3.2.4.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang giai đoạn từ 1973-1975

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 86 - 94)

NGÀY TIỀN GIANG GIẢI PHÓNG 30/4/1975)

3.2.4.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang giai đoạn từ 1973-1975

ngành, quần chúng, nhiều trường học đã được xây dựng; đội ngũ giáo viên ngày càng được củng cố và tăng cường, đáp ứng tốt yêu cầu mở rộng mạng lưới trường lớp và giảng dạy. Ở các thị xã, thị trấn, nhân dân và học sinh ở các trường tích cực tham gia đấu tranh đòi dân sinh - dân chủ, tiếp tục chống quân sự hóa học đường, chống địch bắt học sinh đi lính.

Trong những năm 1973-1975, nội dung báo Ấp Bắc và các tờ tin tức chủ yếu tuyên truyền chống Mỹ - Thiệu vi phạm Hiệp định Paris, động viên, cổ vũ nhân dân xuống đường, nổi dậy chống địch lấn chiếm cắm cờ ngụy ở vùng giải phóng, nêu cao ý chí quyết tâm và tinh thần tự lực tự cường "xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh", dồn mọi nguồn nhân, tài, vật lực vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Chiến lược "chiến tranh cục bộ" thất bại, dịch chuyển sang thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", tăng cường bình định, càn quét đánh phá các căn cứ của ta. Trong tình hình đó, hoạt động của ngành y tế gặp thêm nhiều khó khăn. Cán bộ ngành y tế vừa làm nhiệm vụ của ngành đối với cuộc kháng chiến và nhân dân vừa là người chiến sĩ tham gia bảo vệ cơ

87

quan, bảo vệ thương binh. Lực lượng y tế ở các trạm đồng thời tham gia làm hàng rào chiến đấu, bảo vệ căn cứ.

Tháng 6 năm 1973, do vết thương của bác sĩ Hoàng Lê - Trưởng Ty y tế quá nặng nên Ty y tế chuyển bác sĩ Hoàng Lê lên Dân y Khu để điều trị. Khu đã cử bác sĩ Phạm Liên Nguyệt về làm trưởng Ty y tế Mỹ Tho.

Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với sự lãnh đạo của Đảng, sự giúp đỡ của nhân dân, ngành y tế Tiền Giang ngày càng lớn mạnh. Trong cuộc kháng chiến đầy thử thách, gian khổ và anh dũng có 120 cán bộ ngành y tế đã hy sinh như bác sĩ Việt Hương - Trưởng phòng y tế Chợ Gạo, bác sĩ Lê Thị Cầm - Phó Ty y tế...

Chiến dịch mùa khô năm 1974-1975 triển khai trên toàn miền Nam đã giành được nhiều thắng lợi. Ở Mỹ Tho, Gò Công, thành phố Mỹ Tho... địch liên tiếp bị thất bại nhưng chúng vẫn ngoan cố, tăng cường bắt lính đôn quân, đưa thêm một trung đoàn của sư đoàn 9, 1 thiết đoàn xe bọc thép M.l 13, 1 liên đoàn biệt động quân về tăng cường cho Mỹ Tho. Rất cố gắng nhưng quân số chung của chúng trong hai tỉnh chỉ còn 20.500 tên. số đồn bót chỉ còn 247 đồn tua, căn cứ (quân số, đồn bót giảm hơn một nửa so với đầu năm 1973). Đặc biệt tinh thần của đa số ngụy quân, ngụy quyền ngày càng hoang mang dao động nghiêm trọng [7, tr.505].

Trong khi đó, lực lượng của ta càng đánh càng mạnh (nếu tính chung tất cả các lực lượng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ta có hơn 45.000 người, một lực lượng áp đảo đối với địch), lực lượng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đủ sức tiến công địch giành thắng lợi.

Tháng 10-1974, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị quyết định phương án hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976. Tháng 1- 1975, Bộ Chính trị họp hoàn chỉnh kế hoạch và dự kiến phương án tranh thủ thời cơ giải phóng miền Nam trong năm 1975. Hội nghị chỉ rõ: "Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, để tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc" [7, tr.506].

Giữa tháng 2-1975, Khu ủy mở hội nghị tại ấp Mỹ Lợi A, xã Long Tiền huyện Cai Lậy để tổng kết công tác năm 1974 và đề ra nhiệm vụ 1975. Trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của

88

Bộ Chính trị, Khu ủy hạ quyết tâm giải phóng toàn Khu 8 trong năm 1975 và đề ra nhiệm vụ cho Mỹ Tho - Gò Công là phải đánh dứt diêm sớm một bước giành thăng lợi cao nhát.

