đạo thành lập Ban quân sự tỉnh và Ban quân sự các huyện, phát triển lực lượng vũ trang, khui hết các hầm súng còn lại để trang bị. Hội nghị đề ra yêu cầu cụ thể là lực lượng vũ trang tiến hành cồng tác tuyên truyền, thị uy, diệt ác ôn, phát động quần chúng nổi dậy. Hội nghị chỉ rõ, phá thế kềm kẹp đến đâu thì giải quyết vấn đề ruộng đất đến đó, trên tinh thần đoàn kết nông dân và hình thành chính quyền cách mạng với hình thức nhân dân tự quản. Tỉnh ủy chủ trương phát động phong trào lạc quyên ủng hộ cách mạng sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân [7, tr.480].

Ngày 24-2-1960, cuộc nổi dậy của nhân dân Mỹ Tho nổ ra ở các xã dọc theo tuyến kinh Nguyễn Văn Tiếp, từ xã Hưng Thạnh, huyện Châu Thành đến xã Hậu Mỹ, huyện Cái Bè. Tiếp đến tháng 6-1960, một bộ phận đơn vị vũ trang 514 xuống huyện Chợ Gạo đánh bót Thanh Bình và Trung Hòa hỗ trợ cho nhân dân Chợ Gạo nổi dậy. Phong trào diệt ác phá kềm làm cho đại đa số quần chúng vô cùng phấn khởi. Do vậy, khi được vận động gây quỹ ủng hộ cách mạng, nhân dân đã nhiệt tình hưởng ứng. Từ tháng 2 đến tháng 6-1960, nhân dân đóng góp được 800.000 đồng (năm 1958 thu được 20.000 đồng, năm 1959 chỉ thu được 10.000 đồng) [7, tr.480].

Tháng 6-1960, Tỉnh ủy Mỹ Tho họp tại xã Tân Hòa Đông, huyện Châu Thành, triển khai chủ trương của Khu ủy về việc phát động quần chúng "nổi dậy đồng loạt" diệt ác ôn, bao vây bức hàng, bức rút đồn bót địch, giải phóng xã, ấp, làm chủ nông thôn. Tỉnh ủy chọn ngày 20-7 tổ chức cuộc mít tinh ở huyện Cái Bè để kỷ niệm 5 năm ngày ký Hiệp định Genève và mở đầu cho phong trào Đồng khởi ở Mỹ Tho [7,tr.480].

Đêm 20-7-1960, hơn 15.000 quần chúng mít tinh tại Ngã Sáu, xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, tuần hành trên tuyến kinh 28 hướng về lộ 4. Sau đó, hưởng ứng lệnh Đồng khởi do Khu ủy Khu 8 phát động, quân dân Mỹ Tho liên tiếp mở các đạt Đồng khởi vào tháng 9, tháng 11 năm 1960 và đã giành được thắng lợi to lớn [7, tr.480].

Cuối năm 1960, Tỉnh ủy Mỹ Tho tổ chức hội nghị mở rộng ở Tân Hòa Đông, huyện Châu Thành, tổng kết phong trào Đồng khởi. Hội nghị đánh giá: phong trào Đồng khởi trong 6 tháng

70

cuối năm 1960, mặc dù chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra, nhưng đạt được những thắng lợi quan trọng. Hội nghị chỉ rõ, ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, việc bao bức đồn bót, tiêu diệt địch, lấy súng địch... còn ít (chỉ lấy được 195 súng) [7, tr.480]. Các huyện Chợ Gạo, Hòa Đồng, Gò Công, quần chúng chưa nổi dậy đồng loạt, lực lượng vũ trang tuyên truyền hoạt động theo phương thức diệt ác ôn, phá thế kềm kẹp riêng lẻ chưa kết hợp với phát động quần chúng. Tỉnh ủy chủ trương, trong thế phá kềm kẹp của địch, phải diệt được bọn ác ôn thì quần chúng mới nổi dậy mạnh mẽ. Tỉnh ủy chỉ đạo phải tích cực xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là tự vệ chiến đấu ở xã ấp, xây dựng chính quyền tự quản để quản lý vùng giải phóng, chuẩn bị thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh và các huyện.

Những thắng lợi trong giai đoạn 1954-1960, mà đỉnh cao là cao trào Đồng khởi đã đưa phong trào cách mạng tỉnh Mỹ Tho từ thế đấu tranh chính trị đơn thuần chuyển sang thế tiến công cách mạng. Trong những thắng lợi đạt được trí thức đã góp phần cùng phong trào cách mạng toàn miền Nam tạo ra bước ngoặt mới có ý nghĩa làm thay đổi cục diện ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn lâm vào thời kỳ khủng hoảng triền miên, chiến lược "Chiến tranh đom phương" của Aixenhao được thực thi ở miền Nam đã bị phá sản. Tháng 3-1961, Khu ủy Khu 8 tổ chức hội nghị tổng kết phong trào Đồng khởi toàn Khu và chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng từ đấu tranh chính trị sang chiến tranh cách mạng.

Cùng với khí thế Đồng khởi của nhân dân toàn miền, cuối năm 1960 đầu năm 1961 nhiều sự kiện chính trị quan trọng đã diễn ra càng cổ vũ nhân dân và tuổi trẻ Tiền Giang đứng lên

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 64 - 70)