NGUYỄN VĂN HÒA (Nhà báo) (192 2- 2000)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 136 - 137)

SƯU TẦM

NGUYỄN VĂN HÒA (Nhà báo) (192 2- 2000)

Hòa, nay thuộc Phường Ì, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình trí thức.

Thuở nhỏ, ông học trường Collège de Mytho (nay là trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu) và Lycée Pétrus Ký, Sài Gòn (nay là trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong Thành phố Hồ Chí Minh).

Sau khi hoàn tất sự học, ông viết văn, làm báo ở Sài Gòn và tham gia sáng lập ủy ban Văn học Phan Thanh Giản thuộc Hội Nam kỳ Đức Trí Thể dục.

Tháng 8 - 1945, ông tham gia khởi nghĩa ở Sài Gòn và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, báo chí ở nội thành. Năm 1947, do bị chính quyền thực dân Pháp phát hiện, ông ra vùng căn cứ kháng chiến ở miền Đông Nam bộ, công tác tại Sở Thông tin Nam bộ.

Năm 1948, ông được đề bạt làm Trưởng phòng Báo chí; rồi sau đó, được điều về tỉnh Thủ Biên (Thủ Dầu Một - Biên Hòa, nay là hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai) phụ trách bản tin thế giới và trong nước.

Năm 1952, được sự phân công của tổ chức, ông trở về Sài Gòn hoạt động ừên lĩnh vực sở trường là báo chí và văn nghệ. Năm 1957, ông bị chính quyền Sài Gòn bắt giam. ở trong tù, ông vẫn một lòng một dạ trung thành với cách mạng.

Không khai thác được gì, đến năm 1960, nhà cầm quyền phải trả tự do cho ông. Từ đó, ông sinh sống và hoạt động bằng nghề dạy học và viết sách, báo. Ông đã có những tác phẩm nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ có giá trị, như Từ thơ mới đến thơ tự do (1969), Đường dây không dứt (1993), Sương mù trên tác phẩm Trương Vĩnh Kỷ (1994).

Năm 2000, ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 78 tuổi.

[Nguồn: 35, 253]

137

TRẦN NAM HƯNG (Bác sĩ) (1915 - 1993)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 136 - 137)