Mở màn cho cao điểm tháng 3, từ ngày 11-3 đến ngày 14-3-1975, sư đoàn 8 của Khu đã phối hợp với lực lượng địa phương tiến công tiêu diệt căn cứ cấp tiểu đoàn ở Ngã Sáu xã Mỹ Trung - Cái Bè và đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 7 ngụy đến giải tỏa ở Bằng Lăng. Ở khu vực trọng điểm Chợ Gạo lực lượng 3 thứ quân kết họp với phong trào nổi dậy của quần chúng bao vây bức rút, bức hàng nhiều đồn bót ở các xã, tiếp cận thị trấn Chợ Gạo... Chỉ trong tháng 3 năm 1975, ta đã phát động được hơn 112.300 lượt quần chúng tham gia đấu tranh, trong đó có 3.375 gia đình binh sĩ tham gia đấu tranh binh vận, 11.240 lượt quần chúng tham gia nổi dậy bao bức đồn bót, 6.648 lượt quần chúng tham gia dân công tải đạn ở các tuyến. Ta đã đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 2.037 tên, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn, diệt, bức rút 28 đồn bót, 32 công sở từ xã, ấp, giải phóng nhiều xã, với hàng chục ngàn dân [7, tr.506].

Tình hình phát triển nhanh chóng, thời cơ chiến lược xuất hiện, ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị họp và đề ra quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975.

Đúng 12 giờ đêm ngày 9-4-1975, lệnh tiến công và nổi dậy được phổ biến, ta đồng loạt nổ súng trên toàn chiến trường Mỹ Tho - Gò Công.

Tại chiến trường trọng điểm huyện Chợ Gạo, lực lượng 3 thứ quân bao vây bức rút, bức hàng đồn bót hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy giải phóng toàn bộ các xã phía Đông Tây kinh Chợ Gạo, vây ép một số xã khác và tiếp cận thị trấn Chợ Gạo từ các hướng. Các huyện phía Tây cũng giải phóng hàng loạt các xã, áp sát lộ 4 và các thị trấn Cái Bè, Cai Lậy, Tân Hiệp...

Ở Gò Công, từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 4 năm 1975, khắc phục khó khăn quân, dân Gò Công đã tiến công và nổi dậy bao bức 4 đồn tua, gây thiệt hại 18 đồn khác, phát động được quần chúng ở 15 xã, 40 ấp nổi dậy đấu tranh giành quyền làm chủ [7, tr.507].

Thắng lợi của quân dân Mỹ Tho, Gò Công, thành phố Mỹ Tho làm cho địch lâm vào thế co cụm bị động, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng lớn của Khu 8 vào giữa tháng 4 năm 1975 hành quân an toàn qua lộ 4 (đoạn câu Bên Chùa -Trung Lương) xuống huyện Chợ Gạo,

89

tập kết ở hướng Tây - Nam Sài Gòn đúng thời gian, địa điểm quy định để tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 20-4-1975, Tỉnh ủy tổ chức tập huấn công tác tiếp quản cho các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, các đơn vị vũ trang; đồng thời chỉ đạo cho các cấp khẩn trương hoàn thành tốt khâu chuẩn bị, khi thời cơ đến sẵn sàng vùng lên tiến công và nổi dậy giành chính quyền.

Ngày 26-4-1975, đồng chí Huỳnh Châu sổ (tức Năm Bê), Bí thư Khu ủy Khu 8 truyền "mật lệnh" của Trung ương cho đồng chí Nguyễn Công Bình, Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho với nội dung: "Đánh đổ tập đoàn tay sai Nguyễn Văn Thiệu, thực hiện giải phóng miền Nam". Liền sau đó, đúng Ì giờ sáng ngày 27-4-1975, đồng chí Nguyễn Công Bình triệu tập cuộc họp khẩn cấp gồm các đồng chí trưởng mảng và Ban thường vụ Tỉnh ủy để triển khai chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng tỉnh nhà.

Bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Mỹ Tho - Gò Công, thành phố Mỹ Tho chủ trương "xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh".

- Thành phố Mỹ Tho là trọng điểm của Khu 8. - Thị xã Gò Công là trọng điểm của tỉnh Gò Công. - Thị trấn Cai Lậy là trọng điểm của tỉnh Mỹ Tho.

Với tinh thần "ngàn năm có một ngày" và được Đảng lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy, Tỉnh ủy, quân dân Mỹ Tho - Gò Công - thành phố Mỹ Tho đã anh dũng tiến công và nổi dậy đồng loạt giải phóng hoàn toàn quê hương trong ngày 30-4-1975.

