LÊ VĂN CHÍ (Giáo viên) (190 7- 1993)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 119 - 121)

SƯU TẦM

LÊ VĂN CHÍ (Giáo viên) (190 7- 1993)

LÊ VĂN CHÍ (Giáo viên) (1907 - 1993)

Lê Văn Chí sinh ngày 20 - 8 - 1907 tại thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Năm 1927, sau khi tốt nghiệp trường trung Sư phạm tại Sài Gòn, ông đi dạy học ở nhiều nơi. Sau đó, vốn có chí tiến thủ và bằng con đường tự học, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương ở Hà Nội. Tốt nghiệp, ông được phân công về giảng dạy ở trường Collège de Mytho (nay là trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu). Năm 1943, ông làm Thanh tra Tiểu học ở cần Thơ; tiếp theo, chuyển về dạy học ở trường Pétrus Ký ở Sài Gòn (nay là trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh). Đương thời, ông nổi tiếng là một thầy giáo tận tâm, mẫu mực và có tinh thần dân tộc, được đồng nghiệp và học sinh quý trọng.

Năm 1945, với lòng yêu nước của một trí thức chân chính, ông tham gia lực lượng Thanh niên Tiền phong sau ngày 9-3 Nhật đảo chính Pháp, và sau đó tham gia khởi nghĩa tháng 8 - 1945. Cuối tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp xâm lược nổ súng tái chiếm Nam Bộ. Theo sự phân công của cách mạng, ông ở lại Sài Gòn và hoạt động trong nghiệp đoàn giáo chức công khai và bí mật, tuyên truyền vận động giáo chức ủng hộ kháng chiến.

Cuối năm 1947, do bị lộ, ông ra Chiến khu Đồng Tháp Mười, công tác ở Sở Giáo dục Nam Bộ vừa mới thành lập, sau dời về Khu 9. Công việc đầu Tiền rất âm thầm là cùng các anh em biên soạn tài liệu dạy và học cho các trường trung học ở vùng giải phóng (mặc dù trong tay không có lấy một tài liệu nào tham khảo), đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục cách mạng.

Từ năm 1948, hàng loạt các trường sư phạm và Trung học Kháng chiến được thành lập. Cũng từ những năm này, ngoài việc làm thầy giáo đứng lớp dạy văn, ông còn làm Hiệu trưởng các trường Trung học Nguyễn Văn Tố, Thái Văn Lung, Huỳnh Phan Hộ. Đi suốt cuộc kháng chiến, đến năm 1954 ông lại trở về Sài Gòn tham gia Ban Trí vận, vận động trí thức chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới.

Ngày 7-4-1960, ồng bị chính quyền Ngô Đình Diệm phát hiện và bắt giam cùng cả Ban Trí vận. Trải qua các nhà tù Bà Hòa, khám Gia Định, khám Tổng nha Cảnh sát, trại Lê Văn

120

Duyệt, bị địch tra tấn dã man, ông vẫn giữ vững khí tiết, bảo vệ cơ sở, bảo vệ cách mạng. Do không đủ chứng cớ để kết án, chính quyền Sài Gòn buộc phải trả tự do cho ông, Ra tù, ông lại được tổ chức điều về dạy học ở trường nữ Trung học Đức Trí để tiếp tục vận động giáo chức Sài Gòn.

Sau cuộc tổng tiến công Mậu Thân, ông ra vùng giải phóng ở miền Đông Nam bộ, làm ủy viên Tiểu ban giáo dục Trung ương Cục miền Nam Việt Nam. Năm 1969, khi Chính phủ Cách mạng lâm thời thành lập, ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, góp phần quan trọng trong việc phát triển nền giáo dục cách mạng ở miền Nam.

Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ông trở về thành phố tiếp tục sự nghiệp giáo dục. Gần 50 năm, lúc ở thành phố, lúc ở chiến khu, lúc ở trong tù của địch, ông đã cống hiến trọn đời cho cách mạng. Trong những năm tháng nghỉ hưu, ông vẫn gắn bó với sự nghiệp giáo dục: làm Trưởng ban liên lạc các Trường Kháng chiến, nhắc nhở đồng nghiệp và học trò luôn giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng của các Trường Kháng chiến, ông góp công đào tạo hàng ngàn học sinh, nhiều người hiện nay là các bộ cốt cán của Đảng, chính quyền và đoàn thể Trung ương, địa phương.

Ông được nhà nước tặng danh hiệu Nhà giảo Nhân dân.

Ông mất tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 5-5-1993, thọ 86 tuổi.

[Nguồn: 35, 106]

121

NGUYỄN VĂN CHÌ (Giáo viên) (1903 - 1989)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)