NGUYỄN VĂN CHÌ (Giáo viên) (190 3- 1989)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 121 - 123)

SƯU TẦM

NGUYỄN VĂN CHÌ (Giáo viên) (190 3- 1989)

(nay là Tiền Giang).

Năm 1915, ông học ở trường Trung học Mỹ Tho, sau ba năm lên học ở trường Chasseloup Laubat Sài Gòn (nay là trường Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh).

Sắp thi tú tài, ông nghỉ học và về dạy học ở Cai Lậy. Sau đó, bằng con đường tự học, ông thi đỗ trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương tại Hà Nội, học cùng lớp với các ông Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh, Tôn Quang Phiệt.

Ông tốt nghiệp chuyên ngành Việt văn năm 1928, ông về dạy ở trường Trung học Cần Thơ, rồi Trung học Mỹ Tho và từ năm 1934 dạy ở trường Pétrus Ký Sài Gòn. vốn là một trí thức yêu nước, nên khi cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 nổ ra, ông bắt đầu hướng đến con đường giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Từ đó, ông ngấm ngầm ủng hộ phong ừào yêu nước của giới học sinh - sinh viên và tích cực tham gia phong trào truyền bá quốc ngữ nhằm góp phần nâng cao dân trí cho quần chúng lao động.

Trong cuộc Cách mạng Tháng Tám (1945) ông cùng với một số giáo chức trung tiểu học như: Đặng Minh Trứ, Trần Văn Nguyên tiến chiếm Nha học chánh Nam kỳ của Pháp và được bầu làm Giám đốc Nha học chánh. Đồng thời, ông còn tham gia Liên đoàn viên chức Sài Gòn - Chợ Lớn.

Cuộc kháng chiến Nam Bộ nổ ra. Đầu năm 1946, ông bị thực dân Pháp bắt vì tham gia vào Liên đoàn viên chức Sài Gòn - Chợ Lớn; nhưng sau đó, do không đủ chứng cứ nên ông được trả tự do. ông không hợp tác với địch, không chịu đi dạy học lại, hằng ngày đi bán kim, chỉ, nút áo... ở chợ cầu Ông Lãnh.

Đầu năm 1947, bắt được liên lạc với cán bộ cách mạng, ông cùng giáo sư Đặng Minh Trứ ra chiến khu và được ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ cử làm Giám đốc Sở Giáo dục Nam Bộ. ông cùng nhiều đồng nghiệp như Lê Văn Chí, Đặng Minh Trứ

122

xây dựng các trường Trung học Nguyễn Văn Tố, Thái Văn Lung, Huỳnh Phan Hộ, trường Sư phạm tiều học trong khu giải phóng, đồng thời cũng giảng dạy tại đây.

Sau Hiệp định Genève, ồng được phân công về Sài Gòn hoạt động trong Nghiệp đoàn giáo học tư thục Việt Nam.

Năm 1960, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam ở bót Bà Hòa. Sau 7 năm tù đày qua nhiều nhà giam như Tổng nha Cảnh sát, để lao Gia Định, khám Chí Hòa, trại Phú Lợi, mặc dù bị địch rúng ép, khủng bố nhưng ông vẫn một lòng trung thành với nhân dân và cách mạng giữ vững khí tiết của người trí thức chân chính. Năm 1967, trước sự đấu tranh quyết liệt của giáo giới và công luận, địch buộc phải trả tự do cho ông.

Năm 1968, ông bí mật vào chiến khu Đông Nam bộ cùng với giáo sư Nguyễn Văn Kiết, Lê Văn Chí, công tác tại Tiểu ban Giáo dục Miền. Khi thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ông được cử làm Chủ tịch ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định.

Nước nhà thống nhất, ông chuyển qua làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi về hưu năm 1983.

Ông mất năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 86 tuổi. Mộ của ông tọa lạc tại xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

[Nguồn: 35, 235]

123

LÝ QUÍ CHƯNG (Nhà báo) (1940-2005)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 121 - 123)