Đầu năm 1975, trước tình hình cục diện chiến trường miền Nam có sự chuyển biến nhanh chóng, thực hiện Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị, băng cờ, khẩu hiệu cách mạng đã được bí mật thực hiện ở một số trường tại thị xã Mỹ Tho, nhằm chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dây giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Với chiến dịch Hồ Chí Minh, thần tốc, táo bạo, bất ngờ quân và dân ta đã làm sụp đổ hoàn toàn ngụy quyền tay sai. Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện lúc 11 giờ 30 ngày 30 tháng 4 năm 1975.

90

Ở Mỹ Tho, Gò Công và thành phố Mỹ Tho tất cả cán bộ, chiến sĩ cùng quần chúng đồng loạt nổi dậy. Thanh niên huyện Chợ Gạo theo trục lộ 24, phối hợp cùng lực lượng tại chỗ giải phóng các xã, nhanh chóng tiến vào thị trấn, phát động quần chúng nổi dậy. Đồng chí Huỳnh Văn Năm, Bí thư Huyện đoàn cùng 3 du kích và thanh niên tại chỗ đã giải phóng đoạn lộ dài lOkm từ giáp ranh thành phố Mỹ Tho đến thị trấn Chợ Gạo. Các lực lượng địa phương và du kích phối hợp cùng quần chúng nổi dậy chiếm lĩnh toàn bộ chi khu Chợ Gạo lúc 13h30 ngày 30/4/1975, là huyện giải phóng sớm nhất của tỉnh.

Ở thị xã Gò Công, khi nghe tin ngụy quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, đoàn viên và thanh niên trong thị xã đã cùng quần chúng nổi dậy xé cờ ba que, đốt hình Thiệu, Minh, phá gỡ khẩu hiệu chống cộng, kéo vào nội thị dùng loa tay, loa điện kêu gọi binh sĩ ngụy buông súng đầu hàng. Đáng chú ý là lực lượng xung kích tiến vào thị xã với khí thế như nước vỡ bờ, vận động cha mẹ, vợ con, anh em binh sĩ vào đồn bốt níu kéo binh sĩ trở về.

Lực lượng đoàn viên tại chỗ, như đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Ánh đã khéo léo tổ chức lực lượng tiếp quản, tham gia giải tán tề điệp, thu gom súng đạn, tiếp thu và giữ gìn trọn vẹn những kho tàng, tài liệu của địch. Anh em còn vận động xe hàng, xe lam, xe đò đến vùng Vĩnh Hưu rước bộ đội về tiếp quản thị xã. 14h30 ngày 30-4-1975, thị xã Gò Công hoàn toàn giải phóng.

Được sự chỉ đạo của Thành ủy, Thành đoàn thành phố Mỹ Tho đã tổ chức bố trí lực lượng đoàn viên tích cực phát động quần chúng theo tòng địa bàn chuẩn bị băng cờ, khẩu hiệu nổi dậy giành chính quyền. 15 giờ ngày 30-4-1975, lực lượng của Thành Đoàn do các đồng chí Nguyễn Thị Hoài Thu (nay là Bộ trưởng ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Khóa X), Lưu Chí Tín (Phó Bí thư Tỉnh Đoàn) phụ trách với trang bị hạn chế đã đánh rã toàn bộ lực lượng ngụy ở phường 5, thu nhiều vũ khí, làm chủ toàn phường. Tiếp đó, chặn đứng một đoàn xe MI 13 của sư đoàn 9 vào ứng cứu bọn trong thành phố. Nhờ dựa vào lực lượng quần chúng thanh niên, anh em đã gọi hàng chi đoàn xe thiết giáp này, thu toàn bộ vũ khí.

Cùng thời gian, học sinh các trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, Lê Ngọc Hân dùng loa phóng thanh gắn trên xe chạy khắp thành phố, thông báo Sài Gòn được giải phóng và kêu gọi binh sĩ địch bỏ súng đầu hàng và yêu cầu quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Trong thời điểm có ý nghĩa lịch sử ấy, lực lượng xung kích của Thành đoàn Mỹ Tho, mà nòng cốt là những cựu học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu và cơ sở tại chỗ đã tiến vào trường Nguyễn

91

Đình Chiểu, buộc Hiệu trưởng trường phải mở kho súng, trang bị cho giáo viên và học sinh nòng cốt, góp phần cùng với các lực lượng khác làm nhiệm vụ giải phóng thành phố Mỹ Tho. 15 giờ 30 ngày 30-4-1975, các đồng chí đoàn viên Nguyễn Chí Công, Nguyễn Thành Chương,... đã phối hợp với lực lượng tại chỗ kéo lá cờ cách mạng lên đỉnh cột cờ của trường Nguyễn Đình Chiểu - một trung tâm văn hóa nổi tiếng từ trước cho đến lúc ấy của Mỹ Tho - Tiền Giang. Nơi quy tụ nhiều trí thức gồm giáo viên và học sinh. Như vậy lá cờ cách mạng đã được kéo lên đầu Tiền bởi những người trí thức ở thành phố Mỹ tho, báo hiệu thành phố đã được giải phóng [50,tr.101].

