SƯU TẦM
NGUYỄN VĂN NGUYỄN (Nhà văn) (1910- 1953)
năm 1910 ở xã Điều Hòa, Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân có học. Học xong tiểu học ở Mỹ Tho, ông được cấp học bổng lên học tại Trường Sư phạm Sài Gòn.
Từ năm 1925 đến năm 1926, ông tham gia cuộc bãi khóa đòi ân xá Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh nên bị đuổi học.
Năm 1928, ông giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, được kết nạp vào tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội do Hồ Chí Minh sáng lập.
Năm 1930, ông ừở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động ở Sài Gòn. Trong quá trình hoạt động, ông bị chính quyền thực dân bắt giam một thời gian.
Tháng 6 năm 1931, ông lại bị bắt ở Trà Vinh và đầu năm 1932 ông bị lưu đày ở Côn Đảo. Thời gian này ông sáng tác nhiều vở cải lương, kịch nói kiêm đạo diễn trong các buổi sinh hoạt văn nghệ trong tù. ông là tác giả bài đồng ca Tứ đổ tường theo điệu Mađơlông (Magdelon) của Pháp, khuyên răn người đời không nên sa vào bốn tai họa: rượu, gái, cờ bạc, thuốc phiện và chỉ ra nguồn gốc của bệnh này là chế độ xã hội.
Ông được trả tự do năm 1934.
Từ năm 1934 đến năm 1937, ông là cộng tác viên của các báo La lute (Tranh đấu), L 'avant-garde (Tiền phong), Dân quyền, Mai... ông viết phóng sự dài Nhìn về Côn Đảo đăng nhiều kỳ trên tờ La lute tố cáo chế độ nhà tù, gây tiếng vang lớn trong độc giả. Đồng thời, ông cũng viết nhiều bài bình luận văn học trên báo Mai', ôi văn chương; Bình dân và bình dân; Sách trẻ con; Hồ Xuân Hương, Văn sĩ và xã hội...; phê bình Đoạn tuyệt và Cô giảo Minh, Khói Lam chiều...; ông lại viết cả truyện ngắn như những "truyện tình ương tù": "chẳng những nói về tình yêu trai gái, hoặc là đồng tính luyến ái, mà lại nói luôn về tình bầu bạn, cái tình nó giúp cho người ta sống trong cảnh tù" (Lời nói đầu). Đây là những câu chuyện có thật mà tác giả ghi lại một cách xúc động và đổi tên các nhân vật. Đến năm 1938, Đông phương thư xã tập hợp lại và in thành sách.
146
Ông còn viết ký sự Theo sông Mêkông đăng trên báo Mai (1936) ca ngợi phong tục tập quán và vẻ đẹp chân chất của con người trên đất Campuchia và Lào, cũng như tình nghĩa thắm thiết của người Việt sống ở những nơi này.
Cuối năm 1937, Nguyễn Văn Nguyễn lại bị bắt, bị án 2 năm tù và 5 năm biệt xứ, mãi đến đầu tháng 9 năm 1939, ông mới được trả tự do, nhưng đến đầu năm 1940 lại bị bắt ra Côn Lòn một lần nữa.
Năm 1944, ông được đưa về giam ở Bà Rá (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương (9/3/1945), ông vượt ngục về hoạt động ở Sài Gòn, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 9 - 1945, ông được cử làm Xứ ủy viên, Chủ tịch Mặt trận Việt Minh Nam Bộ . Ngày 6 - Ì - 1946, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa Ì của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đơn vị tỉnh Mỹ Tho. Ngay sau đó, ông cùng với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Mỹ Tho ra Hà Nội họp phiên đầu Tiền nhằm thảo luận nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước sau khi mới vừa giành lại nền độc lập.
Cuối tháng Ì - 1946, ông trở về Nam bộ lúc này đang chiến đấu oanh liệt chống lại sự xâm lược của quân đội Pháp. Bấy giờ, ông được Xứ ủy Nam bộ giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, như ủy viên ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Bộ, Giám đốc Đài phát thanh Tiếng nói Nam bộ, Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, Chủ bút báo Cứu quốc Nam Bo, Chủ tịch Phân Hội Hữu nghị Việt - Xô Nam bộ.
Với trách nhiệm của người lãnh đạo, người quản lý một bộ phận quan trọng trên lĩnh vực chính trị, văn hóa và tư tưởng, ông đã mang hết ưí tuệ, tài năng và sức lực ra cống hiến; và có nhiều đóng góp quan trọng cho Nam bộ trong một chặng đường lịch sử hào hùng: Nguyễn Văn Nguyễn đã viết hàng loạt bài bình luận chính trị, lý luận, triết học ưên đài phát thanh và báo chí, trong đó có những tùy bút (Tháng Tám trời mạnh thu), truyện ngắn (Ba ngày trong bụi gai), hoặc những bài bàn sâu về các loại hình nghệ thuật dân tộc có giá trị lúc bấy giờ (Cần hiểu rõ vọng cổ để sử dụng cho đúng)...
Đầu năm 1953, theo sự điều động của Trung ương, ông lên đường ra chiến khu Việt Bắc nhận nhiệm vụ mới. Nhưng, mới đến Bình Định, ông bị bệnh sốt thương hàn và từ ứần vào tháng 3 - 1953, thọ 43 tuổi. ông được truy tặng Huân chương Độc lập hạng nhất.
147
Nguyễn Văn Nguyễn là nhà văn có bút lực dồi dào, mỗi ngày ông viết đều đặn một hoặc hai bài. ông viết nhiều thể loại, nhưng nổi bật nhất vẫn là văn chính luận, phê bình vừa tiếng Pháp vừa tiến Việt trên các báo công khai và bán công khai ở Sài Gòn. Nhất là các bài viết ừên Đài Tiếng nói Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp là những đóng góp cho văn hóa sử nước ta trong giai đoạn chống xâm lược. Văn ông khúc chiếc, sắc bén, giàu chất triết luận và cả chất trữ tình. Đã in: án mạng đường Barbier (1939), Lá rụng về cội (1945), Cán bộ cách mạng (1946). Năm 1987, Nxb. Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh xuất bản tuyển tập Tháng Tám trời mạnh thu của ông, gồm một số bài viết trước và sau Cách mạng tháng Tám.
[Nguồn: 35, 264]
148
NGUYỄN QUANG NHẠC (Kiến trúc sư) (1924-2004)