BẢO ĐỊNH GIANG (Nhà thơ) (1919-2006)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 130 - 131)

SƯU TẦM

BẢO ĐỊNH GIANG (Nhà thơ) (1919-2006)

BẢO ĐỊNH GIANG (Nhà thơ) (1919-2006)

Bảo Định Giang sinh năm 1919. Ông vừa là nhà thơ vừa là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Thanh Danh, sinh ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Thuở nhỏ được học chữ Hán và được theo học đến bậc trung học. Ông là một trong những người sáng lập Hội Khuyến học tỉnh Mỹ Tho (1943 -1944).

Ông tham gia cách mạng từ tháng 4-1945. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông gia nhập quân đội và chuyên hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền, văn nghệ, báo chí. Thời gian này, Bảo Định Giang viết kịch {Hả dạ, 1948; Đồng xanh máu đỏ, 1948;...); làm thơ {Những con số máu, tập thơ - 1949). Đóng góp có ý nghĩa của ông giai đoạn này là ca dao. Một phần những sáng tác này được in trong các tập Ca dao Đằng Tháp (1947), Ca dao gọi lỉnh (1948). Nhiều bài ca dao của ông có sức phổ cập khá rộng như ca dao dân gian.

Tháng 4 năm 1954, ông ra Việt Bắc công tác. Từ đó đến ngày Nam Bắc thống nhất, ông được giao nhiều chức trách khác nhau ở Đài Phát thanh Việt Nam, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật, báo Văn Nghệ, Nxb. Giải Phóng... Sau năm 1975, ông được cử làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Khóa ì).

Tác phẩm chính sau năm 1954: Đường giải phóng (tập thơ, 1977), Màn khói (tập thơ trào phúng đả kích, bút danh Văn Kỳ Thanh, 1979), Đêm huyền diệu (tập thơ, 1985), Dòng sông, cuộc đời (tập thơ, 1988), Ca dao sau giải phóng (1987), Sen đồng (tập thơ, 1990), Đảng lời nguyền (tập thơ, 1991), Thuyền chở đạo (tập thơ, 1994).

Ông còn có đóng góp trong lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn thơ yêu nước Nam Bộ cuối thế kỷ XIX: Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX (1962); Nguyễn Thông con người và tác phẩm (cùng soạn với Ca Văn Thỉnh, 1984).

[Nguồn: 35, 184]

131

NGUYỄN VĂN GIẢNG (Nhà sư) (1898 - 1974)

Ông vừa là nhà văn vừa là nhà Phật học. Ông tên thật là Nguyễn Văn Giảng, thế danh là Nguyễn Văn Tài, bút hiệu là Xích Liên (Sen Đỏ). Thiện Chiếu là pháp danh. Ông sinh năm 1898 tại xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình có truyền thống Phật giáo. Vì tổ phụ ông xây dựng chùa Linh Tuyền (Vĩnh Hưu), nên ông tự học về đạo Thiền. Năm 28 tuổi, khi lên Sài Gòn, ông được hàng Phật tò khẩn thiết mời về trụ trì chùa Linh Son cầu Muối.

Nhưng Hòa thượng Thích Thiện Chiếu, mà các giới quen thuộc và bạn bè gọi thân mật là Sư Thiện Chiếu, đọc kinh Phật không phải để thoát tục mà để hiểu rõ hơn cuộc sống đau khổ của con người, với mục đích cứu nước, cứu dân. ông chủ trương canh tân Phật giáo, phát huy tinh thần độc lập dân chủ, hô hào chống xâm lăng nên ông buộc phải rời chùa Linh Sơn về tạm trú ở chùa Phước Thọ (Xóm Thuốc, Gò vấp). Gần chùa Phước Thọ có ngôi chùa của Thuần Niên, Sư Thiện Chiếu lại được mời về trụ trì tại đây, và cũng tại đây ồng đã mở lớp triết học, lớp Hán văn, và ngày chủ nhật nào ông cũng giảng kinh pháp về lòng tin và quyền tự chủ, đem niềm tin của đạo và đời, đề cao tinh thần yêu quê hương, yêu dân tộc. Sự ngưỡng mộ của các giới Phật tử và uy tín của Sư Thiện Chiếu đối với đồng bào không ngừng lan rộng, đến nỗi ông bị nhà cầm quyền trục xuất.

Ông về trụ trì chùa Hưng Long ở Ngã Sáu Sài Gòn. Năm 1926, ông cùng với một số vị cao tăng thành lập Hội Nghiên cứu Phật học và Hội Chấn hưng Phật giáo Nam kỳ. Đồng thời, ông còn là người sáng lập và là cây bút chủ lực của tờ báo "Tiến hóa" - một tờ báo tiến bộ của giới Phật giáo Nam kỳ và được xem là tờ báo Phật giáo đầu Tiền ở nước ta. Ngoài ra, ông còn gây chấn động các giới đạo và đời bằng cách cho xuất bản liên tiếp: Phật học tong yếu, Phật giáo vẩn đáp và Tại sao tôi cảm ơn đạo Phật (xuất bản năm 1933).

Năm 1928, ông giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1930, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, ông đi khắp Nam kỳ xây dựng cơ sở Đảng trong các nhà chùa.

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)