Lực lượng các cánh do thành Đoàn tổ chức lần lượt tiến vào thành phố, vượt qua sông Bảo Định phối họp cùng lực lượng thanh niên tại chỗ nổi dậy đánh chiếm Ngân hàng phát triển nông thôn, trụ sở Công đoàn, căn cứ của bọn quân cảnh, Bệnh viện đa khoa... Một số sĩ quan địch ngoan cố co cụm về tiểu khu và trại Hải quân. Các cán bộ Thành Đoàn do đồng chí Trần Chí Nam (Bí thư thành Đoàn) chỉ huy dùng 3 xe Jeep chạy dọc các phô phát loa kêu gọi binh sĩ địch đâu hàng và vận động nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Đến ngang trại Chương Dương (nay là Bến Chương Dương) bọn địch ngoan cố bắn vào đoàn xe. Đồng chí Trần Văn Trầm, cán bộ Thành Đoàn trúng đạn hy sinh, 2 đoàn viên cơ sở bị thương nặng. Những đồng chí còn lại dùng lựu đạn, súng ngắn đánh trả lại bọn địch. Bọn chúng hốt hoảng rút xuống tàu chạy ra biển [6, tr.252].

Ở Cai Lậy, 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên Đài phát thanh Sài Gòn. Hàng chục ngàn nhân dân Cai Lậy, băng cờ đỏ rực tò các xã kéo ra lộ: 4, 12, Ba Dừa,... bao vây đôn bót, xe MI 13, kêu gọi binh lính đầu hàng trở về đoàn tựu với gia đình. Tại khu phố Bình Phú, hàng chục ngàn quần chúng tràn lên lộ 4 vận động tiểu đoàn bộ binh 3, trung đoàn bộ binh 12, sư đoàn bộ binh và tiểu đoàn bảo an 410 đầu hàng. Tại đoạn lộ 4 gần Giồng Mồ Côi, đồng chí Trần Văn Lực chỉ huy Đại đội công binh Cai Lậy Bắc tiếp cận bọn lính xe M. 113, phổ biến chính sách khoan hồng của cách mạng vận động đầu hàng.

Cánh Nam do huyện đội trưởng Cai Lậy Nam Nguyễn Tri Phong chỉ huy Đại đội 23 tấn công dữ dội chiếm thành pháo binh, buộc tiểu đoàn bộ binh 2, trung đoàn bộ binh 12 phải lùi

92

vào thị trấn Cai Lậy. Đại đội 1 bao vây cầu Đúc Cai lây và thành bảo an, đến 19 giờ chiếm cầu Đúc Cai Lậy, thành bảo an, đồn Sáu Cát.

Đến 21 giờ 30 phút, Đại đội 4 Cai Lậy Bắc đánh chiếm khu phố Bình Phú. Tiểu đoàn bộ binh 3, Trung đoàn bộ binh 12 và đồn bót từ Bà Tồn đến thị trấn tan rã. Các lực lượng mũi Bình Phú từ hướng tây tiến xuống chi khu quân sự Cai lậy.

Đại đội công binh Cai Lậy Bắc, di kích 2 xã Tân Phú, Tân Hội chiếm căn cứ Thẻ 33 thu bốn xe M.113, cùng lực lượng vũ trang thị trấn do đồng chí Phan Thanh Liêm, Bí thư Đảng ủy thị trấn chỉ huy từ hướng Đông tiến vào thị trấn, đến gần ngã tư thì thu thêm 4 xe nữa.

Phía Bắc, Đại đội 1,2 và Đại đội đặc công Cai Lậy Bắc do đồng chí Huyện đội trưởng Cai Lậy Bắc Trần Văn Sử chỉ huy, đánh chiếm các đồn trên lộ 12, công sở từ Nhị Mỹ, khu cảnh sát dã chiến và chợ Cai Lậy.

Đến 1 giờ ngày 1-5-1975, chi khu quân sự Cai Lậy bị bao vây bốn phía. Đến hơn 3 giờ, ta đánh đòn cân não, đồng chí Lê Quang Công, Tỉnh đội phó Tỉnh đội Mỹ Tho dùng máy, giả lệnh cho xe M. 113 và pháo bắn hủy diệt. Nghe ta ra lệnh, bọn tàn hoảng hốt tháo chạy. Chúng vừa ra khỏi chi khu thì bị ta chặn bắt, giải giáp, thu nhiều xe cộ. Đến 4 giờ ngày 1-5-1975,

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 86 - 94)